Một làn sóng LNG mới sẽ xuất hiện trên thị trường

19:49 | 04/05/2024

22,710 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Theo báo cáo của Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng quốc tế, trong vòng hai năm tới, có thể sẽ có sự bùng nổ nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng, nhu cầu tăng chậm và dẫn đến việc giảm giá.
Một làn sóng LNG mới sẽ xuất hiện trên thị trường
Hai tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cập cảng ở Malta. (Ảnh minh họa) Getty Images - Felix Cesare

Việc bổ sung năng lực sản xuất cho những cơ sở hiện đang được xây dựng hoặc được phê duyệt về tài chính sẽ báo trước một làn sóng LNG lớn trên thị trường. Theo số liệu, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng nguồn cung toàn cầu lên 40% trong 5 năm tới, theo Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, hơn một nửa số dự án mới được đặt tại Qatar và Mỹ, những quốc gia điển hình cho cơn sốt khí tự nhiên hóa lỏng. Trước năm 2016, Mỹ không khai thác loại nhiên liệu này, nhưng đã thành công trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới vào năm ngoái.

Nhu cầu giảm

Ở Mỹ cũng như nhiều nơi khác, các dự án được thúc đẩy nhờ giá cao, liên quan đến việc châu Âu tăng nhập khẩu để bù đắp cho việc giảm mua khí đốt của Nga. Tuy nhiên, giá cả sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ, được các tác giả mô tả là “yếu”, theo báo cáo của IEEFA về triển vọng toàn cầu đối với LNG 2024-2028, giá cả khiến nhu cầu hạ nhiệt và các nhà nhập khẩu lớn sẽ chuyển hướng sang các nguồn năng lượng khác.

Trong số những khách hàng quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu, các đơn đặt hàng LNG nhìn chung trì trệ trong năm ngoái, trái với kỳ vọng. Ví dụ, nhập khẩu của Nhật Bản đã giảm 8% trong năm ngoái và tổng cộng 20% ​​kể từ năm 2018. Theo báo cáo, xu hướng này dự kiến ​​sẽ tiếp tục kéo dài do sự gia tăng sản xuất hạt nhân và phát triển năng lượng tái tạo. Hàn Quốc, khách hàng mua LNG lớn nhất của Mỹ, cũng đã có kế hoạch giảm 20% nhập khẩu LNG vào năm 2030 để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu.

Giá cả sẽ cạnh tranh hơn

Tại các thị trường châu Á mới nổi, sự tăng trưởng nhu cầu cơ bản đang phải đối mặt với vô số khó khăn, thách thức về ngân sách cũng như sự chậm trễ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng LNG. Theo IEEFA, vì lý do kinh tế và chiến lược cụ thể đối với từng quốc gia, mức nhập khẩu trong tương lai rất không chắc chắn ở Việt Nam, Philippines, Pakistan và cả Trung Quốc.

Bối cảnh mất cân bằng giữa cung và cầu sẽ làm giảm giá và khiến chúng trở nên cạnh tranh hơn, tuy nhiên, theo các tác giả báo cáo, điều này là chưa đủ đối với các nền kinh tế khó khăn ở châu Á. Giá cả vẫn có thể tăng nếu căng thẳng ở Trung Đông tiếp tục leo thang, Ngân hàng Thế giới cảnh báo trong báo cáo triển vọng về thị trường hàng hóa toàn cầu được công bố vào tuần trước. 20% thương mại khí tự nhiên hóa lỏng toàn cầu đi qua eo biển Hormuz, tổ chức này nhắc lại, đồng thời nhấn mạnh rằng “nếu nguồn cung LNG bị gián đoạn, giá phân bón có thể sẽ tăng đáng kể”, kéo theo tác động tiềm tàng đến giá thực phẩm.

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai như thế nào?Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai như thế nào?
PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3, góp phần đảm bảo nguồn cung khí cho sản xuất điện trong cao điểm mùa khô 2024PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3, góp phần đảm bảo nguồn cung khí cho sản xuất điện trong cao điểm mùa khô 2024
Giá gas tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tháng 5/2024Giá gas tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tháng 5/2024
Để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước và LNG nhập khẩuĐể tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước và LNG nhập khẩu

Anh Thư

AFP

DMCA.com Protection Status