GDP quý III giảm tới 6,17%
GDP quý III giảm sâu khiến GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42%, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 và cũng là mức thấp nhất trong hơn thập kỷ gần đây. Trong các khu vực kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%, còn khu vực dịch vụ giảm tới 9,28%.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê công bố các số liệu về GDP tại cuộc họp sáng 29/9 |
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phân tích nguyên nhân sụt giảm GDP: "Do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh".
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%. Ngược lại, khai khoáng giảm 7,17% do sản lượng dầu thô khai thác giảm 6% và khí đốt tự nhiên giảm 17,6%. Ngành xây dựng giảm 0,58%.
Dịch vụ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong 3 khu vực của nền kinh tế. Tăng trưởng âm trong 9 tháng của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1%, ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%. Ngược lại, ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, ngành thông tin và truyền thông tăng 5,24%.
![]() |
Điện - dầu khí - khai khoáng đều sụt giảm 6-17,6%. |
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 308.800 tỷ đồng, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ tiêu này với quý III giảm hơn 28%, đạt 915.700 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 3,3 triệu tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,7%.
Tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội cũng ảnh hưởng nặng nề đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong tháng 9, cả nước có 3.899 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 62.400 tỷ đồng, giảm 32,3% về số doanh nghiệp và giảm 8,1% về vốn đăng ký so với tháng trước. Trong tháng, cả nước còn có 3.317 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 14,2% so với tháng trước và giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước có 85.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là gần 1,2 triệu tỷ đồng, giảm 13,6% về số doanh nghiệp và giảm 16,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Tùng Dương
- Niềm tin và đoàn kết là chìa khóa để PVEP đứng vững trước thách thức
- PVEP luôn vì sự phát triển của cộng đồng
- VPI tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình với chủ đề "Tự soi - Tự sửa"
- 40 năm xây dựng và phát triển với những thành tựu đáng tự hào
- Công đoàn Gas South hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2022
- Đảng bộ PTSC nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận, Quy định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII
- Quyết tâm thực hiện công tác Chuyển đổi số tại PVFCCo
- Đại hội Hội Cựu chiến binh PVcomBank lần thứ 2, nhiệm kỳ 2022- 2027 thành công tốt đẹp
- Quản trị biến động trên những nền tảng cơ bản là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của PVEP
- PTSC M&C hưởng ứng Ngày An toàn thế giới
- Giá xăng dầu hôm nay 26/5 duy trì đà tăng mạnh
- "Giá trị đời người là cống hiến"
- Chuỗi hoạt động của Đoàn Thanh niên PTSC Quảng Ngãi tháng 5/2022
- PVOIL thành lập Ban Kỹ thuật An toàn
- Chứng khoán 25/5: VN-Index tăng mạnh hơn 35 điểm, nhóm Dầu khí bứt phá cùng thị trường
- Tổng kết trao giải thể thao online PTSC Sport 2022