Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 36)

18:52 | 15/12/2022

7,467 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Đó là cuộc bùng nổ khủng khiếp nhất trong lịch sử. Việc giá dầu giảm xuống còn 34 đô-la một thùng dẫn tới tình trạng toàn bộ số tiền lâu nay đổ vào kinh doanh đều bị thu hẹp lại.

CHƯƠNG 35: DẦU MỎ - MỘT LOẠI HÀNG HÓA ĐẠI TRÀ?

Xét về mức độ nghiêm trọng và khó lường thì không một cuộc bùng nổ nào trước đó (bùng nổ là đặc trưng của một ngành công nghiệp) có thể so sánh với cơn sốt dầu xảy ra vào cuối những năm 1970 kéo theo Cuộc khủng hoảng dầu lần hai. Đó là cuộc bùng nổ khủng khiếp nhất trong lịch sử. Việc giá dầu giảm xuống còn 34 đô-la một thùng dẫn tới tình trạng toàn bộ số tiền lâu nay đổ vào kinh doanh đều bị thu hẹp lại. Các công ty dầu buộc phải xoay sở bằng cách khác. Một số mượn tiền của ngân hàng, kiếm thêm từ các nhà đầu tư hào phóng và nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể tham gia cuộc chơi khốc liệt này. Đó là thời kì huy hoàng của những nhà kinh doanh dầu mỏ độc lập. Họ hoạt động mạnh mẽ hơn, thương lượng, giao dịch buôn bán, và thao túng thị trường mạnh hơn, thuê nhiều mũi khoan dầu hơn, thăm dò dầu khí sâu rộng hơn, và đặc biệt vung tiền mạnh tay hơn. Bộ phim truyền hình Dallas đã ra mắt công chúng cuối những năm 1970, giới thiệu về nhân vật đầy tham vọng J.K.Ewing, thay cho nhân vật đáng yêu Clampetts của bộ phim The Beverly Hillbillies, xây dựng hình ảnh một ông chủ hãng dầu tư nhân lớn nhất nước Mỹ là ví dụ điển hình cho thời kỳ này.

Tại Mỹ, ngành công nghiệp này phát triển chóng mặt và không thể dự đoán được. Sự phát triển mạnh mẽ này tất yếu khiến chi phí vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Giá cả các mặt hàng liên quan tới dầu đều tăng nhanh. Giá các vùng đất có dầu tiềm năng tăng vọt. Điều tương tự cũng xảy ra với thị trường bất động sản tại các thành phố dầu mỏ như Dallas, Houston và Denver. Chi phí trả cho các nhóm thợ khoan dầu cũng tăng gấp mấy lần so với trước kia. Các kỹ sư tốt nghiệp khoa địa chất vô cùng có giá và được trả mức lương 50 nghìn đô-la một năm ngay khi tốt nghiệp. Những nhà địa chất học với 20 năm kinh nghiệm thì từ bỏ chuyên môn để tham gia vào các thỏa thuận thương mại và mơ tưởng một ngày nào đó mình sẽ trở thành một H.L.Hunt hay J. Paul Getty mới. Trong những năm đó, các bác sỹ và nha sỹ Mỹ đầu tư tiền vào cổ phiếu khoan dầu. Nếu danh mục đầu tư của họ không có dầu thì tiền tiết kiệm của họ sẽ tiêu tan do lạm phát và giá dầu tăng.

Người ta cho rằng ngành công nghiệp này đang đứng trên bờ vực của cái gọi là "Núi dầu". Sau vụ sụt giảm, việc cung cấp dầu bắt đầu giảm nhanh chóng. Việc giảm giá hết cỡ cùng với nỗ lực của OPEC sẽ bảo đảm giá cả các mặt hàng hiếm tăng cao. Kết quả là, trong những lĩnh vực khác thì công nghệ và kĩ thuật có thể tạo ra các sản phẩm thay thế dầu mỏ, và điều này ngược lại sẽ đặt giá dầu ở mức giá trần. Nghĩa là, sau bảy thập kỷ, loại dầu đá phiến nằm sâu trong lớp đá của dãy núi Western Slope ở Colorado và Utha có thể được khai thác và xuất hiện trên thị trường vào thời điểm khan hiếm dầu nghiêm trọng. Đó là giải pháp mà Tổng thống Carter đã đề xuất cho vấn đề khủng hoảng năng lượng năm 1979.

Một vài công ty như Occidental và Unocal đã tiến hành công nghệ dầu đá phiến. Năm 1980, Exxon, hãng dầu khí lớn nhất thế giới, trước tình trạng thiếu cung chắc chắn xảy ra, đã thực hiện dự án khai thác dầu đá phiến ở Western Slope. Trước đó sáu năm, trong thời kỳ thiếu cung khác, hãng này đã đề nghị được cấp một mảnh đất trong khu vực đó để chuyển loại dầu đá phiến thành năng lượng. Tuy nhiên, không có gì tiến triển sau đó. Đến nay, Exxon đã trở thành nhà tiên phong, đầu tư toàn bộ một triệu đô-la cho việc phát triển dầu đá phiến, sẵn sàng cho một kỷ nguyên năng lượng mới. Clifton Garvin, chủ tịch hãng sau này nhớ lại: "Exxon đã tập trung khai thác dầu đá phiến trong nhiều năm. Đó là một thách thức vô cùng lớn về cả mặt công nghệ lẫn kinh tế. Tuy nhiên, Mỹ dường như lại trung thành với các nguồn năng lượng dạng lỏng an toàn, ổn định. Và công nghệ cho nguồn năng lượng này dường như lúc nào cũng sẵn sàng.

Tuy nhiên sau hai năm, cục diện kinh tế đã thay đổi ghê gớm. Trên thực tế, cả giá dầu lẫn nhu cầu về dầu mỏ đều giảm. Cả hai điều này đều đã được dự đoán trước. Các nước xuất khẩu dầu mỏ đã sản xuất dư thừa. Bên cạnh đó, chi phí cho dự án của nhóm ước tính tiếp tục tăng. Garvin nhớ lại: "Chúng tôi đang xem xét đầu tư 6 – 8 tỷ đô-la để khai thác 50 nghìn thùng một ngày. Và đó không phải giới hạn cuối cùng. Có lần, tôi đã tự nhủ: "Mình không thể đổ tiền của các cổ đông như thế". Ngày hôm sau, Garvin cho chỉnh đốn một nhóm quản lý cấp cao và yêu cầu dừng hết các kết quả. "Đó là một quyết định chớp nhoáng. Tôi đã gần như ngay lập tức đưa ra quyết định đó."

Ngày 2 tháng 5 năm 1982, Exxon thông báo chấm dứt dự án. Viễn cảnh kinh tế không cho thấy dấu hiệu sinh lợi nào có thể làm cho dự án dầu đá phiến. Cơn bùng nổ trong khu vực Western Slope thuộc Colorado đã kết thúc trong nhiều giờ, như một bước dừng tạm thời. Các thành phố như Rifle, Battlement Mesa và Parachute trở thành nạn nhân của truyền thống lớn bắt nguồn từ Pithole, phía đông Pennsylvania, nơi mà chỉ trong vòng hai năm 1985 - 1986, từ rừng rậm, phát triển thành một thành phố 15 nghìn dân, rồi cuối cùng thành phố ma kì quái với những ngôi nhà, cửa tiệm bỏ hoang phải bỏ để lấy gỗ xây dựng ở các nơi khác nơi trong khu dầu mỏ. Tại ba thành phố ở Colorado, giờ đây những ngôi nhà mới xây bị bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, phân nửa căn hộ không ai thuê, công nhân xây dựng từ khu vực Trung Đông đã bỏ việc và quay về nhà, không có dấu hiệu giao thông trên các tuyến đường và các em nhỏ nhàn rỗi không có việc gì để làm ngoài việc phá các ngôi nhà và văn phòng đã xây. Chủ cung cấp văn phòng tại Rifle cho biết "việc làm ăn của tôi thế là đi tong". Và thành phố này cũng vậy.

Những nguyên tắc cơ bản

Điều gì đã xảy ra với thị trường dầu mỏ thế giới và giá dầu? Lạm phát dữ dội đang đe dọa không chỉ cục diện kinh tế mà còn toàn bộ các mặt xã hội của thế giới phương Tây. Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã phản ứng lại bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng tỷ lệ lãi suất lên một tỷ lệ cao ngất trời, 21,5%. Tình trạng khan hiếm tiền xuất hiện trong thế giới công nghiệp vì giá dầu lại tăng cao. Hậu quả kép là suy thoái rộng lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái cho đến khi đó, với hai điểm ở đáy, một là năm 1980 và hai, nghiêm trọng hơn năm 1982. Việc ngừng các hoạt động kinh tế lâu dài đã làm giảm nhu cầu về dầu tại các nước công nghiệp. Các nước đang phát triển được coi là thị trường chính, kì vọng có thể làm giá tăng lên. Thực tế, rất nhiều nước đang phát triển, nợ nần chồng chất, thị trường nguyên liệu thô của họ lại bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái của các nước công nghiệp nên cũng bị suy giảm kinh tế nghiêm trọng, và phải cắt giảm nhu cầu về dầu mỏ.

Hơn thế nữa, bản thân ngành công nghiệp năng lượng cũng đang diễn ra những thay đổi cơ bản. Nỗi lo sợ ban đầu về tình trạng thiếu hụt, đầu những năm 1920, giữa những năm 1940, lại kết thúc trong tình trạng thặng dư, dư cung do giá tăng đã thúc đẩy công nghệ mới ra đời và sự phát triển của những năng lượng mới. Giá dầu hiện tại là 34 đô-la một thùng dầu và người ta kì vọng giá tương lai sẽ cao hơn. Những bước tiến mới diễn ra ngoài khối OPEC. Đa số các nhà máy dầu được xây dựng ở Mexico, Alaska và Biển Bắc xuất hiện cùng lúc với tình trạng hỗn loạn của cú sốc giá dầu thứ hai. Ai Cập trở thành quốc gia xuất khẩu dầu quan trọng, sau đó là Malaysia, Angola và Trung Quốc. Nhiều nước khác cũng trở thành nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ, dù quy mô nhỏ nhưng có tầm quan trọng lớn. Các cuộc cách mạnh chủ yếu nhằm vào tăng cường thăm dò dầu khí, sản xuất và chuyển giao công nghệ. Hiệu suất ban đầu của đường ống Alaska là 1,7 triệu thùng một ngày. Cùng với việc bổ sung thêm chất hóa học có tên "slickem" có khả năng làm giảm các vật bám trong đường ống dẫn dầu, giúp đẩy nhanh tốc độ dòng chảy, năng suất đã lên tới 2,1 triệu thùng một ngày. Mức giá 34 đô-la một thùng dầu cho phép đầu tư nhiều hơn vào khai thác và sản xuất - điều không thể với mức giá 13 đô-la một thùng, và sản lượng 48 đô-la một thùng của Mỹ vẫn tiếp tục ở mức cao. Sản lượng trên, cùng với sản lượng lớn của Alaska, cho thấy sản xuất dầu mỏ của Mỹ đã tăng nửa đầu thập niên 1980.

Nhu cầu về dầu mỏ cũng có những thay đổi quan trọng. Xu hướng phụ thuộc ngày càng nhiều vào dầu mỏ so với các loại năng lượng khác, ở thế kỷ XX này, đã bị đảo ngược bởi giá dầu leo thang, những tính toán an ninh và các quyết sách của chính phủ. Than đá lại được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp và năng lượng. Năng lượng nguyên tử cũng nhanh chóng có mặt trong lĩnh vực điện lực. Tại Nhật Bản, tỷ trọng khí gas lỏng tự nhiên trong ngành kinh tế năng lượng và công nghiệp điện cũng bắt đầu tăng lên. Trên toàn thế giới, tất cả những điều này có nghĩa là dầu mỏ đang bị loại ra khỏi một vài thị trường quan trọng nhất và mất dần vị thế. Tỷ trọng dầu mỏ trong ngành năng lượng ở các quốc gia công nghiệp đã giảm từ 53% năm 1978 xuống còn 43% năm 1985.

Không chỉ dầu mỏ bị giảm thị phần trong chiếc bánh năng lượng, mà bản thân chiếc bánh đó cũng bị thu nhỏ đi, cho thấy sự tác động sâu sắc của chương trình tiết kiệm năng lượng. Mặc dù thường xuyên bị bác bỏ hoặc bị chế nhạo, nhưng tiết kiệm năng lượng đã tỏ ra có tác động to lớn. Tiết kiệm năng lượng trong các xã hội công nghiệp hiện đại, nói chung, không có nghĩa là phải cắt giảm, cũng không phải "nhỏ mà đẹp", mà là sáng tạo về công nghệ và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Điều luật năm 1975 quy định sử dụng loại xe mới tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng nhiên liệu, khiến mức tiêu thụ giảm xuống mức 27,5 triệu thùng mỗi ngày, giảm 2 triệu thùng/ngày so với khi không sử dụng loại xe mới, mức giảm này bằng với mức sản xuất bổ sung ở Alaska. Nhìn chung, tính đến năm 1985, sử dụng năng lượng và dầu mỏ ở Mỹ hiệu quả hơn so với năm 1973 lần lượt là 25% và 32%. Nếu Mỹ vẫn giữ nguyên mức độ hiệu quả như năm 1973 thì nước này đã sử dụng thêm khoảng 13 triệu thùng dầu so với thực tế năm 1985. Trữ lượng dầu tính ra thật là lớn. Các quốc gia khác cũng có lượng dầu dự trữ đáng kể. So sánh cùng kỳ, hiệu quả sử dụng năng lượng và dầu mỏ của Nhật Bản cũng lần lượt tăng gấp 31% và 51%.

Năm 1983, năm đầu tiên nền kinh tế phục hồi, tác động của việc tiết kiệm và chuyển đổi năng lượng là rất rõ ràng. Tiêu thụ dầu ở các quốc gia tư bản đạt 45,7 triệu thùng mỗi ngày, ít hơn khoảng 6 triệu thùng so với thời thời kỳ cao điểm - 51,6 triệu thùng mỗi ngày năm 1979. Như vậy, trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu đã giảm đi 6 triệu thùng một ngày trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1983, việc sản xuất của các quốc gia ngoài OPEC lại tăng thêm 4 triệu thùng mỗi ngày. Đáng chú ý nhất là các công ty dầu mỏ đang mong muốn giải phóng lượng dầu dữ trự đầy ự mà họ đã tạo ra do dự đoán sai lầm về việc nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng cao. Ba xu hướng này - nhu cầu về dầu mỏ tụt giảm, các quốc gia ngoài OPEC không ngừng cung cấp dầu, và cuộc bán tống bán tháo dầu dự trữ - đã khiến người ta kêu gọi OPEC giảm bớt 13 triệu thùng mỗi ngày, giảm 43% so với mức năm 1979! Cuộc cách mạng Iran và cuộc chiến tranh Iran - Iraq tiếp theo đó đã làm tê liệt khả năng xuất khẩu của hai quốc gia này. Tuy nhiên, thay vì khan hiếm dầu mỏ như một số người đã lo lắng, thực tế sản xuất lại dư thừa với số lượng lớn hơn nhiều so với nhu cầu thị trường – mà xét cho cùng, đấy chính là nguyên nhân dẫn đến dư cung lớn.

dau mo tien bac va quyen luc ky 36
Trụ sở của OPEC

Cuối cùng – thời Các-ten

Đối với OPEC, ngày xem xét cũng sắp hết. Cuối năm 1977, sản lượng dầu mỏ của OPEC chiếm hai phần ba tổng sản lượng dầu trên toàn thế giới. Năm 1982, các quốc gia ngoài OPEC lần đầu tiên trong lịch sử đã vượt mức sản xuất của các quốc gia trong khối một triệu thùng mỗi ngày và có chiều hướng tiếp tục tăng. Thậm chí lượng dầu xuất khẩu của Liên Xô sang các nước Phương Tây cũng tăng, vì liên bang này đã tận dụng việc tăng giá để kiếm thêm ngoại tệ mạnh. Rất nhiều nguồn dầu mới, đặc biệt là đến từ vùng Biển Bắc, đã được bán tại chỗ, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường. Giá dầu tại chỗ tăng vọt so với mức giá chính thức cách đây chỉ một hoặc hai năm giờ đã giảm mạnh. Nhiều công ty đang chịu mức giá chính thức hiện phải tiêu tốn một lượng tiền lớn vào khâu lọc dầu và tiếp thị. Giá bán tại chỗ đối với loại dầu chất lượng đặc biệt có thể thấp hơn 8 đô-la một thùng so với giá đã nêu trong hợp đồng. Lý do có sự chênh lệch như vậy, theo như giám đốc điều hành chi nhánh tại Đức của Mobil, là sự khác biệt giữa "lợi nhuận biên" và "thua lỗ nặng nề". Trong hoàn cảnh như vậy, bất kỳ khách hàng nào cũng có thể giải được bài toán đơn giản này nghĩa là sẽ "đến trực tiếp" mặc cả tại chỗ, và tìm kiếm mức giá rẻ nhất cho mỗi thùng dầu. Những quốc gia sản xuất dầu mỏ mới ngoài OPEC đang cố gắng thâm nhập vào thị trường bằng cách nắm bắt tốt "tâm lý thị trường" để đưa ra mức giá chào hàng rẻ nhất nhằm giành thị phần.

OPEC gặp rắc rối. Trước thách thức của thị trường, tổ chức này buộc phải đối mặt với một quyết định khó khăn, đó là giảm giá dầu để giành lại thị trường hoặc sản xuất ít đi để giữ giá. Nhưng các quốc gia OPEC lại không muốn giảm giá vì lo ngại cơ cấu giá nói chung sẽ bị phá hỏng, gây tổn thất lớn đến các lợi ích kinh tế và chính trị của họ cũng như làm suy giảm thế lực và tầm ảnh hưởng mà họ vừa giành được. Hơn nữa, nếu giảm giá, họ e ngại rằng các nước công nghiệp sẽ nhân cơ hội này đánh thuế dầu mạnh lên và rót lợi nhuận từ túi các quốc gia OPEC sang ví của mình, đó chính là lý do xảy ra cuộc chiến tranh giành doanh thu từ dầu mỏ cách đây hơn ba thập kỷ.

Nhưng đó là thực tế cần đối mặt. Nếu OPEC không giảm giá để giữ nguyên mức sản xuất thì họ phải cắt giảm mức sản xuất để bảo vệ giá. Tháng 3 năm 1982, chỉ ba năm sau khi sản lượng của OPEC đạt 31 triệu thùng mỗi ngày năm 1979, tổ chức này đã giới hạn sản lượng ở mức 18 triệu thùng mỗi ngày cùng với quy định hạn ngạch riêng áp dụng cho từng nước trừ quốc gia Arập Xêút chỉ cần điều chỉnh khối lượng sản xuất cho phù hợp với hệ thống chung. OPEC cuối cùng đã làm được những gì mà tổ chức này đã đề cập rất nhiều lần trước đó. OPEC đã thay thế vai trò mà Uỷ ban đường sắt Texas đã đảm nhận lúc đầu trong việc quản lý hoạt động sản xuất để giữ giá. Theo như bình luận của một trong những nhà phân tích hàng đầu đến từ khối các nước xuất khẩu dầu mỏ thì hành động đó đã biến thành một hình thức liên minh độc quyền trong việc quản lý và phân phối sản xuất cũng như áp đặt giá.

Nhiều tháng sau khi áp đặt hạn ngạch, những nhân tố mới xuất hiện càng khiến thị trường thêm bất ổn định. Iran đang giành ưu thế trong cuộc chiến với Iraq, tỏ ra hung hăng trong thái độ và lời lẽ đối với Arập Xêút cũng như các quốc gia Vùng Vịnh khác. Đó không chỉ là cuộc chiến duy nhất ở Trung Đông. Tháng 6 năm 1982, Israel đã trực tiếp can thiệp vào Li Băng. Tại một cuộc họp của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, người ta đã thảo luận về việc xây dựng một lệnh cấm vận khác chống lại Mỹ và coi đó là một lệnh "trừng phạt". Nhưng tình hình khó khăn của thị trường dầu mỏ cùng với rủi ro về địa chính trị ở các nước Vùng Vịnh đã làm cho đề xuất dường như bất khả thi, và nhanh chóng bị huỷ bỏ vì không phù hợp, ẩn chứa nhiều rủi ro và nguy cơ gây tổn thất nghiêm trọng đến lợi nhuận các nước xuất khẩu dầu mỏ Vùng Vịnh. Trong khi đó, tháng 6 năm 1982, quốc vương Arập Xêút, Khalid đã qua đời sau nhiều năm bị căn bệnh tim mãn tính hành hạ. Kế vị ngai vàng là Hoàng tử Fahd, người đã nhiều năm nắm quyền điều hành đất nước và là một chuyên gia dầu mỏ của hoàng gia.

Việc áp đặt hạn ngạch tạm thời có tác dụng tích cực nhưng tới mùa thu năm 1982, đã nảy sinh một vài bất cập. Đó là việc nhu cầu thị trường không phục hồi, sản lượng dầu của các quốc gia ngoài OPEC vẫn tăng và giá dầu tại chỗ lại giảm. Thậm chí, mặc dù đã áp dụng hạn ngạch sản xuất, sản lượng dầu mỏ của OPEC vẫn dư thừa và có giá cao ngất ngưởng.

"Giá của chúng tôi là quá cao"

Năm 1983, thị trường dầu mỏ tiếp tục cạnh tranh gay gắt. Chỉ tính riêng khu vực Biển Bắc của Anh Quốc, mặc dù mới được khai thác từ năm 1975, đến nay sản lượng đã vượt qua các nước Angiêri, Lybia và Nigeria cộng lại và vẫn trên đà tăng mạnh. Để đối phó với tình trạng này việc hạ giá dầu đã trở thành mục tiêu của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên, một lần nữa, Arập Xêút đứng ngoài cuộc và vẫn giữ nguyên mức giá 34 đô-la một thùng mà nhiều quốc gia khác cho rằng đó là điều không phù hợp. Người mua, trong đó có cả đối tác Aramco, sớm từ bỏ hy vọng rằng Arập Sau đi sẽ giảm giá. Họ không thể dễ gì áp đặt mức giá cao hơn đối với các chi nhánh và khách hàng của mình trong khi những cơ sở cũng như đối tượng này đang phải cạnh tranh với các công ty khác để có thể tiếp cận được nguồn dầu rẻ hơn. Sản lượng của Arập Xêút đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1970.

Đầu năm 1983, Yanami đã tiến hành một cuộc điều tra về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng OPEC. "Xin lỗi vì đã so sánh thế này," ông nói, "nhưng lịch sử cuộc khủng hoảng cũng giống như khủng hoảng tâm lý của bà mẹ mang thai....nó bắt đầu như một hiện tượng mang thai bình thường - tràn ngập đam mê và hân hoan. Tại thời điểm đó, các nước thành viên khác đều mong muốn chúng ta tăng giá dầu bất chấp những cảnh báo xấu về hậu quả của nó. Hơn thế nữa, mọi quốc gia đều đang thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ và đổ xô vào các dự án phát triển với suy nghĩ ngây thơ là lợi nhuận sẽ không bao giờ ngừng tăng. Chúng ta đã vui mừng thái quá và cuối cùng đã phải đối mặt với hậu quả là giá dầu của chúng ta quá cao so với thị trường thế giới," Yanami bày tỏ.

Cuối tháng 2 năm 1983, giá dầu mỏ gần như đã giảm xuống mức sàn. Công ty Dầu khí Vương Quốc Anh đã quyết định giảm 3 đô-la mỗi thùng dầu ở vùng Biển Bắc. Như vậy giá dầu tại khu vực này chỉ còn 30 đô-la một thùng. Điều này đã ảnh hưởng đến Nigeria, một thành viên của OPEC với dân số 100 triệu người, có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ. Dẩu mỏ ở Nigeria trực tiếp cạnh tranh với dầu thô ở Biển Bắc về chất lượng. Những người mua dầu bình thường của Nigeria giờ đã có thể bỏ qua xứ sở châu Phi này để mua dầu từ vùng Biển Bắc với giá rẻ hơn. Và thực tế Nigeria đã ngừng xuất khẩu dầu do không có khách hàng. Tình hình chính trị với chế độ dân sự gần đây ở Nigeria đã khuyến khích quốc gia này cam kết sẽ phản ứng một cách tích cực. Yahaya Dikko, bộ trưởng dầu khí của Nigeria khẳng định: "Chúng tôi sẵn sàng đối mặt với cuộc chiến về giá cả."

Đầu tháng 3 năm 1983, các bộ trưởng dầu khí cùng đoàn đại biểu vội vàng tụ họp và trớ trêu là lại diễn ra tại London, sân nhà của Anh Quốc, một đối thủ hàng đầu của các quốc gia OPEC. Cuộc họp được tổ chức tại Khách sạn Liên Châu Lục tại Hyde Park và diễn ra trong vòng 12 ngày. Đó thực sự là khoảng thời gian dài vô tận và vô cùng chán nản – một kinh nghiệm mà có thể khiến một số người cảm thấy bị dị ứng nếu ngày nào đó phải đặt chân lại khách sạn này. Tuy nhiên, cho dù người ta có phản đối giá dầu giảm như thế nào hay bày tỏ thái độ giận dữ, thất vọng đến đâu thì cũng không thể ngăn cản và phủ nhận thực tế, đó là việc giá dầu OPEC giảm tới 15% – từ 34 đô-la xuống còn 29 đô là một thùng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của mình, OPEC có một quyết định như vậy. Các nước xuất khẩu cũng nhất trí hạn ngạch 17.5 triệu thùng một ngày cho toàn khối OPEC.

Nhưng ai sẽ được và được bao nhiêu hạn ngạch? Hàng triệu đô-la có nguy cơ bị mất bởi việc phân bổ hạn ngạch. Các quốc gia xích mích với nhau về vấn đề phân phối hạn ngạch. Mười hai ngày nhẫn nại họp bàn về dầu mỏ tại London cuối cùng cũng đã ngăn chặn được nguy cơ sụp đổ về giá, ít nhất là ở thời điểm đó. OPEC đã phải định lại giá cho phù hợp với giá trên thị trường đang xuống dốc.

Tuy vậy có một quốc gia chắc chắn không phải chịu bất kỳ mức hạn ngạch nào. Đó là Arập Xêút. Trong trường hợp nước này bị áp dụng hạn ngạch, thì Yamani quả quyết rằng, con số nhất định sẽ thấp hơn sáu triệu thùng một ngày, mức tối thiểu mà Riyadh có thể chấp thuận. Thay vào đó, trong thông cáo đưa ra, Arập Xêút sẽ "đóng vai trò nhà sản xuất linh động nhằm cung cấp sản lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Lần đầu tiên, Arập Xêút, quốc gia nắm giữ một phần ba trữ lượng dầu mỏ trên toàn thế giới, đã đồng ý điều chỉnh sản lượng dầu mỏ của mình nhằm cân bằng thị trường và giúp ổn định giá cả. Nhưng hệ thống quản lý giá mới của OPEC phụ thuộc vào việc hạn chế gian lận của 12 thành viên, và phụ thuộc vào thiện chí cũng như khả năng của thành viên thứ 13, là Arập Xêút, trong việc đóng vai trò nòng cốt là nhà sản xuất "linh động".

Thị trường hàng hoá

Đằng sau sự diễn kịch trong những cuộc họp kéo dài của OPEC và việc biến đổi tổ chức này thành một liên minh độc quyền chính là một sự chuyển biến sâu rộng bản thân ngành dầu mỏ. Các công ty dầu mỏ lớn sẽ không còn có ảnh hưởng mạnh nữa. Thay vào đó, cơ hội sẽ ngang bằng cho tất cả các bên, dầu mỏ sẽ thành một thị trường có vô số người mua và người bán. Như một số người từng nói, đôi khi với sự tán thưởng và đôi khi với sự sợ hãi, dầu mỏ đang trở thành "hàng hóa như bao hàng hóa khác".

Dầu mỏ, dĩ nhiên luôn là một loại hàng hóa, ngay từ những ngày đầu của những năm 1860 và 1870 khi bắt đầu trao đổi thương mại dầu mỏ và vào thời điểm giá cả bất ổn trầm trọng ở miền tây Pennsylvania. Nhưng một kết quả của sự thúc đẩy không ngừng hướng tới sự hội nhập là việc nội hóa các yếu tố gây mất ổn định giá cả vào trong hoạt động của một công ty, từ khâu khai thác ở giếng dầu đến trạm bán xăng dầu. Hơn nữa, dầu mỏ được nhìn nhận khác so với các mặt hàng khác." Chúng ta nên nhớ rằng dầu không phải là thứ hàng hóa thông thường như chè hay cà phê," Yamani nói. "Dầu mỏ là thứ hàng quan trọng đến mức không thể bỏ qua đối với những thay đổi bất thường của thị trường tại chỗ hay thị trường kỳ hạn, hoặc bất cứ nỗ lực lũng đoạn nào." Nhưng đó chính xác là điều bắt đầu xảy ra. Và nguyên do chính là việc dự trữ quá lớn trên thị trường thế giới.

Hoàn toàn trái ngược với thập niên 1970, các nhà sản xuất hiện tại đang phải lo nghĩ cách tiếp cận thị trường như thế nào, thay vì việc người tiêu dùng lo lắng đến việc tiếp cận các nguồn cung cấp. Người mua hàng mong được giảm giá; họ không bao giờ nghĩ đến việc trả phí bảo hiểm dầu mỏ được đưa ra vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 - đó là loại phí bảo hiểm mà, theo nhận xét của một chuyên gia dầu mỏ, "ít chú trọng đến vấn đề an toàn năng lượng mà chỉ chú trọng đến tiền!" An toàn không còn là vấn đề đáng quan ngại nữa. Vấn đề lúc này là làm sao cạnh tranh được trong một thị trường tràn ngập hàng hóa.

Nhưng lý do thứ hai là cơ cấu nền công nghiệp thay đổi. Trên cơ sở chủ nghĩa quốc gia và tìm kiếm nguồn thu từ dầu mỏ, chính phủ các nước xuất khẩu đã chiếm quyền sở hữu các mỏ dầu trên lãnh thổ của mình, cũng như thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế đối với nguồn dầu mỏ này. Theo đó, họ đã phá huỷ sự liên kết gắn chặt nguồn dự trữ của họ với các đối tượng cụ thể như các công ty dầu mỏ, những nhà máy lọc dầu và các thị trường nước ngoài. Do sự tiếp cận trực tiếp ở nhiều nơi trên thế giới bị chặn lại, các công ty đã tìm cách phát triển các nguồn lực mới. Nhưng, rõ ràng là, họ phải tìm kiếm một phương thức khác nếu không họ sẽ bị nhấn chìm, bởi vì họ sẽ trở nên lỗi thời. Nếu không thể tiếp tục là những công ty hợp nhất, họ sẽ trở thành người mua và người bán. Cho nên, thay vì tập trung vào các dự án dài hạn, các công ty sẽ chuyển sang thị trường giao ngay. Cho đến cuối những năm 1970 của thế kỷ XX, chưa quá 10% lượng dầu thô buôn bán quốc tế diễn ra ở thị trường dầu trao ngay, thị trường này lúc đó không còn là một mảng nhỏ trong hoạt động kinh doanh chính, một phương án thay thế để khắc phục sản lượng dư thừa của các nhà máy lọc dầu. Đến cuối năm 1982, sau chấn động đột ngột của Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thứ hai, hơn một nửa giao dịch dầu thô trên thị trường quốc tế đã diễn ra trên thị trường giao ngay, hoặc được giao dịch với giá của thị trường giao ngay.

Không có sự lựa chọn nào khác, BP buộc phải đi tiên phong. Kết quả của sự biến động đột ngột xảy ra ở Iran và tình trạng quốc hữu hóa ở Nigeria đã khiến BP mất 40% nguồn cung ứng – cao nhất trong cuộc quốc hữu hóa ở Côoét, Iraq và Libya. Tức nước vỡ bờ và hành động để tự vệ, BP gia nhập thị trường giao ngay và bắt đầu buôn bán dầu mỏ với quy mô ngày càng lớn. Với sự nổi lên của thị trường giao ngay ngắn hạn, những ưu điểm của các công ty hợp nhất "kiểu cũ" đã không còn phát huy. BP mới có thể tập trung vào loại dầu thô rẻ tiền nhất, đẩy mạnh hiệu quả nhờ các đơn bị hoạt động đánh bại thách thức cạnh tranh và trở thành một hãng buôn lớn. Công ty sẽ chuyên môn hóa hơn với các đơn vị riêng lẻ chịu trách nhiệm phần lợi nhuận riêng của chính những đơn vị ấy. Văn hóa kinh doanh của công ty đã thay đổi, từ việc chịu sự chi phối của những nhà hoạch định cung cấp vào những năm 1970 sang sự chi phối của những nhà buôn và hoạt động thương mại. Công ty, đã từng được xem như là một cơ quan tương đương chính phủ, đã thích ứng với phương pháp mà một nhà quản lý gọi là "phương pháp linh hoạt định hướng thương mại". Nhưng còn những giá trị của những doanh nghiệp hợp nhất? "Rõ ràng nếu có một vài cuộc hợp nhất thì cũng tốt, nhưng đó không phải là điều để chúng tôi đầu tư vào", chủ tịch mới của BP, P. I. Walter cho biết: "Chúng tôi tự cho mình là những kẻ rất biết cơ hội."

Walter tự đảm nhận nhiệm vụ này. Trước kia, ông đã kết luận rằng việc hợp nhất truyền thống, đang ngày càng bị quản lý chặt chẽ bởi mô hình máy tính, không có tác dụng gì. Walter đã nhận ra điều này vào một sáng thứ 7 tháng 6 năm 1967, 2 ngày sau khi cuộc Chiến sáu ngày bùng nổ. Ông bất ngờ nhận được một cú điện thoại thông báo, ông trùm tàu chở dầu Aristotle Onassis đã đột ngột chấm dứt mọi sự chuẩn bị về việc ngừng các cuộc dàn xếp thuê tàu và chào hàng với BP cả một hạm đội, nhưng với mức giá vận chuyển dầu gấp đôi so với giá trước đó. BP phải đưa ra câu trả lời vào buổi chiều. Và vấn đề này phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Walters, người vừa mới nhận trách nhiệm phụ trách kho vận toàn cầu của BP. Hàng triệu đô-la đang phụ thuộc vào quyết định của ông. Với cảm giác nôn nao bất ngờ, Walter hiểu rằng không có một chương trình máy tính nào có thể giúp ông trong tình huống này. Ông gọi điện lại, chấp nhận lời đề nghị và tiếp tục công việc cắt cỏ. Các sự kiện xảy ra rất nhanh sau đó đã chứng tỏ quyết định của Walter là đúng: vào ngày thứ hai, giá chở dầu đã tăng gấp bốn lần so với thứ sáu tuần trước đó.

Kể từ khi đó, Walters đã trở thành người ủng hộ cho việc chống lại sự hợp nhất trong các hoạt động của BP. "Điều đó khiến tôi phải suy nghĩ trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh", ông nói. "Tôi nhận ra là đề xuất nhằm thúc đẩy việc hợp nhất sâu hơn nữa đang đi theo hướng sai lầm. Xét ở một khía cạnh nào đó thì việc Walters cố thuyết phục mọi người tin tưởng quan điểm của mình dường như càng có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của ông, nhưng Walters vẫn cương quyết và vào năm 1980 ông đã trở thành chủ tịch của BP, đúng thời điểm hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn. "Có nhiều giả thiết cho rằng sự nghiệp kinh doanh rồi cũng sẽ lụi bại thôi," Walters nói. Iran đã tách BP thành từng phần; Walters sẽ nghỉ việc. "Đối với tôi, không có kế hoạch từ bỏ lợi nhuận" ông giải thích. Walters nổi tiếng vì lời phát biểu với các nhà quản lý: "Ở BP không có gì là hoàn hảo" và "các ngài nói cho chúng tôi biết cái gì có ý nghĩa về mặt kinh tế và cái gì thì không, còn tôi sẽ nói cho các ngài biết chúng ta nên giữ cái gì, bỏ cái gì." Cuối cùng, sự cần thiết đã trở thành một lợi thế.

Các công ty khác cũng bị đẩy theo một hướng bởi chịu cùng một sức ép. Thực tế, tất cả các công ty đều xảy ra đấu tranh giữa những người đã quen với ngành công nghiệp dầu mỏ hội nhập của những năm 1950 và 1960 và những người cho rằng một thế giới thương mại mới đang đến. Không chỉ các mô hình hoạt động đã được thiết lập mà ngay cả niềm tin vững chắc cũng đang bị thách thức ghê gớm. Tôi đã từng được giảng về khái niệm chuyển dầu thô thông qua hệ thống lọc dầu và hạ nguồn." George Keller, Chủ tịch của Chevron phát biểu. "Rõ ràng đó là một sự thật hiển nhiên." Ở nhiều công ty, việc chuyển sang mua bán theo phương thức hàng hóa sẽ bị kháng cự bởi những người ủng hộ truyền thống, quan niệm cho rằng đó là con đường kinh doanh dầu mỏ kỳ quặc, vô đạo đức và không phù hợp. Điều này đi ngược lại các quy luật tự nhiên. Họ đã đưa ra rất nhiều lý lẽ để thuyết phục người khác, nhưng cuối cùng chính họ lại bị thuyết phục. Thực tế, hầu hết các công ty thành lập bộ phận thương mại đều được coi là công ty kinh doanh độc lập, một cách để tự tiến hành hoạt động kinh doanh và không chỉ đơn thuần là một phương pháp đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu trong hoạt động ở các công ty mẹ. Nếu các nhà xuất khẩu không giữ chữ tín đối với các công ty khi nguồn cung dầu khan hiếm, thì dẫn đến hậu quả là các công ty cũng sẽ không trung thành với các nhà xuất khẩu khi xảy ra tình trạng thặng dư nguồn cung. Khách hàng sẽ lựa chọn thùng dầu có giá rẻ nhất để tiêu dùng hoặc bán lại để cạnh tranh hết mức.

Bốn đối tác của Aramco – Exxon, Mobil, Texaco và Chevron mặc dù có cắt giảm chút ít vẫn tiếp tục nhập dầu mỏ của Arập Xêút với số lượng lớn ngay cả khi phải mua dầu với giá "chính thức" cao hơn nhiều với giá dầu thô cạnh tranh trên thị trường. Một nguyên tắc cơ bản là phải luôn duy trì sự tiếp cận đối với dầu mỏ của Arập Xêút, và các công ty đã ngăn không chia tách mối liên kết này. Tuy nhiên đến năm 1983 và 1984, họ buộc phải thừa nhận giá mua vào là quá cao. "Nhân viên của chúng tôi ở Chevron luôn xem Aramco là đối tác chiến lược," George Keller khẳng định. "Đó là công ty mà chúng tôi đã bắt đầu, phát triển và đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, không thể xem nhẹ. Nhưng chúng tôi không thể tiếp tục rót tiền vào lỗ thủng. Chúng tôi phải dừng lại, và rốt cục chúng tôi phải nói với Yamani rằng không thể cố hơn nữa và quyết định bỏ cuộc." Mặc dù liên kết Aramco không bị phá vỡ nhưng đã suy giảm đáng kể. Arập Xêút không còn là nhà cung cấp đặc biệt. Sự thay đổi trong mối quan hệ thương mại giữa bốn công ty và Arập Xêút là một hình ảnh rõ nét cho thấy ngành công nghiệp dầu mỏ đã thay đổi bằng cách nào. Sự chuyển đổi lớn trong cơ cấu ngành đã tạo điều kiện cho việc chuyển đổi dầu mỏ sang thị trường hàng hóa. Cùng với việc bãi bỏ sự kiểm soát giá dầu cũng như biện pháp tháo dỡ những rào cản khác, Mỹ không còn bị ảnh hưởng bởi thị trường dầu mỏ thế giới. Cuối cùng thì quốc gia này đã bắt đầu liên kết chặt chẽ với phần còn lại của thị trường. Mỹ không chỉ là đất nước tiêu thụ lớn nhất thế giới mà còn có sản lượng chiếm đến gần một phần tư tổng sản lượng toàn cầu do việc cắt giảm sản xuất trên toàn thế giới. Hoạt động sản xuất tại đây cũng định hướng thị trường rất rõ ràng, có sức ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia khác. Và thậm chí Mỹ sẽ hoàn toàn có khả năng trở thành một nước công nghiệp hàng đầu thế giới.

Từ những quả trứng đến dầu mỏ

Với sự xuất hiện của dầu thô, West Texas Intermediate đã phản ánh một cuộc đổi mới quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Điều này cũng xảy ra vào thời điểm quyết định năm 1983, nhưng không phải ở Viên, Riyadh hay Houston mà là ở tầng 8 Trung tâm thương mại thế giới tại Khu Hạ Manhattan, nơi sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn ở New York (Nymex), đã cho ra mắt hợp đồng giao sau về dầu thô.

Khi một loại hàng hóa được bán rộng rãi trên thị trường giao ngay với mức giá biến động, người mua và người bán có xu hướng muốn tìm ra một cơ chế giảm thiểu rủi ro. Đó là lý do tại sao các hợp đồng giao sau tăng lên, cho phép người mua có quyền đặt mua hàng hóa trước vài tháng theo mức giá đã thỏa thuận. Người mua có thể chốt giá đã mua và lường trước rủi ro. Tương tự như vậy, một nhà sản xuất có thể bán trước sản phẩm sản phẩm, thậm chí ngay cả khi hàng hóa đó chưa được sản xuất hoặc trong trường hợp hàng hóa là các sản phẩm nông nghiệp và thu hoạch theo vụ mùa. Nhà sản xuất cũng sẽ khóa giá của mình. Cả người mua lẫn người bán đều được bảo đảm. Mục tiêu của họ là nhằm giảm thiểu nguy hiểm và hạn chế gây biến động giá cả. "Tính thanh khoản là điều mà các nhà đầu cơ cung cấp với hy vọng sẽ thu được lợi nhuận bằng cách đứng về phía có lợi trong những đợt thay đổi cán cân cung cầu. Một số hàng hóa khác như ngũ cốc và thịt lợn đã được mua bán từ nhiều năm nay trong những hợp đồng giao sau ở Mỹ. Khi nền kinh tế thế giới chao đảo vào những năm 1970 và việc điều tiết thị trường không còn áp dụng, thì thị trường giao sau bắt đầu xuất hiện đối với các hàng hóa khác như vàng, lãi suất, và cuối cùng là dầu mỏ.

Khi tiến hành trao đổi, Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn New York không ở vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Sàn giao dịch được thành lập vào năm 1872, trùng với thời điểm John D. Rockefeller phát động chiến dịch "kế hoạch của chúng ta" nhằm kiểm soát ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ và hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường. Trao đổi hàng hóa khiêm tốn hơn đã phản ánh mối quan tâm của các nhà buôn ở New York, những người đang tìm kiếm nơi để giao dịch mua bán cho sản phẩm bơ sữa. Ban đầu, hình thức mua bán này được đặt tên là Giao dịch bơ và pho-mát. Sau này, trứng được bổ sung thêm vào danh mục và chuyển thành Giao dịch bơ, pho-mát và trứng. Hai năm sau, những hợp đồng trứng giao sau được đem ra giao dịch).

Sau đó vào năm 1941, một loại hàng hóa mới đã được đưa vào hệ thống giao dịch – đó là khoai tây Maine. Về sau, các hợp đồng giao sau đã ký kết thêm nhiều sản phẩm nữa như hàng vàng, táo (hiệu McIntosh và Golden Delicious), khoai tây Idaho, gỗ dán và bạch kim. Tuy nhiên khoai tây Maine là mặt hàng chủ đạo của sàn Nymex cho đến khi cân đối cung cầu của Mỹ đối với sản phẩm khoai tây bắt đầu thay đổi nhanh chóng, ngoài dự đoán của mọi người; khoai tây Maine mất dần thị phần so với khoai tây được sản xuất ở các vùng khác trong nước. Hơn nữa, toàn bộ sản lượng khoai tây Maine sản xuất mỗi năm đang giảm đi. Kết quả là, các hợp đồng khoai tây Maine bị rút xuống chỉ còn một nửa. Vào năm 1976, và tiếp đó là năm 1979, hợp đồng khoai tây liên tục gặp rắc rối, trong đó phải kể đến vụ thất bại khi sản phẩm bị kết luận không đạt tiêu chuẩn tại thành phố New York. Sàn giao dịch đang chịu áp lực đã bất ngờ ngừng giao dịch sản phẩm khoai tây Maine, và chính bản thân nó cũng có nguy cơ bị sập.

Tuy nhiên, Nymex đã rất kịp thời tung ra một sản phẩm mới, hợp đồng dầu đốt lò sưởi rất có ích theo đánh giá của các nhà phân phối. Sau đó, vào năm 1981, Nymex tiếp tục ký các hợp đồng dầu giao sau nhưng một sự thay đổi lớn đã diễn ra vào ngày 30 tháng 3 năm 1983. Ngày hôm đó, giao dịch tương lai của sàn thực hiện giao dịch dầu thô chỉ hai tuần sau khi OPEC kết thúc cuộc họp kéo dài tại khách sạn Liên lục địa, London. Hai sự việc xảy ra liền nhau thật khôi hài, vì hợp đồng dầu mỏ giao sau chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng xác lập giá dầu của OPEC. Một thùng dầu giờ đây có thể được mua đi bán lại rất nhiều lần, và dĩ nhiên, lợi nhuận đôi khi là rất lớn sẽ đổ vào túi của các nhà buôn và những tay đầu cơ. Những người buôn bán tại thị trường giao dịch tỏ ra nhiệt tình với các hợp đồng dầu thô giao sau của New York. Chen lấn xô đẩy trong đám đông nhốn nháo tại sàn Nymex. Họ la hét, vẫy tay liên tục để đặt lệnh mua. Những nhà buôn cũng đang hối hả, tấp nập chen chân vào ngành công nghiệp dầu mỏ dù không mấy dễ dàng với họ. Phản ứng đầu tiên đối với thị trường giao sau của các công ty dầu mỏ trước thái độ hoài nghi và phản đối ra mặt của những người người trẻ tuổi đang gào thét, khoa chân múa tay này, mà với họ khái niệm dài hạn có lẽ chỉ là 2 tiếng đồng hồ là phải làm gì với một ngành công nghiệp trong đó có những công việc kỹ thuật và kho vận hết sức phức tạp, những mối quan hệ được gây dựng một cách thận trọng được cho là nền tảng của mọi thứ, và trong đó những quyết định đầu tư phải sau một thập kỷ mới bắt đầu thu lại vốn? Một chuyên viên điều hành cấp cao của một trong những mặt hàng chính trên đã phản đối hợp đồng dầu mỏ giao sau như "kiểu các nha sỹ đánh mất tiền." Nhưng thực tế, thị trường kỳ hạn, ngày càng được chấp nhận và tôn trọng.

Trong vòng một vài năm, hầu hết các công ty dầu mỏ lớn và một vài quốc gia xuất khẩu cũng như nhiều thành phần kinh tế khác bao gồm nhà tài chính đang tham gia vào các hợp đồng dầu thô trên sàn Nymex. Rủi ro giá cả vẫn có, nhưng không vì thế một công ty nào đó chịu đứng ngoài cuộc. Khi số lượng giao dịch tăng lên đáng kể, khoai tây Maine trở thành một khái niệm xa xôi, kỳ lạ và ngạc nhiên với mọi người ở Trung tâm thương mại thế giới.

Đã có thời Công ty Standard Oil xác lập giá cả, sau đó là hệ thống Uỷ ban đường sắt Texas tại Mỹ và các công ty dầu mỏ lớn khác trên thế giới. Tiếp theo là OPEC. Hiện tại, giá cả đang được thiết lập, hàng ngày hàng giờ, trên thị trường mở, trong sự tương tác giữa những người buôn bán tại sàn với những người mua và bán qua hệ thống máy tính trên khắp thế giới. Hiện tượng này giống như trao đổi dầu mỏ vào cuối thế kỷ XIX ở miền tây Pennsylvania, nhưng có sự góp mặt của công nghệ hiện đại. Tất cả người tham gia đều nhận được thông tin giống nhau vào cùng một thời điểm và có thể xử lý thông tin đồng loạt ở bước tiếp theo. "Quy luật thiêng liêng về cung và cầu" vẫn còn hiện hữu nhưng với cách thức khác, được áp dụng trên diện rộng hơn, và không có sự trì hoãn nhưng hiện tại luật này đang có những thay đổi nhanh chóng trên diện rộng và được cập nhật liên tục. Giá chuẩn trong tất cả các cuộc giao dịch là giá của WTI, West Texas Intermediate, một khối lượng dầu lớn có thể được giao dịch dễ dàng và là một cách thức rất tốt để phản ánh giá dầu thế giới, điều mà trước đó là đặc quyền của Arab Light. Hai thập kỷ trước, Arab Light đã thế chân Texas Gulf Coast trong việc giám sát diễn biến dầu thô thế giới. Hiện tại, theo một chu kỳ đầy, công ty việc này lại thuộc về Texas. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các hợp đồng dầu mỏ giao sau, giá của WTI đã nhập cuộc với giá vàng, tỷ giá lãi suất và chỉ số Down Jone trong số những biện pháp quản lý thiết yếu và cẩn thận nhất. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các hợp đồng dầu mỏ giao sau, giá của WTI cùng với giá vàng, lãi suất, và chỉ số công nghiệp Down Jone là một trong những thước đo quan trọng và được theo dõi cẩn trọng trong nhịp sống hàng ngày của nền kinh tế thế giới.

Cuộc chiến dầu mỏ mới

Cùng với việc tái cơ cấu thị trường toàn cầu, hầu hết các công ty lớn đều tiến hành tổ chức lại hoạt động bán buôn trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Bất kỳ một ngành công nghiệp nào bãi bỏ các quy định đều đồng nghĩa với việc các công ty của ngành chấp nhận thực tế không còn được bảo vệ và chịu áp lực cạnh tranh nặng nề hơn, đòi hỏi họ phải tăng cường củng cố, kiểm soát kỹ càng và thực hiện hàng loạt thay đổi quan trọng khác. Và dầu mỏ cũng không là một ngoại lệ khi bị thả nổi hoàn toàn vào năm 1981 tại Mỹ. Năng lực sản xuất quá lớn cùng với giá thành giảm cũng thúc đẩy việc sáp nhập và giảm quy mô sản xuất, nghĩa là mang lại hiệu quả lớn hơn, lợi nhuận cao hơn. Cùng lúc đó, các nhà tổ chức đầu tư gồm các quỹ hưu, quỹ tương hỗ, quản lý tài chính là những người kiểm soát ba phần tư vốn của các tập đoàn lớn của Mỹ - ngày càng đòi hỏi gay gắt phải có kết quả kinh doanh tốt hơn nữa tương xứng với những khoản đầu tư mà họ đã bỏ ra. Chịu áp lực phải đưa ra được báo cáo kinh doanh tốt theo quý, các tập đoàn không có ý định dậm chân tại chỗ trong một thời gian dài. Và trong mắt họ, ngành công nghiệp dầu mỏ đang mất đi vị thế của mình sau cuộc bùng nổ về giá.

Tuy nhiên, thực chất, việc tái cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên cái gọi là "Khác biệt giá trị" - thuật ngữ sử dụng khi giá trị cổ phiếu của một công ty không phản ánh hết những gì mà trữ lượng dầu mỏ và khí đốt trên thị trường có thể đem lại. Những công ty có sự chênh lệch lớn giữa giá trị cổ phiếu và giá trị tài sản thường dễ bị ảnh hưởng nhất. Trong trường hợp này, một điều dễ nhận thấy là phương thức quản lý mới có thể giúp tăng giá cổ phiếu và theo đó làm tăng "giá trị cho cổ đông" theo cách mà phương thức quản lý cũ không làm được. Ngoài ra, chi phí để khai thác thêm một thùng dầu có thể tốn gấp hai đến ba lần so với chi phí bỏ ra để mua dầu của công ty khác. Đối với hoạt động quản lý công ty, có thể thấy rõ rằng, khai thác dầu tại Sàn giao dịch chứng khoán New York rẻ hơn - nghĩa là, mua những công ty bị đánh giá thấp, so với việc khai thác dầu trong lòng đất phía Tây Texas hay dưới đáy biển Vịnh Mexico. Một lần nữa giá trị của cổ đông là động lực. Rất nhiều công ty đã rút một lượng tiền mặt lớn để tránh hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ và đầu tư ngay vào khai thác dầu mỏ tại Mỹ cũng như tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế an toàn cho OPEC. Tuy nhiên, kết quả rất đáng thất vọng: trữ lượng tiếp tục giảm. Quá nhiều tiền chi ra đã cho thấy sự kém hiệu quả và lãng phí trong đầu tư. Tại sao không trả nhiều tiền hơn cho các cổ đông bằng cách chia cổ tức lớn hơn hay mua lại cổ phần và để họ tự quyết định lấy phương thức đầu tư? Hay, thậm chí có một cách còn tốt hơn là tại sao không mua lại hay sáp nhập với các công ty khác có giá trị đã được công nhận, nhờ đó có thể mua được trữ lượng dầu mỏ với giá rẻ?

Do đó, sự khác biệt giá trị, giống như sai lầm về địa chất, đã góp phần chủ yếu gây nên một cuộc biến động lớn vào thời kỳ công nghiệp dầu mỏ. Kết quả là, đã xảy ra hàng loạt cuộc chiến lớn giữa các doanh nghiệp, đẩy các công ty vào thế đối đầu với một loạt các công ty ở Wall Street tham gia ẩu đả và đôi khi còn đóng vai trò chỉ huy. Đó thực sự là một kiểu chiến tranh dầu mỏ hoàn toàn mới.

Người phát động

Mặc dù nền công nghiệp đã đạt đến độ chín muồi để thay đổi vào giai đoạn cuối Cú sốc dầu mỏ lần thứ hai, song vẫn cần phải có một người phát động. Nhân tố phát động này được tìm thấy ở Amarillo, một thị trấn nằm trên vùng cao nguyên khô cằn, bằng phẳng thuộc vùng Panhandle, Tây Bắc bang Texas – một vùng biệt lập, cằn cỗi, thường xuyên xảy ra lốc xoáy và nằm gần bang Denver hơn Houston. Dầu khí là ngành nghề kinh doanh lớn nhất ở Amarillo, thế nhưng chủ yếu là do các doanh nghiệp độc lập, nhỏ lẻ điều hành. Nuôi gia súc cũng là một lĩnh vực kinh doanh chủ đạo ở vùng Amarillo và khu vực xung quanh. Buôn bán vũ khí hạt nhân cũng vậy. Amarillo là trung tâm duy nhất của cả nước chuyên chế tạo bom nguyên tử, ước tính mỗi ngày sản xuất 4 đầu đạn ngư lôi. Đây cũng chính là quê nhà của một doanh nhân buôn bán dầu mỏ độc lập tên là T. Boone Pickens. Hơn bất cứ người nào khác, ông này đã châm ngòi cho các vụ nổ làm thay đổi tình hình dầu mỏ của các tổ chức, xóa mờ đi một số dấu mốc nổi tiếng.

Boone Pickens trở thành một người nổi tiếng giả hiệu, rất giỏi chọc ghẹo các ký giả với điệu cười khô khan khi họ thẳng thắn hỏi ông liệu rằng ông có phải là nhân vật J. R. Ewing trong bộ phim truyền hình Dallas bước ra "đời thực" hay không. Trong giới tài chính, Pickens là nhà đầu tư được ca tụng ở khắp nơi; ông có thể khiến mọi thứ trở thành hiện thực, nâng giá trị của các cổ đông. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dầu mỏ, trong khi có một số người ngưỡng mộ ông, số khác lại khinh ghét ông. Tự đặt mình vào vị trí giao nhau chiến lược giữa nền công nghiệp dầu lửa và phố Wall, ông nói rằng ông đang đẩy nền công nghiệp dầu lửa trở lại với những tiêu chuẩn cơ bản, chống lại thói phung phí bê tha, cứu nền công nghiệp thoát khỏi tình trạng quá khích, ảo tưởng, kiêu căng và phục vụ cho lợi ích thường bị lờ đi của các cổ đông từ trước đến nay vẫn bị tước quyền. Những người đối dịch với ông cho rằng ông chỉ đơn thuần là một kẻ cơ hội khôn ngoan, có tài buôn bán, là người che đậy tính tham lam hủ lậu trong chiếc vỏ bọc là quyền của các cổ đông. Có một điều rõ ràng: Picken đã nhận thấy sớm hơn và rõ ràng hầu hết mọi người về tính dễ bị tổn thương cũng như những điểm yếu của nền công nghiệp dầu lửa ở giai đoạn cuối Cú sốc dầu mỏ lần thứ hai. Và ông không những chỉ ra một số việc cần phải làm để chống tình trạng này, mà thậm chí còn đưa ra một hệ tư tưởng để giải thích cho các hiện tượng đó. Thật thà mà nói, chiến dịch của ông biểu trưng cho sự thả thù của một doanh nhân buôn dầu lửa độc lập thuộc nhóm những người bị kinh ghét.

Sinh năm 1928, Pickens lớn lên tại khu khai thác dầu mỏ, cách không xa Seminole, một trong những khu khai thác được phát hiện lớn nhất bang Oklahoma trong những năm 1920. Bố ông là một người chuyên đi thương lượng các hợp đồng khoáng sản, ông kiếm hợp đồng cho thuê đất từ các nông dân, chia thành từng gói rồi sau đó bán cho các công ty dầu lửa. Mẹ ông chịu trách nhiệm phân phối xăng cho ba quận trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông là con duy nhất trong gia đình, lớn lên trở thành một thanh niên trẻ xấc xược, tự tin, có suy nghĩ độc lập, ăn nói sắc sảo và thẳng tính. Ông không muốn chấp nhận trật tự đã được sắp đặt sẵn mà thay vào đó muốn mọi thứ diễn ra theo cách của ông. Ông cũng là người thích cạnh tranh mạnh mẽ. Ông ghét bị thua cuộc.

Thời vận làm ăn của bố ông xấu đi, gia đình chuyển đến sống ở Amarillo, tại đó Pickens cha làm việc cho Phillips. Chàng thanh niên Boone sau khi tốt nghiệp khoa địa chất ở trường đại học cũng đến làm việc cho Phillips. Ông không thể chịu được. Ông không thích chế độ quan liêu hay phân cấp. Và chắc chắn ông chẳng thích thú chút nào khi một trong những ông chủ nói với ông rằng: "Nếu mày có ý định làm điều gì to tát với công ty này, mày phải học cách ngậm miệng lại." Năm 1954, sau ba năm rưỡi làm việc cho Phillips, ông quyết định bỏ việc và tự đứng ra kinh doanh dầu mỏ độc lập, tư vấn và sắp xếp các vụ giao dịch, thỏa thuận kinh doanh để bán cho những người giàu có xung quanh vùng Amarillo. Ông đến Tây Nam, làm quen với gió nóng và cát bụi thường xuyên tìm cách xộc thẳng vào miệng và cổ sống ở khu vực bẩn thỉu, lưu động của nước Mỹ. Ông cạo râu trong nhà vệ sinh công cộng ở những trạm xăng bên đường mang tên của các công ty dầu mỏ lớn mà trước đó ông rất có ác cảm. Đó là những tháng ngày tồi tệ giữa thập kỷ 1950, một trong những giai đoạn suy sụp theo chu kỳ của nền công nghiệp. Pickens chỉ là một trong số hàng nghìn người lái xe quanh các bang dầu lửa, sử dụng bốt điện thoại công cộng làm văn phòng, chen lấn xô đẩy, nghiên cứu các vụ thỏa thuận, bán chúng, thành lập một đội, rồi khoan một chiếc giếng, và nếu may mắn có thể tìm thấy dầu hoặc xăng, mơ tưởng làm được một cái gì đó lớn, rất lớn. Picken tiến xa hơn tất cả mọi người. Ông thông minh và lanh lợi, có khả năng phân tích và suy nghĩ thấu đáo dần dần một vấn đế. Vào đúng một thời điểm thích hợp, ông đến New York để kiếm tiền và sau đó bắt đầu kinh doanh phát đạt tại Canada.

Đến năm 1964, ông gói gọn tất cả hợp đồng khoan giếng vào một công ty duy nhất có tên là Mesa Petroleum. Sau khi Mesa cổ phần hóa, ông bắt đầu bị mê hoặc với khoảng cách giữa giá trị cổ phiếu và giá trị tài sản dầu khí tiềm tàng. Pickens để mắt đến Hugoton Production, một công ty kinh doanh ảm đạm nhưng có quy mô khá lớn với nguồn dự trữ khí phong phú ở Hugoton, Tây Nam Kansas, say này trở thành mỏ khí lớn nhất cả nước. Giá cổ phiếu của công ty thấp hơn rất nhiều so với mức nguồn dự trữ khí có thể mang về nếu được bán hạ giá. Có thể lôi kéo các cổ đông bằng cách hứa hẹn khoản tiền lãi về hậu hĩnh hơn, trên cơ sở nâng giá cổ phiếu và quản lý công ty khác đi. Đây chính là khái niệm đơn giản sẽ có tác động mạnh mẽ như vậy trong vòng 15 năm sau. Năm 1969, ông hoàn thành thủ tục tiếp quản công ty đối địch Hugoton và tiến hành sát nhập doanh nghiệp lớn hơn nhiều vào Mesa, hình thành công ty dầu khí độc lập có quy mô khá hoành tráng.

Để bắt kịp với hầu hết mọi người trong cơn sốt dầu sau năm 1973, Pickens đã thuê tất cả tháp khoan dầu ở Mỹ mà ông có thể, và đến Biển Bắc và Australia để tìm kiếm dầu. Ông vẫn là một người lái buôn thâm căn cố đế, là người từng trải trong hoạt động bán hàng giao sau từ rất lâu trước khi bất kỳ người khác trong ngành công nghiệp dầu lửa nghe nói đến hoạt động này. Trước đó ông đã từng chuyên kinh doanh gia súc giao sau. Đã có thời điểm, thậm chí ông đưa Mesa tham gia hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc như một nghề phụ, biến công ty dầu lửa nhỏ bé trở thành công ty chăn nuôi gia súc lớn thứ hai trên cả nước. Hoạt động kinh doanh này cuối cùng không hiệu quả, ông quyết định chấm dứt và đưa công ty ra khỏi khu vực vỗ béo gia súc. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi cuộc chiến tranh dầu lửa giữa thập kỷ 80 đang ở thời điểm gay cấn, với hàng tỷ đô-la tiền vốn đầu tư, Pickens vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ khi máy bay của ông bay qua khu vực bang Texas và bắt đầu đếm số lượng gia súc xem đàn gia súc có lớn hay không, để giúp ông quyết định nên tiếp tục kéo dài hoạt động kinh doanh gia súc một thời gian dài hay ngắn. Đó chỉ là trò giải trí.

Pickens đã từng là một người chơi bóng chày rồi sau đó chuyển sang bóng vợt xuất sắc, điều này cũng đồng nghĩa với tốc độ, di chuyển bất ngờ, phản xạ nhanh và khả năng ứng biến bền bỉ. Đó cũng chính là cách ông kinh doanh. Một trong những người quản lý của ông nhớ lại giai đoạn những năm 1970: "Chúng tôi thường tụ tập ở văn phòng của Boone mỗi sáng thứ bảy, một số người ngồi xuống sàn nhà, và Boone sẽ hỏi chúng tôi định làm gì để kiếm tiền vào tuần tới." Pickens tự hào được biết đến là ông chủ công ty dầu lửa duy nhất ở Amarillo vẫn làm việc vào ngày thứ bảy. Phong cách của ông – luôn vạch kế hoạch chi tiết, chú ý đến từng tiểu tiết song khả năng ứng biến cũng rất tài tình – giúp ông trở thành một đối thủ nặng ký của các công ty lớn với tư tưởng quan liêu. Và ông sẽ không né tránh đấu tranh. Khi nhân viên nói cho ông biết một đối thủ hay đường ống khí đốt tự nhiên đã làm một việc gì đó mà ông không thích, ông sẽ đáp lại với câu trả miếng quen thuộc: "Bảo họ đi mà hôn mông gã béo".

Đến đầu những năm 1980, Pickens đã nhận ra điểm yếu trong lĩnh vực kinh doanh dầu lửa. Năng suất của nước Mỹ đang giảm sút, tương lai ngày càng ảm đạm và báo cáo khai thác mỏ dầu khí mới tiếp tục gây thất vọng. Trong khi đó, giá cổ phiếu của các công ty dầu lửa không phải giá trị bán của nguồn dự trữ dầu khí đã được chứng minh. Đây chính là một phương thức để Mesa kiếm tiền. Khắp nơi đều giống như tình cảnh của Hugoton Production trước đây.

Mục tiêu đầu tiên của Pickens trong năm 1982 là Cities Service, là công ty của Henry Doherty, ông trùm dầu lửa và đồ gia dụng – người đầu tiên ở thập niên 19 giảng giải về tác dụng của việc tham gia vào sản xuất dầu khí. Cities Service là công ty lớn thứ 19 ở Mỹ và là tập đoàn công nghiệp lớn thứ 38 trong bảng xếp hạng Fortune 500. Lúc bấy giờ công ty có quy mô lớn gấp ba lần Mesa. Tuy nhiên cổ phiếu của công ty chỉ được bán với mức giá bằng 1/3 giá trị được thẩm định của các mỏ dự trữ dầu khí, rõ ràng đây không phải là sự phục vụ tuyệt vời đối với các cổ đông. Mesa mua được một số lượng lớn cổ phiếu của Cities Service. Trong khi Mesa vẫn đang nghiên cứu kế hoạch thâu tóm công ty, Cities Service đề nghị mua lại Mesa, về sau sự việc lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Gulf nhảy vào cuộc với đề nghị mua Cities gần gấp đôi mức giá cổ phiếu của công ty đang được bán trước khi xẩy ra tình trạng hỗn độn, nhưng sau đó lại nuốt lời. Cuối cùng, Occidental của Armand Hammer có được toàn bộ cổ phiếu của Cities. Mesa kiếm được 30 triệu đô-la lợi nhuận với số cổ phiếu công ty đã mua. Đó chính là thắng lợi đầu tiên.

Đến thời điểm này, hoạt động cơ cấu lại và sáp nhập quy mô lớn đã tràn lan ở khắp lĩnh vực dầu lửa. Khởi đầu là vào năm 1979, khi Shell mua lại công ty Belridge, một hãng sản xuất dầu nặng ở California. Ngay từ đầu những năm 1920, Shell đã theo đuổi Belridge, đề nghị mua lại với mức giá 8 triệu đô-la, nhưng sau đó lại rút lại. Giờ đây, tại thời điểm năm 1979, Shell cũng chỉ trả cao hơn một chút, tổng cộng là 3,6 tỷ đô-la, lúc bấy giờ được coi là vụ mua bán công ty lớn nhất. Năm 1981, Conoco thoát khỏi nỗ lực tiếp quản của Dome Petroleum, Canada khi rơi vào tay DuPont với giá 7,8 tỷ đô-la. Mobil cũng tham gia vào cuộc chạy đua mua lại Marathon, công ty sản xuất tiền thân của Standard Oil và là người đồng sở hữu mỏ Yates, một trong những mỏ dầu lửa lớn trong nước ở vùng Permian Basin thuộc bang Texas. Tìm một người mua thay thế cho Mobil, Marathon đã tự bán lại với giá 5,9 tỷ đô-la cho U.S Steel, hãng này đang tìm thoát ra khỏi thảm họa của nền công nghiệp thép Hoa kỳ. Mesa đấu giá để mua lại General American, một hãng sản xuất dầu thô lớn, tuy nhiên Phillips nẫng tay trên hãng này với giá 1,1 tỷ đô-la. Bị lấy mất con mồi, Pickens chờ đợi một cơ hội tốt. Mục tiêu khác sẽ xuất hiện.

Tuần lễ Mexico

Suốt thời gian đó, tình hình cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu ngày càng có chiều hướng xấu đi. Hoạt động khai thác dầu mỏ tại Mỹ ngưng trệ. Số lượng các vụ đảo nợ và phá sản tăng vọt. Các công ty lớn bắt đầu chính sách thắt lưng buộc bụng, ổn định giá cả và cho nhân viên nghỉ hưu sớm. Các nhà đầu tư không còn phải lo lắng về tình trạng lạm phát đã bắt đầu từ bỏ dầu mỏ và quay sang thị trường chứng khoán; các quỹ tương hỗ và các nhà quản lý tiền mới đang ngày càng quan tâm đến dầu mỏ, các chương trình khai thác và các nhà địa chất trong những cuộc họp bàn lúc ăn tối. Cuộc suy thoái kinh tế xảy ra đã chứng kiến những quốc gia phụ thuộc lớn vào dầu mỏ trở thành hệ thống toàn cầu như thế nào. Và rõ nét nhất là Mexico, một quốc gia với khoản nợ quốc tế khổng lồ lên tới 84 tỷ đô-la Mỹ vào năm 1982, đã bất ngờ nổi lên là một cường quốc trong lĩnh vực dầu mỏ. Năm đó, Jesus Silva Herzog trở thành Bộ trưởng Tài chính của Mexico. Cha ông, người đứng đầu quốc gia vào năm 1937 đã nhận thấy sai lầm của các công ty dầu mỏ đang hoạt động tại Mexico là tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ và cung cấp những yếu tố căn bản cho chính sách quốc hữu hóa do Tổng thống Cardenas khởi xướng. Sau đó, ông sở hữu một phần Pemex, công ty dầu mỏ quốc gia cho đến khi dời bỏ vì xảy ra xích mích với các công nhân về vấn đề tiền lương. Con trai ông đã lựa chọn con đường trở thành một nhà khoa học Mexico. Ông đã tốt nghiệp kinh tế tại trường Đại học Yale danh tiếng của Mỹ, và làm cho cơ quan nhà nước cho đến tháng 4 năm 1982 khi Tổng thống Lopez Portilo bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Tài chính.

Silva Herzog cảm thấy rất sốc khi nhận ra rằng đất nước đang ở bên bờ của cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Đó là kết quả của việc giá dầu mỏ giảm sút, tỷ lệ lãi suất tăng cao, đồng peso được đánh giá cao quá mức, chính phủ chi tiêu vô độ, thị trường xuất khẩu phi dầu mỏ của Mexico trở nên khan hiếm do nền kinh tế Mỹ suy thoái. Quan trọng hơn cả là việc các quốc gia khác rút vốn đầu tư ồ ạt. Silva Herzog hiểu rằng Mexico không thể kham nổi khoản nợ khổng lồ. Quốc gia này không thể trả lãi, nói gì đến hoàn vốn vay. Tuy nhiên, Tổng thống Lopez Portillo, người được ca ngợi là tổng thống tuyệt vời nhất trong lịch sử Mexico đã bỏ ngoài tai sự cảnh báo của Silva. Sau này, ông thừa nhận: "Đó quả thật là một trả giá quá đắt." Silva Herzog bắt đầu những chuyến công du bí mật tới Washington, D.C. vào đêm thứ năm để gặp Paul Voloker, chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ vào sáng thứ Sáu, và bay trở lại Mexico ngay đêm hôm đó để kịp có mặt trong các sự kiện xã hội và tránh bị phát hiện rằng ông đã rời thành phố. Silva đã vay Cục Dự trữ Liên bang số tiền 9 tỷ đô-la Mỹ, nhưng khoản tiền này đã bị tiêu hao chỉ trong vòng một tuần do tình trạng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngày 12 tháng 8 năm 1982. Silva Herzog kết luận rằng khả năng ứng biến là không thể; Mexico sẽ không thể trả được lãi suất. Tất nhiên, điều này sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ. Nhưng hơn thế nữa, còn có thể khiến hệ thống tài chính toàn cầu có nguy cơ bị sụp đổ. Vốn nợ của Mexico tại chín ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tương đương với 44% tổng số vốn. Sẽ có bao nhiêu ngân hàng của Mỹ và trên toàn thế giới rơi vào làn sóng đầu tiên này? Và thêm bao nhiêu ngân hàng nữa bị ảnh hưởng trong làn sóng thứ hai? Và Mexico đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế thế giới?

Vào ngày 13 tháng 8, Silva Herzog trở lại Washington, D.C. Sau này, chuyến đi đó được gọi là "Tuần lễ Mexico." Trong buổi gặp mặt đầu tiên với Bộ trưởng Ngân khố Donald Regan, Silva Herzog nói rằng ông đã hết sạch ngoại tệ. "Chúng ta phải làm một cái gì đó," ông nói, "nếu không sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến toàn cầu." Cuối buổi thảo luận, Regan nói, "Thực sự ngài đang gặp khó khăn. "Không, ngài Bộ trưởng ạ," Silva Herzog đáp lời," tôi nghĩ là cả hai chúng ta đều đang gặp khó khăn cơ đấy."

Cả Mexico và Mỹ đều bắt đầu làm việc vào chiều ngày thứ 6 và tiếp tục làm thêm giờ vào sáng ngày thứ 7. Họ xếp những khoản cho vay và các gói tín dụng hàng tỷ đô-la. Đồng thời, Ban dự phòng dầu mỏ Chiến lược của Mỹ đã đặt mua trước dầu mỏ của Mexico. Nhưng sau đó, khoảng 3 giờ sáng chủ nhật, có vẻ như thỏa thuận sẽ không được thực hiện. Silva Herzog phát hiện ra khoản phí dịch vụ trị giá 100 triệu đô-la giấu kín trong một bản hợp đồng. Một quan chức Mỹ cho hay: "Khi ai đó gặp khó khăn lớn, chúng tôi cho anh ta mượn tiền nhưng ngược lại anh ta phả trả phí." Silva vô cùng tức giận, "Đây không phải là kinh doanh," ông ngắt lời. "Xin lỗi. Tôi không thể chấp nhận điều này." Ông gọi Lopez Portillo, người đã giận dữ chấm dứt mọi cuộc thảo luận quay về Mexico ngay lập tức.

Sau đó, khi Silva Herzog đang ủ rũ tại đại sự quán Mexico và sửa soạn rời văn phòng thì một cú điện thoại từ Bộ Ngân khố Mỹ cho biết khoản phí 100 triệu đô-la đã được huỷ bỏ. Nước Mỹ không thể đùa với nguy hiểm. Ai biết được hậu quả sẽ như thế nào vào thứ hai? Và do đó, khi tuần lễ Mexico kết thúc, một phần trong khoản tiền cứu trợ khẩn cấp đã được chuyển tới.

Silva Herzog bay về giữa lúc Mexico đang trong tình trạng hỗn loạn. Ông lên hình trong suốt 45 phút với một chiếc bảng đen trống trơn không một dòng giải thích về những gì đang diễn ra, và sau đó, vào ngày thứ 6 kế tiếp, quay lại New York để họp với Cục dự trữ liên bang và đại diện của các ngân hàng đang khủng hoảng để thực hiện việc tái cơ cấu các khoản nợ của Mexico. Những gì còn tồn đọng là các khoản nợ được hoãn. Nhưng không ai muốn gọi như vậy; thay vào đó, họ gọi là "các khoản nợ gia hạn thêm". Lịch sử đúng, ít nhất một phần nào đấy, khi nói rằng Mexico đã vỡ nợ.

Silva Herzog mệt mỏi bay trở lại Mexico. Ngay khi vừa hạ cánh, ông lập tức đi đến một ngôi làng trên núi cách xa thành phố Mexico. "Tôi cần tránh xa tất cả những gì vừa trải qua. Tôi nhớ cha tôi và vai trò của ông trong việc quốc hữu hóa ngành dầu mỏ. Khi đó tôi mới ba tuổi. Những năm sau này, ông vẫn thường kể cho tôi về giai đoạn ấy. Đó từng là một trong những đề tài nói chuyện ưa thích của ông. Và giờ đây tôi vừa trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử Mexico kể từ năm 1938 cũng liên quan tới dầu mỏ. Chúng ta đã phạm phải một sai lầm tệ hại đối về vấn đề này. Nhưng người dân Mexico vẫn còn dư âm về một chiến thắng tuyệt vời. Đó là, chúng ta đã có được thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử Mexico. Và lần đầu tiên trong suốt những năm 1978 cho tới 1981, chúng ta nhận được sự quan tâm của những con người nổi tiếng nhất trên thế giới. Chúng ta nghĩ mình giàu có vì chúng ta có dầu mỏ."

Thị trường tài chính thế giới chao đảo vào tháng 8 năm 1982, nhưng những biện pháp ứng biến vội vã trong Tuần lễ Mexico và của các ngày tiếp sau đó đã được áp dụng để bình ổn hệ thống tài chính toàn cầu. Khoản nợ của Mexico được gia hạn, tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu đã qua đi thì "quyền năng dầu mỏ" hóa ra lại không mạnh như người ta tưởng. Đối với một quốc gia xuất khẩu dầu thì dầu mỏ không chỉ là điểm mạnh mà còn là điểm yếu. Hơn thế nữa còn sắp xuất hiện một cuộc chuyển giao khác. Trong đó cuộc khủng hoảng dầu mỏ trở thành cuộc khủng hoảng nợ quốc tế mà con nợ là các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, đi vay nợ dựa trên niềm tin rằng dầu luôn bán được trên thị trường với giá cao. Vào lúc Mexico đang đứng trên bờ vực phá sản thì có một ngân hàng nhỏ khác có tên Penn Square, đặt trụ sở tại một trung tâm mua sắm tầm thường ở Oklahoma cũng lâm vào cảnh không trả được nợ. Đó là ngân hàng chuyên chuyển các khoản vay nợ dựa trên nguồn năng lượng. Ngân hàng Penn Square trở thành tâm điểm tranh cãi gay gắt giữa Cục dự trữ Liên bang và các cơ quan có chức năng điều chỉnh khác. Thế nhưng tại sao lại phải chú ý quá nhiều đến một ngân hàng nhỏ nằm giữa khu mua sắm vùng ngoại ô, trong lúc Mexico sắp phá sản. Lý do là ngân hàng này phát hành các khoản vay có giá trị lớn về dầu mỏ và khí đốt mà phần lớn các khoản vay này đều có vấn đề. Sau đó thì bán lại các khoản vay trị giá khoảng hai tỷ đô-la cho các ngân hàng tiền tệ lớn như Continental Illinois, Bank of America, và Chase Manhattan. Nhưng ngân hàng Penn Square đã giữ một danh mục nợ không có giá trị. Ngân hàng này đã không thể trả được nợ và phải đóng cửa. Tuy nhiên, thế vẫn chưa hết.

Ở tầm quốc gia, ngân hàng tích cực nhất trong lĩnh vực cho vay dựa trên nguồn năng lượng là Continental Illinois, ngân hàng lớn nhất vùng Midwest, và lớn thứ bảy trong nước. Nhìn chung, đây là ngân hàng chuyên cho vay có mức tăng trưởng nhanh nhất và đã giành được giải thưởng quản lý tốt nhất. Còn chủ tịch của ngân hàng này thì được bình chọn là "Chủ ngân hàng của năm". Continental Illinois là một đối thủ đáng gờm với thị phần tăng nhanh chóng trong lĩnh vực cho vay nợ dựa trên dầu mỏ và khí đốt cũng như các lĩnh vực khác. Tạp chí Wall Street đã gọi Continental Illinois là "ngân hàng bất khả bại".

Khi giá dầu giảm thì điều hiển nhiên là ngân hàng Continental Illinois với một danh mục khổng lồ các khoản cho vay nợ dựa trên năng lượng chuyển giao từ ngân hàng Penn Square và từ các nguồn khác đang lâm vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Kết quả là, năm 1984 đã đánh dấu mốc số lượng người rút tiền khỏi ngân hàng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Các ngân hàng và các công ty khác trên toàn cầu đều đồng loạt rút tiền. Chỉ số tín dụng của Continental Illinois cho thấy những dấu hiệu rất bi quan. Liền theo đó, hệ thống các ngân hàng liên kết cũng lâm vào cảnh nguy khốn. Chính quyền liên bang buộc phải can thiệp với khoản bảo lãnh 5,5 triệu đô-la vốn mới, 8 triệu đô-la cho vay khẩn cấp và tất nhiên là kèm theo bộ máy quản lý mới. Điều chưa từng xảy ra ở Mỹ, ít nhất cho tới thời điểm lúc đó, là ngân hàng Continental Illinois đã được quốc hữu hóa. Với một quy mô lớn như vậy mà không có phản ứng kịp thời thì hậu quả thật khôn lường.

Cùng với sự suy giảm của ngân hàng Continental Illinois, hình thức cho vay nợ dựa trên năng lượng ngay lập tức không còn được ưa chuộng nữa. Bất cứ ngân hàng nào đang có ý định hay có khả năng cho các công ty năng lượng vay tiền đều phải xem xét lại đường lối hoạt động sao cho nghiêm ngặt hơn. Điều này khiến khả năng có được một khoản vay nợ dầu mỏ và khí đốt giờ đây không còn dễ dày như trước kia nữa. Không có vốn họ sẽ không thể khai thác hay phát triển, dù đang có một cuộc bùng nổ giá xăng dầu.

Khi mũi khoan thăm dò lên tiếng

Một thảm kịch khác vẫn còn được truyền miệng trong giới khai thác dầu mỏ là vụ khai thác dầu ở vùng Alaska xa xôi hẻo lánh. Người ta vẫn nghĩ rằng có đến nửa trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được phát hiện của Mỹ nằm ở vùng biển kề sát Alaska. Và mọi con mắt đều đổ dồn về một nơi – đó là vùng Mukluk, theo tiếng Eskimo thì có nghĩa là chiếc ủng làm bằng da hải cẩu. Địa điểm này thực ra là một kết cấu ngầm, cách bờ biển phía Bắc của Alaska 14 dặm, nơi biển Beaufort tiếp giáp Bắc Băng Dương và cách khu bảo tồn North Slope, vịnh Prudhoe 65 dặm về phía tây bắc. Mukluk đã khơi gợi nên một niềm hứng khởi lớn trong giới khai thác dầu. Nhiều công ty đã gia nhập vào hàng ngũ khai thác mạo hiểm mà đứng đầu là BP, Sohio, và Diamond Shamrock. Họ hy vọng sẽ vớ bẫm được một mỏ dầu mới với quy mô lớn như ở Đông Texas, hay vịnh Prudhoe. Có lẽ đây là một phát hiện có tầm cỡ ngang với các khu khai thác nổi tiếng ở Arập Xêút. Nó được quảng cáo là triển vọng nhất nhì thời đại. Chủ tịch công ty khai thác Diamond Shamrock tuyên bố: "Đây đúng như một giấc mơ". Các nhà địa chất của BP cho rằng đây là vụ khai thác mạo hiểm có nguy cơ rủi ro thấp nhất mà công ty từng tham gia – tỷ lệ rủi ro là 1:3 so với tỷ lệ thông thường là 1:8. Tuy vậy, cũng phải mất một khoản khá tốn kém, khoảng hơn 2 triệu đô-la để có thể khai thác được nguồn tài nguyên của Mukluk. Trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, đầy thử thách đó, các công ty đã phải xây dựng nguyên một hòn đảo để khoan sâu xuống dưới bề mặt nước băng giá. Hơn nữa, công việc này cũng phải tiến hành trong khoảng thời gian mùa hè ngắn ngủi, trước khi mặt biển đóng băng. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống dưới -80 độ.

Trong khoảng thời gian tiến hành khoan thăm dò thực tế vào mùa hè và mùa thu năm 1983, vụ Mukluk đã hoàn toàn thu hút trí tưởng tượng của giới dầu mỏ và giới tài chính. Giá cổ phiếu của những công ty có liên quan tăng vọt. Nếu vụ này thành công sẽ kéo theo mọi thay đổi: vị thế của các công ty khai thác Mukluk, triển vọng của nước Mỹ, sự cân băng nguồn dầu mỏ trên thế giới, thậm chí cả mối quan hệ giữa các quốc gia công nghiệp với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. Nhưng như nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng thế kỷ XIX, John Galey đã nói, chỉ có những mũi khoan mới đưa ra câu trả lời chắc chắn. Và rồi trong tuần đầu tiên của tháng 12 năm 1983, "mũi khoan" đã lên tiếng, tin tức lan nhanh trên toàn thế giới. Ở độ sâu gần 2500m dưới mực nước biển, lẽ ra phải có dầu thì mũi khoan thăm dò lại chẳng phát hiện được gì ngoài nước mặn. Mukluk đã khô cạn dầu.

Có một bằng chứng rõ ràng là dầu mỏ từng có ở Mukluk. Nhưng hoặc là do sai phạm về cơ cấu dẫn đến rò rỉ dầu mỏ trên bề mặt – một lượng lớn dầu mỏ đã bị tràn, dù không có đánh giá môi trường nào về việc này hay có lẽ, cách giải thích khôi hài nhất, là vùng đất này bị nghiêng khiến dầu không chảy đến giàn khoan tại vịnh Prudhoe. "Chúng ta đã khoan đúng chỗ," Richard Bray, Chủ tịch Sohio nói. "Chúng ta chỉ chậm có 30 triệu năm thôi."

Vụ phiêu lưu ở Mukluk không chỉ là vụ khoan phải giếng dầu khô tốn kém nhất trong lịch sử mà còn là bước đột phá về công cuộc khai thác tại Mỹ. Hố dầu cạn khô dường như đã cho thấy nước Mỹ không có tiềm năng về dầu mỏ. Việc khai thác quá nguy hiểm và ngốn quá nhiều tiền. Trong tương lai sẽ phải có hình thức quản lý để kịp thời ngăn chặn những trường hợp cố tình gây nguy hiểm và tổn thất lớn. Trong tâm trí của nhiều giám đốc điều hành các công ty dầu mỏ danh tiếng, Mukluk đã gửi đi một thông điệp đầy khích lệ rằng họ nên chuyển hoạt động khai thác sang dự trữ dầu mỏ, dưới dạng tài sản cá nhân hoặc của các công ty. Sau Mukluk, nhu cầu mua dầu của họ đã tăng lên.

Vấn đề gia đình

Quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp dầu mỏ không chỉ bị chi phối bởi kinh tế và địa chất học mà còn bởi mầm mống của lòng thù hận, sự căm ghét và oán giận bắt nguồn từ bên trong các gia đình. Cuộc chiến giữa những người thừa kế tài sản dòng họ Keck đã dẫn đến kết quả là Mobil có được Superior Oil, một công ty độc lập lớn nhất quốc gia chỉ với cái giá 5,7 tỷ đô-la Mỹ. Nhưng khó khăn đối với gia đình danh giá bậc nhất này là việc quản lý chặt chẽ Getty Oil, đại công ty hợp nhất giàu có do J.Paul Getty xây dựng vào thập niên 1930 mà sau này trở thành một công ty toàn cầu vào những năm 1950 nhờ những khám phá về dầu mỏ tại khu vực Neutral Zone nằm giữa Arập Xêút và Côoét. Getty, người tin tưởng hoàn toàn vào giá trị công ty này, đã mất năm 1976. Lúc này, vào những năm 1980, Getty Oil chưa có nguồn dự trữ mới và cổ phiếu của Getty Oil được bán với giá rất thấp so với giá trị cổ phiếu thực tế của công ty. Gordon, một trong những người con trai của J.Paul Getty, mặc dù quan tâm đến âm nhạc nhiều hơn là tìm kiếm dầu mỏ và đã có một tuyển tập sáng tác các bài hát dựa theo thơ của Emily Dickinson – cũng thắc mắc không hiểu giá trị cổ phiếu đã biến đi đâu. Điều đó đã đẩy anh ta vào thế đối đầu với những người đang điều hành Getty. Có lẽ họ đã nghĩ rằng chính họ mới là người nắm giữ đòn bẩy quyền lực nhưng thực tế thì Gordon Getty và phe cánh anh ta mới là những người kiểm soát cổ phiếu của công ty. J. Paul Getty đã đối xử rất khắc nghiệt với tất cả người con của mình, kể cả Gordon, và điều này khiến cậu em nhà Getty không có lý do gì phải tưởng nhớ thành quả của cha mình. Khi cơ hội gõ cửa, anh ta sẵn sàng chụp lấy nó.

Tuy nhiên, khi sự việc xảy ra, Gordon Getty có đến hai cơ hội trong tầm tay, dù rằng không hẳn đã là may mắn nếu xét về những rắc rối sau này. Và đương nhiên anh ta sẽ không bỏ qua cơ hội nào. Đầu tiên phải kể đến đề nghị của Dennzoil, một công ty độc lập lớn do vua dầu lửa, Hugh Liedkte, đối tác lâu năm của George Bush và là bạn của Boone Dickens điều hành. Xét ở góc độ nào đó, nếu Getty chấp thuận bản chào giá của Pennzoil, điều này sẽ trở thành trung tâm của những tranh chấp nảy lửa và gay gắt. Cơ hội thứ hai đến từ Texaco. Chủ tịch của công ty này từng có mặt tại khách sạn Pierr Hotel, trước đây thuộc sở hữu của Getty Anh, vào một buổi tối muộn và đưa ra bản chào giá hời cho Getty Em. Không nghi ngờ gì, Getty nhanh chóng chấp thuận lời đề nghị đó. Vì vậy, Texaco đã mua Getty Oil với giá 10,2 tỷ đô-la Mỹ. Đồng thời cùng lúc đó Pennzoil đệ đơn kiện công ty này. ­­

Cái chết của đại bàng

Ngay khi bắt đầu câu chuyện nhiều kỳ về bộ ba Texaco - Pennzoil - Getty, Boone Pickens đã có cuộc tiễp xúc ngắn với Gordon Getty và chỉ cho anh ta biết cách định giá giá trị trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Đã hơn một lần, Pickens mua cổ phiếu của Texaco, nhưng dường như ông đã để mắt tới một nơi nào đó. Công ty Mesa của ông đang đụng phải một vấn đề lớn, khiến gần như toàn bộ ngành dầu lửa gặp khó khăn. Do giai đoạn bùng nổ đột ngột rơi vào giai đoạn sụp đổ, Mesa đã cam kết sẽ chi 300 triệu đô-la để tiến hành một chương trình khai thác dầu mỏ. Công ty này có 51 giàn khoan đang hoạt động, trong đó có 5 giàn khoan với chi phí cực kỳ tốn kém tại Vịnh Mexico được nhiều công nhân, tàu thuyền, trực thăng và lực lượng hải quan hỗ trợ. Chi phí cho toàn bộ hoạt động trên đang ngốn tiền khủng khiếp với tốc độ vô cùng chóng mặt. "Các đồng nghiệp của tôi" Pickens thông báo trong một cuộc họp ban quản trị tại Amarillo vào tháng 7 năm 1983, "Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta phải mau chóng tìm cách thu về thật nhanh 300 triệu đô-la. Chúng ta đã đổ một núi tiền của cho Vịnh Mexico này. Do vậy, chúng ta không thể rút chân ra khỏi đây. Một trận thắng nhỏ sẽ chẳng làm nên trò chống gì. Chúng ta cần ghi điểm ở trận đấu lớn."

Nơi có thể hái ra tiền một cách chóng vánh chính là các công ty dầu mỏ lớn có số lượng cổ phiếu bán ra chỉ bằng một phần giá trị tài sản. Và con mắt của Pickens đổ dồn vào Gulf Oil, một trong những mỏ dầu của công ty danh tiếng Bảy chị em. Đây là mỏ dầu do gia đình Mellon xây dựng nhờ vào phát hiện của Guffey và Galey tại Spindletop năm 1991, và đã phát triển thành một tập đoàn lớn ở Mỹ cũng như một công ty toàn cầu. Công ty này đã cắm cờ Mỹ tại Côoét. Nhưng kể từ đó, gia đình nhà Mellon không còn quản lý hiệu quả; nội bộ các thành viên chia rẽ và bán đi nhiều cổ phần. Khi Pickens nhìn thấy điều này cũng là lúc Gulf đang trong tình trạng ngặt nghèo nhất – với lượng cổ phiếu bán ra ít hơn một phần ba giá trị của nó (theo đánh giá của giới chuyên môn).

Theo dõi Gulf rất kỹ trong cuộc chiến chống lại Cities Service, Pickens nhận thấy cách thức quản lý của công ty này không hiệu quả và thiếu cương quyết. Ông khẳng định với cơ chế quan liêu rườm rà của Gulf, sẽ mất thời gian khá lâu để có thể đưa ra một hành động cụ thể. Gulf đã trải qua mười năm lục đục và tuột khỏi tốp các công ty đứng đầu. Những can thiệp chính trị bất hợp pháp của Mỹ, trong đó có vụ Watergate và những khoản thanh toán nước ngoài gây nhiều tranh cãi đã làm thay đổi cơ cấu nội bộ công ty, trong đó có sự ra đi của những ông chủ cỡ bự và thay vào đó là những người quản lý mới mà với họ, trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất.

Vị chủ tịch, người quản lý công ty từ nửa sau những năm 1970 được mọi người gọi bằng những "mỹ từ" như "Quý ông trong sạch" hay "Quý ngài mát tính". Hẳn chỉ ở Gulf mới có một ban giám đốc "kỹ tính" như thế, "mất đến sáu năm mà chưa đưa ra được một quyết định cụ thể với những vấn đề còn tồn đọng" một điều hành viên của Gulf nhớ lại. "Tất cả xảy ra đúng vào thời điểm ngành công nghiệp dầu mỏ đang gặp nhiều khó khăn, tổ chức OPEC đang trong giai đoạn lộn xộn và ở khu vực Viễn Đông, mọi thứ rối tung hết cả, còn chúng tôi thì đang đánh mất thị trường châu Âu béo bở."

Danh sách khó khăn của Gulf còn kéo dài. Năm 1975, công ty Gulf ủy quyền tại Côoét, có ảnh hưởng lớn đối với doanh thu của Gulf, bị quốc hữu hóa. Công ty đã thất bại trong một vụ kiện tốn kém về chống độc quyền liên quan đến quảng bá chất uranium. Mặc dù giữa những năm 1970, Gulf đã đổ rất nhiều tiền vào việc tìm kiếm những nguồn dầu lửa an toàn về chính trị ở Mỹ và các nơi khác, - nhưng những nguồn nguồn dự trữ mới được tìm ra dường như là không đáng kể. Nguồn dự trữ nội địa đang giảm đi nhanh chóng, tới 40% chỉ tính riêng từ năm 1978 đến năm 1982. Điều này buộc công ty phải khai khống chi phí thăm dò nguồn khí đốt tự nhiên trị giá hàng trăm triệu đô-la nhằm đáp ứng yêu cầu trong hợp đồng đen đủi ký nhiều năm trước đó. Do hoạt động thua lỗ tại Côoét năm 1975, khả năng cạnh tranh của Gulf đã sụt giảm đáng kể; bên cạnh đó, công ty còn đánh mất ưu thế là một công ty toàn cầu chuyên đảm nhận hoạt động sản xuất và thăm dò quốc tế trên quy mô lớn. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa tìm ra nguồn dự trữ mới.

Đội ngũ quản lý kế nhiệm bắt đầu đưa ra giải pháp làm trong sạch bộ máy công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động hiệu quả hơn. Chủ tịch mới của công ty, người tiền nhiệm của "Quý ông trong sạch" tên là Jimmy Lee. Được ví với Boone Pickens về cá tính tự lập, sự nghiệp của Jimmy Lee là tấm gương phản chiếu cuộc cách mạng của những công ty dầu mỏ lớn. Ông làm việc tại nhà máy lọc dầu của Gulf tại Philadelphia vào cuối những năm 1940, khi những tàu chở dầu đầu tiên của Côoét cập bến. Sau này, khi thời đại công nghiệp phát triển, sự nghiệp của ông đã vươn ra nước ngoài bằng việc cho xây dựng hệ thống lọc dầu và marketing tại Philippines và Hàn Quốc; đồng thời phụ trách toàn bộ hoạt động ở khu vực Viễn Đông. Bên cạnh đó, ông là đại diện của Gulf tại Côoét vào thời điểm các nhà sản xuất tại Trung Đông hiềm khích với nhau và gây áp lực lên các công ty đòi gia tăng sản lượng. Kết quả là, ông cùng lúc phải điều hành toàn bộ khối lượng công việc trải từ London sang đến toàn bộ Đông Bán Cầu, nghĩa là ông vừa phải nghĩ cách dành được sự tín nhiệm của những người lái môtô tại châu Âu, vừa phải vận hành các giàn khoan tại Angola. Tuy nhiên, hiện nay ông đã quay trở lại Pittsburgh để chỉnh đốn lại công ty hiện đang trong tình trạng xập xệ. Dù vậy, rất tiếc là ông không có nhiều thời gian.

Tháng 8 năm 1983, Mesa bắt đầu gom góp cổ phiếu của Gulf thông qua tài khoản các ngân hàng nằm rải rác khắp đất nước nhưng chỉ một đến hai người biết mã số giao dịch. Tháng 10, Mesa thành lập tập đoàn đầu tư Gulf Investors Group, tên viết tắt là GIG giúp Mesa có thêm nhiều đối tác, tạo nguồn lực tài chính cần thiết để chuẩn bị tấn công Gulf. Cũng trong tháng đó, nhóm làm việc Mesa bắt đầu mở màn chiến dịch và mục tiêu trước hết là hối thúc Gulf nhanh chóng chuyển một nửa trữ lượng dầu và khí gas tại Mỹ thành dạng ủy thác do các cổ đông trực tiếp nắm giữ. Nhờ đó mang lại luồng tiền mặt cho các cổ đông này và xóa bỏ việc đánh thuế hai lần đối với cổ tức.

Gulf bắt đầu chiến dịch phản công. Mục tiêu là nhắm tới bốn trăm ngàn cổ đông của công ty, những người sẽ quyết định bỏ phiếu cho ai, Pickens hay lãnh đạo công ty? Nhưng Gulf đã vấp phải một trở ngại lớn vì sự bất đồng sâu sắc của đội ngũ chóp bu trong việc đưa ra một phương án hành động chung. Điều này khiến Gulf bất lợi khi ứng phó với Pickens và sự phản ứng dường như trở nên thiếu cương quyết và kém hiệu quả đúng như những gì Pickens đã dự đoán. Trong khi đó, bản thân Pickens lại rất nhạy bén, năng động, không ngừng sáng tạo và giỏi ứng phó. Ông biết cách tranh thủ tình cảm của các cổ đông pháp nhân, những người sở hữu một lượng lớn cổ phiếu của Gulf. Ông biết cách điều khiển công chúng. Và quan hệ với giới truyền thông của ông tốt hơn nhiều các giám đốc cấp cao của Gulf. Pickens đã tạo dựng cho mình hình ảnh một cổ đông tầm cỡ nhất, một nhà sản xuất dầu mỏ uy tín, một con người của công chúng, chứ không phải là một kẻ tầm thường bước ra từ thế giới của những đại gia thâu tóm quyền lực nhờ dầu mỏ. "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến một cuộc tranh chấp quyền lực như thế này trong sự nghiệp của mình," Lee nói. "Chưa bao giờ tôi chuẩn bị điều đó cả". Nhưng thực tế Gulf đã chiến đấu lại và rất quyết liệt là đằng khác. Lee cùng các đồng nghiệp tranh thủ tình cảm của các nhà đầu tư lớn và Gulf đã giành thắng lợi sát sao trong cuộc bỏ phiếu ủy quyền vào tháng 12 năm 1983, với tỷ lệ 52% trên 48%. Nhưng đó chỉ là chiến thắng tạm thời. Pickens không bỏ cuộc. Ông đệ trình một đề xuất bằng văn bản lên ban giám đốc của Gulf đề nghị cho phép các cổ đông trực tiếp nắm giữ trữ lượng dầu mỏ và khí gas. Tuy nhiên, ban giám đốc đã bác bỏ yêu cầu này. Pickens tiếp tục gặp Michael Milken, vua trái phiếu rủi ro tại Drexel Burnham ở Beverly Hills để huy động thêm tiền bằng những trái phiếu đó nhằm tiến hành triệt để cuộc đấu thầu giành quyền quản lý.

Jimmy Lee hiểu rằng thời gian không có nhiều. Ông phải tìm cách đầy giá cổ phiếu đi lên. Ông nghĩ đến giải pháp tách các hoạt động lọc dầu, marketing và hóa dầu thành các công ty riêng lẻ. Một tin vui đã đến; Gulf đã thay thế 95% trữ lượng dầu mỏ của mình năm 1983. Tuy nhiên, công ty vẫn còn trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Tháng 1 năm 1984, Lee nhận được một cuộc điện thoại từ Robert O. Anderson, chủ tịch của ARCO, bày tỏ muốn đề cập đến "lợi ích vật chất". Họ cùng ăn tối tại Denver, trong một phòng ăn riêng tại khách sạn Brown Palace. Mỗi bên đều có một người đồng nghiệp đi kèm. Anderson hiểu rõ mình muốn gì – đó là hoạt động sản xuất ở nước ngoài của Gulf, chứ không phải những trạm dịch vụ hay các nhà máy lọc dầu của công ty này. Ông tin rằng tường lai của các công ty dầu mỏ lớn nằm ở những trữ lượng dầu mỏ ở nước ngoài, và thành công hay thất bại của họ sẽ phụ thuộc vào mức độ tham gia vào cái gọi là "chu trình quốc tế". Và dĩ nhiên để phát triển và củng cố vị trí của mình trên thị trường dầu mỏ quốc tế, bất kỳ công ty nào cũng đều phải trải qua những giai đoạn khó khăn – trừ khi công ty đó thuộc tập đoàn danh tiếng toàn cầu Bảy chị em. Gulf sẽ cung cấp những gì mà ARCO cần. "Khi Gulf làm mất thị trường Côoét, điều đó đồng nghĩa với việc họ đã đánh mất một thương vụ lớn," Anderson tư lự trả lời, "nhưng họ vẫn còn nhiều thị trường quan trọng". Trong bữa ăn tối, Anderson nói rằng ông sẵn sàng trả cho Gulf 62 đô-la một cổ phiếu, cao hơn nhiều so với giá 41 đô-la mà công ty đã bán nửa năm đầu trước đó. Lee đáp lời bằng cách đề nghị sáp nhập các công ty con của cả hai công ty ở Mỹ lại, điều này sẽ giúp Gulf có được một nửa trữ lượng béo bở tại North Slope của ARCO. Nhưng Anderson không mất đến một giây để từ chối: "Không, cảm ơn anh".

Sau đó, Lee nhận được cuộc điện thoại thứ hai của Anderson. "Tôi nghĩ tôi nên gọi cho anh để nói rằng tôi đã có một bữa ăn tối với Boone Pickens ở Denver tối qua," Anderson mở lời. "Và tôi nói với ông ta rằng chúng ta sẽ trả 62 đô-la cho một cổ phiếu của Gulf".

"Cảm ơn anh đã báo cho tôi biết," Lee nói, cố không để lộ sự mỉa mai qua giọng nói. Mục tiêu gặp mặt Pickens của Anderson là tìm hiểu kế hoạch mà "Pickens đang cố gắng thực hiện và bảo đảm ông ta sẽ không gây cản trở gì cho chúng ta." Nhưng đó không phải là điều Lee quan tâm. Ngay khi gác máy, ông cho gọi các nhân viên của mình. "Chà," ông nói,"Bob Anderson vừa mới chơi chúng ta một vố đau. Đã đến lúc chúng ta phải nhập cuộc rồi."

Cú điện thoại thứ hai của Anderson đã làm Lee sụp đổ mọi hy vọng về khả năng Gulf có thể tiếp tục hoạt động độc lập. "Trò chơi đã kết thúc," ông chậm rãi nói. Có một luật bất thành văn là từ lâu, những công ty dầu mỏ lớn luôn dị ứng với những bản chào giá không thiện chí. Nhưng những lời tuyên bố của Anderson theo sự chỉ đạo của Mobil tại Marathon đã cho thấy quy định đó đã bị phá vỡ và những công ty lớn có thể săn đuổi các công ty mục tiêu nhờ vào nguồn lực tài chính hùng hậu. Và giờ đây giá mua lại Gulf đã được đề xuất với ban lãnh đạo công ty, và sẽ sớm được công bố. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian trước khi có ai đó mua công ty. Nhưng là ai mới được. Lee quyết định kêu gọi mức giá cao nhất. Ông gọi điện cho ban lãnh đạo của các công ty lớn khác. Đó là một nhiệm vụ khó khăn hơn bao giờ hết, nhưng Anderson đã làm xáo trộn mọi việc đẩy Lee vào chỗ không còn lựa chọn nào khác. Ông gửi tin nhắn giống nhau cho giám đốc các công ty đó: "Chúng tôi đang trong tình thế khó khăn, và tôi có bằng chứng cho thấy có ai đó đang làm một cuộc chạy đua với chúng tôi. Nếu quý ngài quan tâm, tôi đề nghị nên có sự chuẩn bị về mặt tài chính".

Pickens tung ra quân bài tiếp theo bằng việc đề nghị trả 65 đô-la một cổ phiếu thay vì giá 62 đô-la mà ARCO đã đưa ra. "Tôi biết 65 đô-la là cái giá chấp nhận được," Lee nói. "Nếu có ai đó tiếp quản công ty các ngài, các ngài gần như sẽ đạt được mọi thứ mình cần." Một lần nữa ông xem xét lại các CEO của những công lý lớn khác. Lần này ông đã hiểu rõ và chấp nhận thực tế. Gufl đã sẵn sàng bán. Trong số những người ông đã gọi có George Keller, Chủ tịch của Chevron tỏ ra quan tâm đến Gulf. Mặc dù hoạt động kinh doanh chủ yếu của tờ-rớt Standard Oil diễn ra tại miền tây, nhưng Chevron vẫn đặt trụ sở tại San Francisco, khá xa khu vực sản xuất và có vẻ không tương xứng với vị thế của một công ty dầu mỏ danh tiếng. Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc kiểm soát rủi ro và tìm kiếm dầu mỏ ở Arập Xêút vào thập niên 1930. Keller trước đó phản đối kịch liệt chuyện đấu đá nhau giữa các ông chủ dầu mỏ. Ông nói rằng, các công ty nên chi nhiều tiền hơn cho việc tìm kiếm các nguồn dầu mỏ dự trữ mới. Nhưng giống như bao giám đốc điều hành khác trong ngành, Keller thật sự bị ám ảnh bởi thất bại nặng nề tại Mukluk. "Kể từ đó," ông nói, "hầu hết mọi người đều quyết định đặt nhiều tiền hơn vào những vụ cá cược an toàn hơn."

Vào đêm Giáng sinh năm 1984, chủ tịch của Getty Oil đã gọi cho Keller và hỏi liệu công ty ông có nhã ý muốn để mắt tới Getty hay không, khi công ty này đang rơi vào tình trạng khó kiểm soát. Trở lại San Francisco, ngay lập tức Keller đã thành lập đội phân tích để triển khai công việc, đặt Getty lên bàn cân với các công ty khác như Superior, Unocal, Sun – và Gulf. Texaco đã mua công ty Getty một cách chóng vánh, còn Chevron vẫn tiếp tục theo dõi sát sao Gulf. Sau cuộc điện thoại thứ hai của Jimmy Lee, toàn bộ nhân viên của Chevron được huy động khẩn cấp để nghiên cứu các các tài liệu đã xuất bản cũng như tài liệu tuyệt mật mà phía Gulf cung cấp. Chưa đầy một tuần, Chevron đã nắm được giá trị của công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới và gấp rút tiến hành định giá Gulf, liên tục vào các ngày 29 tháng 2; ngày 2 tháng 3, và 4 giờ chiều ngày 3 tháng 3. Cổ phiếu của Gulf vào thời điểm bi đát nhất chỉ có giá 62 đô-la nhưng nhảy vọt lên 105 đô-la vào thời điểm khả quan nhất, và tổng giá trị có thể dao động từ 10,2 tỷ đô-la đến 17,3 tỷ đô-la. "Mức dao động cực kỳ thất thường," Keller nói. Lúc đầu, ban lãnh đạo Chevron chấp nhận đề nghị của Keller và ủy quyền cho ông đưa ra chào bán với giá 78 đô-la một cổ phiếu. Tuy nhiên sau đó, họ nhận ra rằng đề xuất thực tế có thể phải phụ thuộc vào những quy tắc đấu thầu căn bản. Một thành viên hội đồng quản trị cho rằng không nên áp mức giá cao nhất mà hãy để tự Keller quyết định. "Làm ơn hãy đặt ra mức giá trần", Keller nói giọng nài nỉ, hơi chút bực bội vì thái độ ỷ lại của các đồng nghiệp. "Một đô-la thêm vào mỗi cổ phiếu có nghĩa bản chào giá phải cộng thêm 135 triệu đô-la".

Ngày 5 tháng 3, ban lãnh đạo của Gulf đã gặp mặt tại trụ sở tại Pittsburg, một tòa nhà nổi tiếng với kiến trúc xa hoa thời đó khi mà nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Trụ sở này lúc nào cũng vắng ngắt vì gần như mọi hoạt động của Gulf đều được tiến hành tại Houston, và nhóm của Chevron làm việc tại một phòng riêng trong trụ sở. Ban lãnh đạo Gulf chắc chắn sẽ không đầu hàng trước phiên đấu giá trái phiếu bấp bênh của Pickens. Tuy nhiên vẫn còn ba lời đề nghị khác, một của Chevron, một của ARCO và đề nghị còn lại từ phía các chuyên viên điều hành đồng ý cho các tập đoàn của Kohlberg, Kravis và Roberts quyền sở hữu trái phiếu rủi ro để thu mua lại công ty dưới hình thức cấp vốn bằng nợ. Như vậy, hiện tại có ba lời đề nghị mua Gulf và nhiệm vụ của ban lãnh đạo công ty là xem xét nghiêm túc sẽ nhận lời ai.

Trước cuộc họp, Lee đưa ra nguyên tắc căn bản đối với nhà thầu: "Các ngài chỉ có một cơ hội duy nhất. Sẽ không có cơ hội thứ hai. Vì vậy hãy ra giá tốt nhất mà các ngài có thể". Chủ tịch của ARCO, William Kieschnick, ra giá đầu tiên với mức 72 đô-la một cổ phiếu. Kohlberg, Kravis bám sát với 87.50 đô-la một cổ phiếu. Trong đó 48,75 đô-la (tương đương 56%) là bằng tiền mặt. Số còn lại – 38.75 đô-la – sẽ được tính vào cổ phiếu vừa mới phát hành.

Trong khi ngồi đợi đến lượt mình, Keller của Chevron đã nhận được một bức thư nhắc ông lưu ý kỹ vấn đề giá cả. Keller có thể đoán trước hai rủi ro lớn là việc giá thô sẽ giảm và tỷ lệ lãi xuất sẽ tăng lên. Nhưng ông không nghĩ sự dao động này sẽ xảy ra cùng một lúc. Ban lãnh đạo Chevron không ngừng nhắc nhở Keller phải thận trọng khi đưa ra quyết định cuối cùng. Quả là tình huống khó khăn. Keller hiểu quá rõ rằng thêm mỗi đô-la cho một cổ phiếu, ông sẽ mất đi 135 triệu đô-la nữa. Nhưng ông không muốn mất Gulf; mất đi một cơ hội mà không dễ gì có đến lần thứ hai. Ông cầm bút và điền vào ô trống: 80 đô-la một cổ phiếu nâng giá trị bản chào giá bằng tiền mặt lên 13,2 tỷ đô-la. Đó là cái giá cao nhất mà ông có thể đưa ra. Keller gửi thư cho ban lãnh đạo Gulf, bày tỏ thiện ý của mình. Trong bốn thập niên làm việc cho Chevron, ông chưa bao giờ rơi vào tình huống nào như này. Tuy vậy Gulf tiếp nhận tin này không mấy niềm nở.

Không biết kết quả ra sao, Keller quay trở lại văn phòng Chevron, đợi quyết định từ ban giám đốc Gulf. Tất cả những gì ông biết rõ nhất cho đến giờ phút này là ông đã đưa ra lời đề nghị bằng tiền mặt lớn nhất trong lịch sử. Kieschnick của ARCO cũng đang nhẫn nại ngồi đợi. Robert O.Anderson triệu tập một cuộc họp hội đồng quản trị của ARCO tại Dallas, và cùng với các giám đốc khác tiến hành kinh doanh như thường lệ nhưng cũng không giấu nổi sự sốt ruột. Một đường dây điện thoại được nối tới Pittsburg, nơi đặt trụ sở của Gulf. Và thỉnh thoảng, họ nói chuyện với Kieschnick.

Cùng ngày, toàn thể ban lãnh đạo Gulf đã có một phiên họp kéo dài bảy giờ đồng hồ để tiến hành phân tích ba lời đề nghị trên. Theo họ, khả năng thất bại của ARCO là khá rõ vì mức giá đưa ra quá thấp. Đề nghị của Kohlberg, Kravis cũng không được chấp thuận. Về lý thuyết, có vẻ nhiều tiền hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn, vì một nửa giá trị nằm ở dạng cổ phiếu, và theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn tài chính, Merrill Lynch và Salomon Brothers, rất khó xác định chính xác giá trị số "tiền" mà KKR đề nghị có giá trị thực chất là bao nhiêu. Mặc dù, một thuận lợi lớn là nếu đồng ý, họ sẽ không phải thay đối bộ máy quản lý hiện tại, nhưng một vài giám đốc khác tỏ ý lo ngại rằng nếu chỉ vì lý do đó mà nhận lời, chẳng hóa ra lấy mỡ mình rán mình sao. Hơn thế nữa, KKR vẫn chưa chứng minh được khả năng tài chính của mình. "Nếu KKR không huy động tài chính," Lee nói, "Boone đã đưa ra giá đầu thầu giá trị, thậm chí ông ta còn thuyết phục chúng ta rằng có thể mua cổ phiếu nhiều hơn mức cần thiết" trong nỗ lực mới giành quyền quản lý của mình.

Thời gian tiếp tục kéo dài. Keller vẫn nhẫn nại chờ đợi, linh cảm điều bất lợi sẽ xảy ra khi chuông điện thoại vang lên. Đó là điện thoại của Jimmy Lee. Keller nhấc máy, cố giữ giọng bình tĩnh. "Xin chào ngài George", ông ta cất tiếng và im lặng giây lát, "Ngài đã thắng thầu". Keller không thể nghĩ ra cái gì khác ngoài cảm giác kinh ngạc, giống như một người được sở hữu ngôi nhà riêng của mình trong lần đầu tiên tham gia đấu thầu. Đó là một căn nhà trị giá 13,2 tỷ đô-la. Ban lãnh đạo của Gulf đã quyết định chọn giải pháp an toàn là chấp nhận lời đề nghị bằng tiền mặt của Chevron. Các cổ đông theo đó sẽ có nhiều tiền hơn. Số phận công ty dầu mỏ Gulf Oil đã được quyết định. Câu chuyện về Spindletop, Guffey và Galey, gia đình nhà Mellons, Côoét và Major Holmes – tất cả đã kết thúc. Mọi thứ đã thuộc về lịch sử.

Anderson hoàn toàn bình thản trước thất bại của ARCO. Đơn giản ông chưa bao giờ tin rằng Chevron sẽ ra giá tận 80 đô-la. Ông đoán cũng chỉ 75 đô-la là cùng. "Chúng tôi nghĩ là sẽ theo đuổi đến cùng. Nhưng ít nhất, nếu anh thua trong một vụ sáp nhập, anh thích sẽ thua trong thế chấp nhận đối thủ hơn hẳn mình, thay vì chỉ thua kém chút ít."

Theo Pickens, đây là chiến thắng có ý nghĩa to lớn đối với các cổ đông, nhờ những nỗ lực không để cho một bộ máy quản lý yếu kém tiếp tục phung phí tiền bạc vào những cuộc tìm kiếm vinh quang vô vọng. Trong suốt nhiều tháng kể từ khi phát động chiến dịch, giá cổ phiếu của Gulf đã tăng từ khoảng 41 đô-la một cổ phiếu lên tới 80 đô-la một cổ phiếu, và tổng vốn hóa thị trường đã tăng từ 6,8 tỷ đô-la lên 13,2 tỷ đô-la, mang về 6,5 tỷ đô-la lợi nhuận cho các cổ đông của Gulf. "Đó là 6,5 tỷ đô-la mà đáng lẽ sẽ không bao giờ có nếu Mesa và GIG không xuất hiện đúng lúc," Pickens nói. Quyền lợi của các cổ đông đã được xác nhận. Liệu Pickens có muốn thu lợi nhuận thật nhanh hay thật sự muốn đeo đuổi con đường trở thành CEO của một công ty dầu mỏ quốc tế danh tiếng? Tập đoàn Gulf Investors của ông đã mang lại lợi nhuận trị giá 760 triệu đô-la, trong đó khoảng 500 triệu đô-la đã bỏ vào ví của Mesa. Sau khi trừ thuế, chỉ còn lại khoảng 300 triệu đô-la nhưng đó là số tiền Mesa thật sự cần vào mùa hè năm 1983 như những gì Pickens đã nói trước đó.

Phản ứng đầu tiên của Lee là cảm giác nhẹ lòng. Mọi việc đã qua, và ban giám đốc đã bỏ phiếu đồng thuận, việc này làm giảm tối đa khả năng đi kiện của các cổ đông. Ông lập tức lên kế hoạch nói chuyện với người lao động khắp cả nước, hứa sẽ cố gắng tiếp tục bảo đảm tương lai cho họ. Trong nhiều ngày tiếp theo, Lee sống trong tâm trạng mệt mỏi, buồn phiền và đôi lúc ông không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của mình. "Tôi không có ý gì cả nhưng Gulf sẽ tồn tại mãi mãi," ông nói. "Gulf là tất cả cuộc sống của tôi, là toàn bộ sự nghiệp của tôi. Tôi không thể dứt ra khỏi tâm trí mình ý nghĩ nó sẽ không còn tồn tại nữa."

Gulf đã sáp nhập vào Chevron, và George Keller chưa bao giờ phải hối tiếc về quyết định chào giá 80 đô-la vào phút chót. Chevron đã không đánh giá công ty quá cao. "Nó thật sự là một món hời," ông phát biểu sau nửa thập kỷ. "Chúng ta có thể có mua tài sản ở mức giá mà trong những trường hợp khác không phải bao giờ cũng sẵn có". Vậy tại sao Gulf lại rơi vào khó khăn? "Bởi vì nó đã không quan tâm đến vị trí vững chắc ở hiện tại," Keller nói. "Gulf cho rằng nó phải đạt được vị thế cao hơn nữa. Có vẻ như, thay vì thử vận mệnh của mình ngay tại thị trấn có đặt trụ sở công ty, Gulf đã quyết định chuyển đến Las Vegas. Và nó đã bỏ lỡ những nơi khác." Tất nhiên, điều đó có thể xảy đến với bất cứ công ty dầu mỏ danh tiếng nào vào thời điểm căng thẳng sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong thập niên 1970. Nhưng Gulf là công ty phải trả giá đắt nhất.

Giá trị của Cổ đông

Pickens vẫn chưa hiểu rõ vấn đề. Trong một thời gian ngắn, ông là người thực hiện các gói thầu cho cả Phillips, ở Bartlesville, Oklahoma và Unocal, ở Los Angeles. Đối với Phillips, ông bị nhà tài chính nổi tiếng phố Wall, Carl Icahn, người đã giành được hãng hàng không Trans World Airlines theo dõi sát sao. Tuy nhiên, cả hai công ty đã thành công trong việc chống lại những nỗ lực thâu tóm thông qua con đường tòa án và trên cơ sở chấp nhận lãnh một khoản nợ lớn để có thể tạo điều kiện cho họ mua lại cổ phiếu với giá cao hơn mức giá trước khi bị tấn công, đẩy mức lương của các cổ đông tăng lên. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, Mesa đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Những lời kêu gọi về "giá trị của cổ đông" dường như đang mất sức hút của nó. Sau khi Unocal thoát hiểm an toàn, Hartley, Chủ tịch công ty, đã nhận được một cú điện thoại của Armand Hammer, công ty Occidental nói rằng ông xứng đáng được trao giải Nobel vì lòng dũng cảm. Một trong những công ty sáp nhập lớn khác là ARCO nhận ra rằng, Pickens hay gia đình Pickens cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính giữa những năm 1980. "Nguy cơ chúng tôi bị ảnh hưởng là rất lớn," Robert O. Anderson nói, "trừ khi giá trị cổ phiếu của chúng tôi tương đương với giá trị của công ty." Vì vậy, ARCO đã tiến hành tự cổ phẩn hóa, mua lại cổ phiếu của mình với giá cao hơn, và đồng thời, củng cố mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh cũng như nhân sự tại công ty.

Việc tái cơ cấu những anh chàng khổng lồ trong ngành công nghiệp dầu mỏ thông qua hình thức sáp nhập và cổ phần hóa tiếp tục được tiến hành trong vài năm tiếp theo. Royal Dutch/Shell đã trả 5,7 tỷ đô-la để có được 31% cổ phần công ty Shell Oil của Mỹ mà nó chưa được sở hữu. Đối với các giám đốc điều hành của Royal Dutch/Shell ở The Hague và London, điều này dường như là trò cá cược tốt nhất trong số những cơ hội đầu tư hiện có. BP hợp tác với Standard Oil Trust – công ty cũ của John D. Rockfeller, và là tiền thân của Standard Oil – để bảo đảm đầu ra của sản phẩm "hạ nguồn" dầu khí Alaska tại Mỹ. Nằm trong hệ thống giao dịch của Alaska, BP sở hữu 53% cổ phần của Sohio, và Sohio trở thành chi nhánh của BP tại Mỹ. Nhưng thất vọng vì cung cách quản lý của Sohio cũng như kết quả nghèo nàn của chương trình thăm dò dầu khí sau khi đã tiêu tốn biết bao tiền của, mà điển hình là vụ thất bại của Mukluk, BP đã trả cho các cổ đông khác của Sohio 7,6 tỷ đô-la để có thể toàn quyền sở hữu công ty này cũng như trực tiếp kiểm soát luồng tiền mặt khổng lồ từ Alaska.

Đứng ngoài guồng máy sáp nhập và mua lại, ít nhất cho đến đầu những năm 1990 là Exxon. Công ty này từng bị chỉ trích gay gắt vì chương trình cổ phần hóa nghèo nàn của mình. Khi Fortune liệt kê năm vụ mua lại kém cỏi nhất trong thập niên 1970, hai trong số đó thuộc về Exxon. Chỉ trong vòng hai năm, dự án dầu đá phiến Colorado đã tiêu tốn và làm thua lỗ hàng triệu đô-la, trở thành vấn đề nghiêm trọng. Exxon thừa nhận không tìm ra giải pháp cân đối chi tiêu giữa hoạt động thăm dò và mua lại với các dự án kinh doanh mới. Hơn nữa, trên cơ sở chính trị và sự tín nhiệm, quản lý cao cấp của Exxon tin rằng, công ty không có khả năng quản lý những công ty dầu mỏ lớn khác. Theo Giám đốc điều hành, ông Glifton Garvin, "Exxon mắc hội chứng sợ cổ phần hóa."

Tất cả những điều này đã khiến cơ hội lựa chọn của công ty bị thu hẹp đáng kể. "Chúng tôi có một lượng tiền mặt khổng lồ nhưng không có nhiều dự án tốt để đầu tư," Garvin phát biểu. Có lẽ tốt hơn hết nên đưa lại số tiền này cho các cổ đông để họ tự xử lý. Exxon đã làm như vậy thông qua hình thức mua lại cổ phiếu, nhờ đó, công ty đã chi hết 16 tỷ đô-la từ thập niên 1983 cho đến giữa thập niên 1990, cam kết với các cổ đông sẽ đẩy giá cổ phiếu và lợi nhuận tăng lên, đồng thời không để Boone Pickens hay bất kỳ người nào khác có cớ để nói rằng các cổ đông của Exxon đang ở thế yếu. 16 tỷ đô-la kể trên là số tiền lớn hơn rất nhiều những gì Texaco trả cho Getty, thậm chí hơn cả giá Chevron trả cho Gulf. Exxon đã chi một số tiền khá lớn cho hoạt động mua lại, có lẽ lên tới 1 triệu đô-la một năm, nhưng công ty này chỉ quan tâm đến tài sản cụ thể chứ không phải toàn bộ công ty, và tiến hành công việc khá lặng lẽ, tránh bị báo chí đưa tin càng nhiều càng tốt. Công ty cũng cắt giảm 40% tổng số nhân viên. Vậy nên, Exxon, một công ty nhỏ hơn, cả về các điều khoản tuyệt đối lẫn các điều khoản tương đối, xét theo trữ lượng và lợi tức, đã chống lại những đối thủ nhiều duyên nợ của mình là Royal Dutch/Shell. Marcus Samuel và Henri Deterding hẳn phải rất tự hào về điều này.

Nhìn chung, tái cơ cấu nghĩa là củng cố và thu hẹp ngành xăng dầu. Các nhà địa chất học không còn được thuê với giá 50 ngàn đô-la một năm nữa; thực tế là họ bị thất nghiệp. Ngay cả những người đang ở đỉnh cao sự nghiệp cũng ngơ ngác trước quyết định buộc phải về hưu sớm. Nhưng thê thảm nhất phải kể đến những người vị mất việc. "Tôi nghĩ là mình đang làm việc cho một tổ chức xã hội lớn," đó là phát biểu của một giám đốc điều hành đã bị mất việc khi Chevron mua lại Gulf. "Tôi không nghĩ là mình đang cho đi 25 năm cuộc đời, với bao công sức của cả gia đình chỉ để đổi lấy vài mẩu giấy". Hưởng lợi ích lớn nhất nhờ tái cơ cấu ngành chính là các cổ đông. Hơn 100 tỷ đô-la chi phí cho tất cả mọi hoạt động – bao gồm sáp nhập và cổ phần hóa, tái cấp vốn và mua lại cổ phiếu – chui vào túi các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, các quỹ trợ cấp, các nhà đầu tư song hành (thuật ngữ chỉ những người mua được cổ phiếu ở mức giá thấp: và bán ra ở mức giá cao) và những người khác. Cuối cùng những cổ đông đã thắng.

Nếu người quản lý đồng thời là một cổ đông, anh ta cũng sẽ chiến thắng. Chủ tịch của Gulf, Jimmy Lee dù mất việc nhưng cũng thu được 11 triệu đô-la nhờ những quyền chọn cổ phiếu. Nhưng Boone Pickens sẽ không đầu hàng. Năm 1985, ban giám đốc của Mesa ở Amarillo đã đồng ý trao cho Pickens 18,6 triệu đô-la tiền thưởng (hình thức trả chậm) vì đã thành công trong vụ tiếp quản Gulf, nhờ đó mang về cho Mesa khoản lợi nhuận 300 triệu đô-la. Năm đó, Pickens là giám đốc điều hành được trả lương cao nhất tại Mỹ.

An ninh mới

Tháng 5 năm 1985, lãnh đạo bảy tập đoàn danh tiếng ở Western đã gặp mặt tại hội nghị thượng đỉnh kinh tế thường niên tổ chức tại Bonn. Chủ đề của hội nghị lần này là tư hữu hóa, bãi bỏ quy định, và các vấn đề chính trị liên quan đến thị trường tự do. Chính trường Mỹ vừa trải qua cuộc bầu cử tổng thống với chiến thắng giòn giã lần hai của Ronald Reagan, hứa hẹn một "buổi sáng mới" của nước Mỹ. Chính quyền của ông đã trải qua giai đoạn mà tư tưởng hủ bại và bi quan, vốn là đặc tính của những năm 1970, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng ảnh hưởng nặng nề đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Thay vì gánh chịu sự bất ổn do tình trạng lạm phát và suy thoái kinh tế gây ra, kinh tế Mỹ giờ đây đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ và thị trường bùng nổ sôi động. Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher đã bắt tay vào công cuộc cải tổ xã hội và đã rất thành công; thương mại, làm việc chăm chỉ, và những cuộc họp kèm ăn sáng đã trở thành những giá trị lạc quan của xứ sở sương mù này. Thậm chí Francois Mitterand, tổng thống phe xã hội Pháp, người sống sót hy hữu nhất trên chính trường thế giới, đã từ bỏ chính sách quốc hữu hóa và phương thức quản lý nhà nước cổ điển và ủng hộ mở cửa thị trường tự do. Phương Tây đang bước sang năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế. Sự hồi phục kinh tế lần này khác rất nhiều so với thời kỳ tăng trưởng hậu chiến tranh trước đó bởi nó không bị ảnh hưởng do nhu cầu dầu mỏ tăng cao. Nền kinh tế các quốc gia công nghiệp đã nhanh chóng thích nghi với tình trạng giá dầu mỏ cao và việc tiêu thụ dầu vẫn không thay đổi.

Một vài năm qua, vấn đề năng lượng duy nhất làm đau đầu các nhà lãnh đạo chính là thúc đẩy kế hoạch mua khí gas của Liên Xô. Đây là đầu mối của cuộc chiến dẫn đến mất đoàn kết trong dân chúng đầu những năm 1980. Mục đích của châu Âu là muốn sử dụng khí gas như một phần trong chiến lược đa dạng hóa nguồn năng lượng đồng thời giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Họ hy vọng cũng sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm cho ngành thép và cơ khí. Chính quyền Reagan phản đối kế hoạch này do lo ngại Liên Xô sẽ lợi dụng việc tăng cường xuất khẩu làm đòn bẩy chính trị lên châu Âu và ngăn cản liên bang này thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ, tạo đà phát triển kinh tế và bộ máy quân sự. Khi mâu thuẫn xảy ra, Washington đã cấm xuất khẩu các thiết bị của Mỹ vào dự án này và tiếp đó cấm xuất khẩu các thiết bị của châu Âu có sử dụng công nghệ Mỹ.

Việc áp dụng đặc quyền ngoại giao còn nhiều tranh cãi đã gây ra một cuộc rung chuyển thật sự. Kết quả là xung đột Âu - Mỹ nghiêm trọng nhất đã xảy ra kể từ Cuộc chiến tháng 10 và lệnh cấm vận năm 1973. Hai bên mâu thuẫn nhau về quan điểm an ninh: châu Âu lo ngại về vấn đề việc làm và ổn định kinh tế nội địa trong khi Mỹ quan tâm hàng đầu đến nguy cơ đe dọa quân sự của Liên Xô. Lệnh cấm vận của Mỹ đã ảnh hưởng đến việc làm của một số ngành nghề tại châu Âu, gây sóng gió cho tập đoàn cơ khí khổng lồ Anh John Brown đến mức đích thân Thủ tướng Margaret Thatcher phải gọi điện cho Reagan can thiệp. "John Brown đang trên đà phá sản, Ngài Ron," bà nói dứt khoát. Và, để khẳng định quan điểm của mình, bà đã bay tới Scotland khi John Brown xuất khẩu các thiết bị sử dụng khí gas bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ.

Sau nhiều lời buộc tội và chỉ trích, một thỏa hiệp cuối cùng cũng được đưa ra: châu Âu sẽ hạn chế nhập khẩu của Liên Xô 30% tổng khí gas, và mỏ khai thác khổng lồ Troll tại Na Uy sẽ phát triển thành nguồn khí gas thay thế an toàn trong liên minh NATO. Nhờ vậy đã chấm dứt cuộc xung đột đường ống dẫn khí và giải quyết bài toán an ninh năng lượng của các nhà lãnh đạo phương Tây.

Quả thật, những vấn đề trong chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh kinh tế tổ chức tại Bonn năm 1985 đã cho thấy những thay đổi của thế giới; các nhà lãnh đạo chủ yếu quan tâm đến quan hệ thương mại giữa các quốc gia công nghiệp - chế độ bảo hộ, đồng đô-la, thích ứng với thách thức kinh tế đến từ Nhật Bản. Đó là vấn đề giữa các nước phía tây bán cầu. Dầu mỏ và năng lượng là hai vấn đề nổi trội "Bắc –Nam", không hề được đề cập tại hội nghị. Vào những năm 1960, nguồn dầu mỏ và năng lượng đang dồi dào và do vậy, chúng không phải là yếu tố cản trở sự tăng trưởng kinh tế. Trữ lượng dầu mỏ lại rất an toàn. Công suất tiêu thu dầu mỏ trên khắp thế giới vượt quá nhu cầu 10 triệu thùng mỗi ngày, tương đương với 20% lượng lượng tiêu thụ bình thường của thế giới. Thêm vào đó, các quốc gia như Mỹ, Đức và Nhật Bản đang đưa một lượng lớn dầu vào chiến lược dự trữ xăng dầu của mình. "Biên độ an ninh" bị bỏ bẵng trong suốt những năm 70 giờ đang khôi phục lại.

Trong khi đó, tại Trung Đông, Iran và Iraq đang phá vỡ mọi điều được cho là "cấm kỵ" trong mối xung đột dai dẳng của mình; họ không chỉ tấn công các thành phố mà còn tấn công các nhà máy lọc dầu, khu chứa dầu, thùng dầu cũng như các thùng chứa có treo cờ của các quốc gia khác. Trước đây, việc đánh bom vào các thùng dầu hoàn toàn có khả năng đẩy giá dầu tăng cao. Tuy nhiên, nếu một chiếc tàu bị trúng bom, giá dầu mỏ có thể dễ dàng rớt giá ngay lập tức trong ngắn hạn. Tóm lại, các lãnh đạo phương Tây không còn phải đưa vấn đề năng lượng vào danh sách hạn hẹp những vấn đề lớn mà họ, với tư cách là nguyên thủ quốc gia, có thể tập trung vào ở bất kỳ thời điểm nào. Nhưng hiện tại, năm 1985, lần đầu tiên kể từ khi những hội nghị thượng đỉnh được tổ chức cách đây một thập kỷ, các nhà lãnh đạo đã ban hành một thông cáo không nhắc đến dầu mỏ và năng lượng. Một từ cũng không.

Bản thân việc bỏ qua hai vấn đề trên là một tuyên bố rõ ràng về mức độ thay đổi của các nền kinh tế thế giới trước những biến động về chính trị và kinh tế xảy ra trong những năm 1970 liên quan đến dầu mỏ. Hiện nay dầu mỏ hình như không cần một xu hướng cụ thể nào; nó cũng giống như những thứ hàng hóa khác. Một nửa của biểu thức góp phần vào tăng trưởng kinh tế đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế sôi nổi trong thập niên 1960 – đảm bảo nguồn cung ứng dầu – dường như sẽ trở lại đúng vị trí của nó. Nửa khác, tuy nhiên, không còn ở đó. Dầu mỏ vẫn không rẻ – hay nói đúng hơn là chưa rẻ".

(Còn tiếp)

Nam Hà (giới thiệu)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 30)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 30)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 31)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 31)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 32)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 32)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 33)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 33)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 34)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 34)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 35)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 35)

DMCA.com Protection Status