Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 10/4/2023

20:00 | 10/04/2023

5,544 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Na Uy thắng lớn trên thị trường năng lượng châu Âu; OPEC+ giảm sản lượng dầu gây tác động vượt ra ngoài thị trường dầu mỏ; Ukraine đã có thể tái xuất khẩu điện sang EU… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng ngày 10/4/2023.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 10/4/2023
Na Uy đã sản xuất một lượng lớn khí đốt, vận chuyển nó qua các đường ống dưới biển đến Bắc Âu. Ảnh: Brusselstimes

Na Uy thắng lớn trên thị trường năng lượng châu Âu

Khi Nga giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên vào năm ngoái, Na Uy trở thành nhà cung cấp nhiên liệu chính của châu Âu. Na Uy cũng đang cung cấp một lượng dầu lớn hơn cho các nước láng giềng, thay thế dầu của Nga bị cấm vận.

Na Uy đã sản xuất một lượng lớn khí đốt, vận chuyển nó qua các đường ống dưới biển đến Bắc Âu. Các công ty năng lượng đã thực hiện các điều chỉnh làm tăng sản lượng khí đốt thay cho dầu mỏ. Kết quả là sản lượng khí đốt đã tăng 8% vào năm ngoái, khiến Na Uy trở thành nguồn cung cấp khoảng 1/3 lượng khí đốt tiêu thụ ở châu Âu. Na Uy cũng đã gặt hái được những phần thưởng tài chính hậu hĩnh khi cung cấp năng lượng cho châu Âu.

Kristin Fejerskov Kragseth, Giám đốc điều hành của Petoro, một công ty nhà nước quản lý các kho dầu mỏ của Na Uy, cho biết: “Chiến tranh đã định lại bản đồ năng lượng toàn cầu, đồng thời chứng minh rằng năng lượng của Na Uy cực kỳ quan trọng đối với châu Âu”. Trong những năm tới, nước này sẽ có thể duy trì dòng khí đốt cao đến châu Âu.

OPEC+ giảm sản lượng dầu gây tác động vượt ra ngoài thị trường dầu mỏ

Cuối tuần trước, Riyadh và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) quyết định cắt giảm nguồn cung dầu thô thêm hơn 1,1 triệu thùng/ngày. Greg Priddy, chuyên gia tư vấn của Spout Run Advisory (Mỹ), cho biết động thái này sẽ gây ra tác động kinh tế và chính trị vượt ra ngoài thị trường dầu mỏ.

Các nhà phân tích cho rằng áp lực giá dầu tăng cao, ngay cả khi chi phí năng lượng bắt đầu giảm ở các nền kinh tế phương Tây, sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực hạ nhiệt lạm phát của các ngân hàng trung ương. Adi Imsirovic, học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford (OIES), cho biết: “Chúng ta có lạm phát cao, các nền kinh tế có khả năng rơi vào suy thoái. Đây là tình huống mà bạn cần giá dầu thấp hơn để nền kinh tế phục hồi. Nếu các ngân hàng trung ương không còn khả năng cắt giảm lãi, OPEC+ có thể phải chịu trách nhiệm nếu toàn bộ nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái”.

Roger Diwan, nhà phân tích của S&P Global Commodity Insights, cho biết, khi cắt giảm xuất khẩu dầu thô từ tháng 5 tới đến cuối năm nay, nhu cầu dầu của Nga sẽ tăng lên. Một số nhà phân tích dự báo điều này có thể đẩy giá dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga vượt lên trên mức trần 60 đô la/thùng. Imsirovic của OIES nhận định: “Đây sẽ một món quà lớn dành cho Tổng thống Putin nếu giá dầu xuất khẩu của Nga tăng thêm 10 đô la mỗi thùng. Nhưng đó một món quà mà phần còn lại của thế giới sẽ phải trả tiền”.

Ukraine đã có thể tái xuất khẩu điện sang EU

Theo Hãng tin Reuters, từ tháng 10 năm ngoái Ukraine đã ngừng xuất khẩu điện sang Liên minh châu Âu (EU) - thị trường xuất khẩu năng lượng chính của Ukraine. Nguyên nhân gián đoạn là do các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, nước này đã có thể tiếp tục xuất khẩu điện sau 6 tháng gián đoạn vì các cuộc tấn công liên tục của Nga. "Mùa đông khó khăn nhất đã qua", Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, ông Herman Halushchenko, tuyên bố. Ông Halushchenko cho biết hệ thống điện của Ukraine đã hoạt động bình thường gần 2 tháng nay và nguồn cung trong nước đã dư thừa.

Hiện Ukraine được xuất khẩu tối đa 400 megawatt tại bất kỳ thời điểm nào sang EU. Trước đó, tháng 6/2022, Ukraine cho biết họ kỳ vọng thu về 1,5 tỉ euro từ việc xuất khẩu điện sang EU vào cuối năm nay.

Nhiệm vụ chống lạm phát của Fed khó khăn hơn sau quyết định của OPEC+

Tuyên bố bất ngờ của Arab Saudi và một số nước sản xuất dầu mỏ thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) về việc cắt giảm sản lượng có thể làm phức tạp hóa nhiệm vụ kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), theo các chuyên gia kinh tế.

Các chuyên gia cho rằng, khi giá dầu tăng trở lại, lạm phát toàn phần có thể duy trì ở mức cao trong khoảng thời gian lâu hơn, hoặc thậm chí tăng lên. Và người dân Mỹ hiện đã phải chi nhiều tiền hơn tại các trạm xăng - giá mỗi gallon xăng trung bình ở mức 3,55 USD tính đến ngày 6/4, tăng từ 3,4 USD cách đó một tháng.

“Giá năng lượng là một yếu tố quan trọng quyết định kỳ vọng của người dân về lạm phát, nhưng hiện tại, nó vẫn chưa ảnh hưởng tới tâm lý của người tiêu dùng”, “Nhưng nếu giá một gallon xăng tăng lên trên 4 USD, đó là lại câu chuyện khác’. Carl Tannenbaum, trưởng kinh tế gia đến từ Northern Trust Corporation, nói.

Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 8/4/2023Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 8/4/2023
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 9/4/2023Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 9/4/2023

H.T (t/h)

DMCA.com Protection Status