Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm Pfizer xa nhau, nồng độ kháng thể gia tăng

22:39 | 23/07/2021

3,668 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Khoảng cách 8 tuần được coi là mốc thời điểm tuyệt vời để giúp những người đã được tiêm vắc xin Pfizer có khả năng bảo vệ hiệu quả trước biến chủng Delta.
Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm Pfizer xa nhau, nồng độ kháng thể gia tăng - 1
Nhân viên y tế nói chuyện trước khi tiêm vắc xin Pfizer cho một người đàn ông ở Lancashire, Anh (Ảnh: Reuters).

Reuters ngày 23/7 dẫn một nghiên cứu mới nhất của Anh cho thấy, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin Covid-19 của hãng Pfizer xa nhau thì nồng độ kháng thể trong cơ thể sẽ cao hơn so với việc tiêm 2 mũi quá gần nhau.

Nghiên cứu này, do Đại học Oxford của Anh thực hiện và công bố ngày 23/7, có thể hỗ trợ cho các chiến lược tiêm chủng chống lại Delta khi biến chủng nguy hiểm này đã làm giảm tính hiệu quả của mũi vắc xin đầu tiên, dù hai liều đầy đủ vẫn có tác dụng bảo vệ rất cao.

"Khi tiêm mũi 2 liều vắc xin ở khoảng cách xa hơn..., nồng độ kháng thể trung hòa chống lại biến chủng Delta được tạo ra ở mức thấp sau mũi tiêm đầu tiên và không được duy trì trong khoảng thời gian trước khi tiêm liều thứ hai", các tác giả của nghiên cứu cho biết.

Cũng theo nghiên cứu, sau 2 mũi tiêm, nồng độ kháng thể trung hòa trong cơ thể ở những người trì hoãn 2 mũi tiêm lâu hơn sẽ cao hơn so với những người tiêm 2 mũi gần nhau.

Các kháng thể trung hòa được cho là đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch chống virus gây Covid-19 nhưng các tế bào T cũng đóng một phần trong việc ngăn chặn virus chết người này.

Nghiên cứu cho thấy, mức độ tế bào T tổng thể thấp hơn 1,6 lần với khoảng cách mũi tiêm lâu hơn so với thời gian cách nhau chỉ 3-4 tuần. Và khi duy trì khoảng cách tiêm lâu hơn, tế bào T sẽ càng có năng lực trợ giúp tốt hơn, hỗ trợ miễn dịch dài hạn hơn.

Các tác giả cũng nhấn mạnh, phát hiện này được đưa ra dựa trên nghiên cứu có sự tham gia của 503 nhân viên y tế.

Những phát hiện này cũng ủng hộ quan điểm rằng, mặc dù mũi tiêm thứ hai là cần thiết để bảo vệ tốt nhất chống lại biến chủng Delta, việc trì hoãn mũi tiêm này có thể cung cấp khả năng miễn dịch lâu bền hơn.

Trước đó, vào tháng 12/2020, Anh đã nới rộng khoảng thời gian giữa 2 mũi tiêm lên tới 12 tuần, dù Pfizer cho biết không có bằng chứng chứng minh hiệu quả của việc kéo dài hơn 3 tuần so với khuyến nghị ban đầu.

Giới chức y tế Anh hiện khuyến nghị khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin là 8 tuần để giúp nhiều người được tiêm chống lại biến chủng Delta nhanh hơn trong khi vẫn tối đa hóa các phản ứng miễn dịch trong thời gian lâu hơn.

"Tôi nghĩ khoảng cách 8 tuần là mốc thời điểm tuyệt vời", bà Susanna Dunachie, Trưởng nhóm điều tra của công trình nghiên cứu mới nhất này, nói trước báo giới.

Theo Dân trí

Đề nghị minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận vắc xinĐề nghị minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận vắc xin
Đổi mục tiêu vắc xin, Đổi mục tiêu vắc xin, "nới" hạn định tiêm phòng 70% dân số nửa đầu năm 2022
WHO cảnh báo xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn WHO cảnh báo xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn "Quái vật" Delta
Ca sĩ Hồng Nhung đăng ký cho cả nhà tiêm vắc xin Việt NamCa sĩ Hồng Nhung đăng ký cho cả nhà tiêm vắc xin Việt Nam
Tiêm chủng kết hợp có thể tạo Tiêm chủng kết hợp có thể tạo "vũ khí" đột phá đánh bại Covid-19
99% ca tử vong mới vì Covid-19 tại Mỹ chưa tiêm vắc xin99% ca tử vong mới vì Covid-19 tại Mỹ chưa tiêm vắc xin
"Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm"

DMCA.com Protection Status