Cùng Phân bón Cà Mau “Thức giấc với mùa vàng” tại Đồng bằng sông Cửu Long
Vững vàng vị thế vựa lúa lớn nhất cả nước
Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất lúa Đông - Xuân năm 2024, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.487,7 nghìn ha, tăng 9 nghìn ha so với năm trước, với năng suất bình quân cao nhất cả nước đạt 72,3 tạ/ha, nhiều nơi đạt trên 8 tấn/ha. Nơi đây tiếp tục giữ vững vị thế là vựa lúa của cả nước, đóng góp hơn 50% sản lượng và hơn 90% gạo xuất khẩu. Thành quả này nhờ vào các phương án sản xuất hiệu quả của nông dân và chính quyền địa phương.
Một trong những phương pháp hiệu quả đó đã được anh Châu Ngọc Nhân - nông dân kỳ cựu tại xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, chia sẻ trong chuyến xe “Thức giấc với mùa vàng”. Theo anh Nhân, những yếu tố quan trọng làm nên những “mùa vàng” bao gồm: làm đất kỹ lưỡng, chọn giống lúa chất lượng và sử dụng phân bón phù hợp theo 3 giai đoạn phát triển của cây lúa: 7-10 ngày, 22-25 ngày và 42-45 ngày sau sạ.
Anh Nhân chia sẻ: “Khi sử dụng NPK Cà Mau 20-10-10 sẽ giúp phát triển bộ rễ, thân và lá, còn NPK Cà Mau 20-15-18 hỗ trợ sinh trưởng mạnh mẽ. Ở giai đoạn cuối, bón NPK Cà Mau 18-6-18 với tỷ lệ đạm và kali cao giúp tăng số hạt/bông, duy trì bộ lá đòng xanh và giảm nguy cơ đổ ngã”. Được biết, NPK Cà Mau là sản phẩm chất lượng cao với công nghệ Poly Phosphate phù hợp đa dạng cây trồng, trong đó có cây lúa.
Anh Châu Ngọc Nhân đang xác định chất lượng của hạt lúa khi thu hoạch |
Bên cạnh phương pháp canh tác đúng cách, bà con nông dân cũng đã áp dụng phương pháp khoa học kỹ thuật mới như trạm đo lường khí thải carbon, ống cảm ứng ướt khô xen kẽ để quản lý mực nước trên ruộng, thiết bị giám sát côn trùng thông minh để quản lý ruộng lúa hiệu quả.
Chuyển đổi và phát triển các vườn cây ăn trái có giá trị cao
Ngoài việc duy trì vị thế vựa lúa lớn nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những khu vực canh tác lúa không hiệu quả. Theo chỉ đạo của Chính phủ và sự hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc chuyển đổi này đã góp phần giúp nông dân đối phó với biến đổi khí hậu và hạn mặn.
Các mô hình chuyển đổi cây trồng tiêu biểu có thể kể đến gồm: xoài cát Hòa Lộc - An Giang, cam sành Trà Vinh và sầu riêng Kế Sách - Sóc Trăng,... Những mô hình này được giới thiệu đều đặn trong các chuyến xe “Thức giấc với mùa vàng” do Phân bón Cà Mau và Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác triển khai từ đầu năm 2024. Thông qua chia sẻ thực tế từ mô hình canh tác thành công cùng kiến thức đúng đắn từ chuyên gia, bà con theo dõi chương trình có thể thấy được tầm quan trọng trong việc quy hoạch, canh tác và bón phân đúng cách cho các loại cây ăn trái trong từng giai đoạn.
Chuyến xe “Thức giấc với mùa vàng” đồng hành cùng bà con nông dân đón “mùa nào cũng là mùa vàng”. |
Trong chuyến xe “Thức giấc với mùa vàng” phát sóng vào tháng 7/2024 vừa qua, bà con được cùng TS. Nguyễn Bá Phú - giảng viên Trường Nông nghiệp thuộc Đại học Cần Thơ thăm vườn anh Nguyễn Đăng Khoa - nông dân với hơn 10 năm kinh nghiệm trồng cam ở Trà Vinh, lắng nghe các bí quyết chăm sóc cây cam như đánh giá - đo lường độ pH của đất, bón phân, cắt tỉa cành, tiêu chuẩn thu hoạch và bí quyết canh tác rải vụ,...
TS. Nguyễn Bá Phú đang chia sẻ bí quyết chăm sóc cam cùng bà con nông dân. |
Hãy cùng các chuyên gia và bà con nông dân tiếp tục tìm hiểu nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trong chuyến xe “Thức giấc với mùa vàng”, phát sóng lúc 5h40 trên kênh VTV1 vào Chủ Nhật hàng tuần.
N.Duyên