Góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Cần có hợp đồng dầu khí bằng tiếng Anh

14:55 | 04/08/2022

15,340 lượt xem
|
(PetroTimes) - Khoản 1, Điều 27, Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) cập nhật ngày 29/7/2022 quy định ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng dầu khí và các tài liệu kèm theo hợp đồng là tiếng Việt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến góp ý cho rằng, rất cần thiết có bảng hợp đồng dầu khí bằng tiếng Anh, nếu không thì đây sẽ là một điểm rất khó khăn, lo ngại với nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Nguyễn Minh, Trưởng ban pháp lý và thương mại Eni Việt Nam cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài muốn có hai ngôn ngữ khi ký kết hợp đồng dầu khí. Có thể hợp đồng dầu khí giữa hai công ty Việt Nam ký kết với nhau là ngôn ngữ Việt Nam nhưng đến khi công ty nước ngoài muốn tham gia vào thì lúc đó phải chỉnh sửa lại rất khó khăn. Còn nếu công ty nước ngoài muốn tham gia vào hợp đồng dầu khí mà hợp đồng chỉ có ngôn ngữ tiếng Việt, hoặc được dịch sang tiếng Anh mà không được các bên ký thì họ rất lo ngại.

Ông Nguyễn Minh, Trưởng ban pháp lý và thương mại Eni Việt Nam
Ông Nguyễn Minh, Trưởng ban pháp lý và thương mại Eni Việt Nam

Theo ông Vương Minh Đức, Giám đốc Kỹ thuật và An toàn sức khỏe môi trường Công ty TNHH Thăm dò và Khai thác Dầu khí ExxonMobil Vietnam, nhà đầu tư nước ngoài rất muốn có hợp đồng dầu khí bằng tiếng Anh, điều đó rất cần thiết, vì đôi lúc có những vấn đề tranh chấp. Hiện giờ trong Luật Đầu tư vẫn cho cho phép sử dụng trọng tài nước ngoài. Ngôn ngữ hợp đồng bằng tiếng Việt sẽ rất khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài.

ông Vương Minh Đức, Giám đốc Kỹ thuật và An toàn sức khỏe môi trường Công ty TNHH Thăm dò và Khai thác Dầu khí ExxonMobil Vietnam
Ông Vương Minh Đức, Giám đốc Kỹ thuật và An toàn sức khỏe môi trường Công ty TNHH Thăm dò và Khai thác Dầu khí ExxonMobil Vietnam

Ông Đỗ Ngọc Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Việt Nhật chia sẻ: “Tôi đã được tham gia rất nhiều đàm phán về dầu khí, không chỉ ở Việt Nam, mà cùng với công ty mẹ đi đàm phán ở những nước khác, thì thật sự mà nói hoạt động của ngành dầu khí xoay quanh ngôn ngữ tiếng Anh. Trong đó, có rất nhiều từ ngữ chuyên ngành có thể sẽ không thể giải nghĩa một cách chính xác trong tiếng Việt. Do đó, việc ký hợp đồng dầu khí chỉ bằng tiếng Việt tôi nghĩ rất khó để các công ty dầu khí nước ngoài họ mong muốn đi tiếp, vì bước đầu tiên đã gặp trở ngại rất lớn rồi, đặc biệt là trong trường hợp phải ra trọng tài quốc tế”.

Ông Thanh giải thích thêm, công ty mẹ của Công ty Dầu khí Nhật Việt là công ty Nhật, họ dùng tiếng Nhật rất nhiều, tuy nhiên trong các văn bản giấy tờ về chuyên ngành dầu khí, hợp đồng dầu khí cũng phải dùng tiếng Anh vì không thể có đầy đủ các từ chuyên ngành bằng tiếng Nhật được. Do đó, việc hợp đồng dầu khí có ngôn ngữ tiếng Anh khi ký kết là cực kỳ quan trọng, phù hợp với mong muốn trong sửa đổi Luật Dầu khí là tạo môi trường đầu tư tốt hơn, tăng thu hút đầu tư.

Ông Đỗ Ngọc Thanh – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Việt Nhật
Ông Đỗ Ngọc Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Việt Nhật

Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Nguyễn Quốc Thập cho rằng, việc sử dụng hai ngôn ngữ trong hợp đồng Dầu khí là rất cần thiết. Đây còn là một thông điệp rằng chúng ta hội nhập quốc tế, chúng ta mở cửa, chứ không đơn thuần chỉ là giải quyết vấn đề tranh chấp về sau như thế nào.

Đồng chí Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam ý kiến
Ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), việc quy định ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng là tiếng Việt không phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực hoạt động dầu khí mang tính quốc tế cao. Do vậy, việc sử dụng tiếng nước ngoài thông dụng (thường là tiếng Anh) ngay từ thời điểm ký kết hợp đồng sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng, đặc biệt trong trường hợp có sự chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong quá trình thực hiện hợp đồng. Với ngôn ngữ hợp đồng là tiếng nước ngoài thông dụng sẽ giúp cho các nhà thầu nước ngoài dễ dàng tiếp cận với tài liệu dầu khí Việt Nam và được coi là một trong những yếu tố khuyến khích và cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thông dụng ngay từ giai đoạn đầu ký kết hợp đồng sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền Việt Nam rút ngắn thời gian xem xét hồ sơ chuyển nhượng quyền lợi tham gia với bên nhận chuyển nhượng là nhà thầu nước ngoài.

Mai Phương

Góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Thêm cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào ngành dầu khíGóp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Thêm cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào ngành dầu khí
[PetroTimesMedia] Cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm đặc biệt với tài nguyên quốc gia dầu khí[PetroTimesMedia] Cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm đặc biệt với tài nguyên quốc gia dầu khí
Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Tập trung vào đặc thù của ngành Dầu khíỦy ban Kinh tế Quốc hội và Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Tập trung vào đặc thù của ngành Dầu khí
Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Luật Dầu khí sửa đổi: Tám nội dung sửa đổi chínhỦy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Luật Dầu khí sửa đổi: Tám nội dung sửa đổi chính
Luật Dầu khí (sửa đổi) cần đánh giá trách nhiệm khi xảy ra rủi ro về môi trườngLuật Dầu khí (sửa đổi) cần đánh giá trách nhiệm khi xảy ra rủi ro về môi trường
Luật Dầu khí (sửa đổi): Hoàn thiện nội dung những chính sách về Dầu khíLuật Dầu khí (sửa đổi): Hoàn thiện nội dung những chính sách về Dầu khí

DMCA.com Protection Status