Petrovietnam tổ chức tọa đàm “Tổng quan về báo cáo tài chính và kế toán trong ngành Điện”
Tham dự buổi tọa đàm có Thành viên HĐTV Petrovietnam Bùi Minh Tiến; các Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam: Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Văn Mậu; đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (PV Power), Deloitte Việt Nam và đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn.
![]() |
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Hoạt động sản xuất điện là hoạt động đặc thù và có sự liên kết trong chuỗi giá trị “Sản xuất - Truyền tải - Phân phối” trong ngành Điện. Việc nắm bắt được đặc điểm ngành, khung pháp lý và đặc biệt là Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) sẽ giúp cho Tập đoàn định hướng về chiến lược, quản trị hiệu quả trong hoạt động sản xuất hiện tại cũng như trong hoạt động đầu tư trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, công tác kế toán và lập báo cáo tài chính đối với các đơn vị trong ngành Điện, đặc biệt là ngành Điện trong Tập đoàn được đặt ra yêu cầu vừa phải đảm bảo tính tuân thủ các quy định chung (trung thực, khách quan của các thông tin kế toán, báo cáo tài chính theo quy định của chuẩn mực kế toán), vừa phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, minh bạch các đặc thù hoạt động của ngành, và định hướng áp dụng tốt các thông lệ quốc tế trong lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn đo lường và ghi nhận của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).
![]() |
Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Phạm Tiến Dũng trao đổi tại tọa đàm |
Đối với thực tiễn hiện nay Tập đoàn đang vận hành 04 nhà máy nhiệt điện khí, 01 nhà máy nhiệt điện than, 03 nhà máy thủy điện và đang đầu tư 03 nhà máy nhiệt điện than, 02 nhà máy nhiệt điện khí sử dụng LNG, bài toán đặt ra cho Ban lãnh đạo và các nhà quản lý của Tập đoàn là phải nắm được hoạt động của từng công đoạn trong lĩnh vực đầu tư và vận hành sản xuất Điện. Những hoạt động này được phản ánh thông qua số liệu kế toán, báo cáo tài chính sẽ giúp Ban lãnh đạo và các nhà quản lý phân tích và đánh giá được thực trạng, hiệu quả hoạt động cũng như các rủi ro về tài chính (nếu có) để đưa ra các quyết định liên quan đến quản trị đầu tư và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời.
Với sự cần thiết và mục tiêu nêu trên, các đại biểu tham dự tọa đàm đã tập trung thảo luận tổng quan về ngành Điện tại Việt Nam, báo cáo tài chính trong ngành sản xuất, khung thể chế và khung pháp lý, cấu trúc và chuỗi giá trị, cung và cầu trong ngành Điện, công tác quản trị chi phí vận hành, chi phí đầu tư trong lĩnh vực sản xuất điện, giá thành sản phẩm, chi phí hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, giải pháp để tối ưu hóa các nhà máy điện khí của Tập đoàn/PV Power trong bối cảnh có sự tham gia thị trường của các nguồn năng lượng tái tạo…
Minh Châu
- CĐ DKVN tổ chức hội nghị tập huấn về công tác chính sách pháp luật
- Thành viên HĐTV Nguyễn Hùng Dũng tiếp và làm việc với lãnh đạo Quân chủng Hải quân: Tăng cường phối hợp chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả
- Luật Dầu khí (sửa đổi): Cần tiếp tục nghiên cứu để có chính sách ưu đãi hiệu quả hơn
- Công đoàn Vietsovpetro: Những bước tiến không ngừng qua 40 năm hình thành và phát triển
- Bản tin Năng lượng 16/8: Sản lượng tại các nhà máy lọc dầu Trung Quốc giảm trong tháng 7
- Luật Dầu khí (sửa đổi) cần mang tính cạnh tranh so với khu vực
- Sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)
- Thủ tướng đề nghị Qatar tăng cường hợp tác đầu tư vào công nghiệp dầu khí
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 15/8/2022
- Giá xăng dầu hôm nay 16/8: Dầu thô mất giá mạnh
- Tuần lễ Văn hóa Dầu khí giúp nâng cao nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
- Hội nghị Ban Chấp hành Hội CCB Tập đoàn mở rộng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022
- Hoàn thiện Luật Dầu khí đáp ứng các mục tiêu đặt ra
- [PetroTimesMedia] Petrovietnam và Singapore thúc đẩy tăng cường hợp tác năng lượng tại Việt Nam
- Tạo bước đột phá về thể chế, đưa nguồn tài nguyên dầu khí phục vụ phát triển đất nước
- Hợp tác giữa Trường Cao đẳng Dầu khí và Công ty TNHH SAMSON Việt Nam: Cầu nối gắn kết cùng phát triển