Nhiên liệu sinh học không "xanh" như chúng ta tưởng
Cảnh ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh
Báo cáo của Tổ chức Hòa bình xanh công bố ngày 6/1 cho thấy việc trồng các cây dùng để sản xuất nhiên liệu từ củi, vốn được xem là sạch hơn so với than đá và dầu mỏ, đã thải vào bầu khí quyển một chất gây ô nhiễm, mà khi trộn lẫn với các chất gây ô nhiễm khác có thể làm giảm năng suất cây nông nghiệp.
Ông Nick Hewitt, người đã tiến hành nghiên cứu cùng các đồng nghiệp thuộc trường Đại học Lancaster (Anh), cho hay việc nhiên liệu sinh học ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn vì người ta nghĩ rằng nó giúp giảm lượng khí CO2 thải vào khí quyển. Tuy nhiên, nhiên liệu sinh học cũng có tác động bất lợi đến chất lượng không khí.
Báo cáo này đã xem xét tác động của kế làm chậm quá trình biến đổi khí hậu bằng cách sản xuất nhiều nhiên liệu sinh học hơn do Liên minh châu Âu thực hiện. Ông Hewitt nói với báo giới rằng tác động tương tự như nhau khi nhiên liệu sinh học được sản xuất với số lượng lớn tại các khu vực bị ô nhiễm không khí như Mỹ và Trung Quốc.
Các loại cây như cây dương, cây liễu hay cây bạch đàn, thường được sử dụng để sản xuất nhiên liệu hóa thạch, phát ra một lượng hyđrô cácbon trong quá trinh sinh trưởng. Hyđrô cácbon này hình thành nên khí ozone độc hại khi nó kết hợp với các chất gây ô nhiễm khác dưới ánh nắng. Theo ông Hewitt, sản xuất nhiên liệu sinh học với quy mô lớn tại châu Âu tuy mới tác động nhỏ nhưng rất đáng quan tâm đối với sức khỏe của con người và mùa màng.
Báo cáo ước tính rằng lượng ozone độc hại phát ra từ nguồn năng lượng gỗ để đáp ứng mục tiêu của Liên minh châu Âu vào năm 2020 có thể gây ra 1.400 cái chết được báo trước mỗi năm và gây thiệt hại về mặt xã hội lên tới 7,1 tỷ USD. Theo đó, kế hoạch phát triển nhiên liệu sinh học của châu Âu có thể làm giảm giá trị tương đương 1,5 tỷ USD trong sản lượng ngô và lúa mỳ mỗi năm của "lục địa già" khi khí ozone ảnh hưởng tới mùa màng.
Th.Long (Theo Reuters)
- Petrovietnam tham dự Hội nghị các Công ty Dầu khí Quốc gia trên thế giới lần thứ 8
- Trung Quốc kéo giàn khoan vào biển Việt Nam không phải vì dầu mỏ?
- Tiêu chuẩn mới cho ngành khai khoáng thế giới
- Thấy gì từ dự án đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc - Myanmar?
- Thị trường dầu thô thế giới đang tái định hình
- Exxon-Mobil bị phạt 236 triệu USD
- Thị trường dầu khí thế giới sắp tới sẽ ra sao?
- Đường ống kép dẫn dầu/khí Trung Quốc – Myanmar sẽ hoàn thành vào tháng 5/2013
- Chiến lược năng lượng của Arập Xêút
- Myanmar mời thầu khai thác dầu khí trên bờ
- Chuẩn bị cho giai đoạn hậu dầu lửa
- Sản lượng điện tái tạo tại Đức gia tăng
- Mỹ - Trung Quốc - Venezuela và vấn đề dầu mỏ
- Brazil thách thức Trung Quốc ở châu Phi
- Yếu tố nào ảnh hưởng tới giá dầu thô năm 2013?
- Đầu tư nước ngoài vào dầu mỏ Iran lên tới 20 tỷ USD