Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 5)

07:00 | 27/06/2024

39,124 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Hiện dự báo sản lượng dầu vốn không chắc chắn. Dầu đá phiến của Hoa Kỳ, mặc dù có sự khác biệt quan trọng so với phần còn lại của lĩnh vực công nghiệp song cũng không phải là ngoại lệ.
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 5)

Cơ sở cho nhiều lời kêu gọi bán tháo SPR là sự bùng nổ dầu đá phiến của Hoa Kỳ song có những lý do để thận trọng về tương lai của nó cũng như sự hoài nghi về những tuyên bố về tính chất chu kỳ ngắn của dầu đá phiến khiến nó trở thành nhà cung cấp dao động mới có thể cân bằng thị trường dầu mỏ. Bất chấp những tuyên bố nghẹt thở sau đợt giá dầu sụt giảm vào cuối năm 2014 khi cho rằng OPEC đã hết thời và dầu đá phiến giờ đây có thể cân bằng thị trường dầu mỏ khi mà không tuyên bố nào có vẻ hợp lý khi giá dầu đạt gần 80 USD/thùng dầu. Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang (2007), Tổng thống George W. Bush đã kêu gọi tăng gấp đôi quy mô của SPR, một phần trong chuỗi hành động nhằm tăng cường an ninh năng lượng của Hoa Kỳ trước tình trạng nhập khẩu xăng dầu tăng nhanh song hơn mười năm qua không phải là một khoảng thời gian dài trong bối cảnh năng lượng của Hoa Kỳ đã thay đổi đáng kể. Bài học hôm nay là hãy thận trọng khi bán đi tài sản an ninh quốc gia mà Hoa Kỳ đã nắm giữ trong suốt hơn 45 năm qua bởi vì niềm tin vào triển vọng năng lượng mới của Hoa Kỳ có thể vẫn chưa được đặt đúng chỗ. Sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng sản xuất dầu và nguồn cung dầu đá phiến của Hoa Kỳ có vẻ hợp lý dựa trên kinh nghiệm trong vài năm qua song niềm tin vào vai trò tương lai của Hoa Kỳ với tư cách là một siêu cường năng lượng sẽ không dẫn đến sự tự mãn.

Hiện dự báo sản lượng dầu vốn không chắc chắn. Dầu đá phiến của Hoa Kỳ, mặc dù có sự khác biệt quan trọng so với phần còn lại của lĩnh vực công nghiệp song cũng không phải là ngoại lệ. Trên thực tế, về nhiều mặt, triển vọng của dầu đá phiến có nhiều điều không chắc chắn hơn so với các dự án dầu trên đất liền hoặc nước sâu ngoài khơi truyền thống. Hơn thế nữa, mặc dù có tính chất chu kỳ ngắn song dầu đá phiến không phải là nguồn cung thay đổi vì phải mất ít nhất từ 6 tháng đến 12 tháng để dầu đá phiến phản ứng với những thay đổi về giá cả do nó không thể nhanh chóng ứng phó với những gián đoạn thị trường theo cách mà công suất dự phòng thực sự có thể làm được, được EIA định nghĩa là khả năng đưa nguồn cung mới ra thị trường trong vòng 30 ngày và duy trì sản lượng trong ít nhất 90 ngày. Hơn thế nữa, những thay đổi gần đây trong ngành dầu đá phiến Hoa Kỳ có thể dẫn đến giảm tính đàn hồi trong tương lai. Trong nỗ lực cắt giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận, sản xuất dầu đá phiến đã trở nên sử dụng nhiều vốn đầu tư hơn với việc các dự án ngày càng trở nên phức tạp hơn và thời gian thực hiện đang bị kéo dài. Để giảm chi phí khoan và tăng năng suất, các nhà khai thác dầu đá phiến đang chuyển từ các giếng đơn nhỏ sang các giếng lớn hơn nhiều, có thể hỗ trợ tới 12 giếng liên kết trải dài trên nhiều hợp đồng thuê diện tích mỏ giếng dầu đá phiến.

Hiện các công ty dầu đá phiến đang nỗ lực đáng kể để hợp nhất các hợp đồng thuê diện tích mỏ giếng của họ nhằm đưa diện tích các lô đất liền kề vào quyền quản lý chung. Những nỗ lực này có thể giúp phát triển các dự án sản xuất đá phiến từ vài tháng đến tối đa hai năm cho dù con số này vẫn thấp hơn hầu hết các dự án dầu khí truyền thống song điều này vẫn làm giảm khả năng tăng sản lượng nhanh chóng để ứng phó với việc gia tăng giá cả hoặc gián đoạn nguồn cung. Ngoài các giới hạn của dầu đá phiến như nguồn cung dao động, vẫn còn sự không chắc chắn lớn về mức độ và tuổi thọ của nó. Các dự báo của IEA và EIA đều chậm nhận ra tiềm năng thực sự của dầu đá phiến và đánh giá thấp mức tăng trưởng nguồn cung dầu đá phiến của Hoa Kỳ trong nhiều năm qua. Gần đây hơn, các nhà dự báo từ lâu đã đánh giá thấp sản lượng dầu đá phiến song nay bắt đầu đánh giá quá cao nó. Kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng dầu đá phiến, ngành công nghiệp dầu đá phiến đã liên tục gây ngạc nhiên cho những người chơi tham gia thị trường. Dự báo dầu nói chung là rất không chắc chắn khi mà dự báo dầu đá phiến thậm chí còn nhiều hơn. Những người tham gia ngành dầu đá phiến vẫn đang trong quá trình học hỏi khi công nghệ khai thác đá phiến phát triển và chi phí sản xuất tiếp tục biến động, khiến các dự báo trở thành mục tiêu động khi mà việc cần cải tiến công nghệ thêm bao nhiêu được đưa vào dự báo cũng còn không rõ ràng. Sự không chắc chắn bao trùm mọi cách thức mà cuộc cách mạng dầu đá phiến đã làm đảo lộn thị trường dầu mỏ: Tác động của nó đối với ước tính trữ lượng, khả năng đáp ứng về giá cả và tác động đối với dòng chảy thương mại toàn cầu cũng như cân bằng năng lượng của Hoa Kỳ và tác động của nó đối với mô hình kinh doanh của các công ty dầu khí. Điểm mấu chốt là nguồn cung dầu đá phiến của Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng mạnh, giống như hiện nay, không thể coi là điều hiển nhiên bởi vì có một số yếu tố có thể khiến sản lượng đá phiến của Hoa Kỳ không đạt kỳ vọng và trở nên cứng nhắc hơn và độ co giãn giá theo thời gian kém hơn so với trước đây. Các yếu tố quan trọng nhất như vậy được tóm tắt dưới đây:

Những thay đổi về năng suất

Sự lạc quan về sản xuất trong tương lai chủ yếu được thúc đẩy bởi hiệu quả đạt được và giảm chi phí mà các nhà sản xuất dầu đá phiến đạt được kể từ khi giá dầu sụt giảm năm 2014. Điều khó có thể đánh giá được mức độ bền vững của những lợi nhuận này khi mà những cải thiện về chi phí và hiệu suất phản ánh sự kết hợp của các yếu tố mang tính cơ cấu và chu kỳ, bao gồm cả những tiến bộ công nghệ dài hạn; giảm chi phí chu kỳ ngắn hạn; và tác động xếp hạng cao hoặc tập trung vào “điểm hấp dẫn” của những dự án mỏ giếng tốt nhất với dàn máy và đội ngũ lao động giỏi nhất. Tốc độ tăng trưởng sản xuất có thể chậm lại trong trường hợp chi phí dịch vụ dầu mỏ tăng trở lại hoặc nếu xếp hạng thấp (chuyển sang các hoạt động kém năng suất hơn hoặc thuận lợi về mặt địa chất) bù đắp tác động của cải tiến công nghệ. Vai trò tương ứng của ba yếu tố này trong việc tăng năng suất vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Trong nửa đầu năm 2017, tăng trưởng sản xuất ở Lưu vực Permian là thành tạo đá phiến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (2016), đã không đạt được mục tiêu của các nhà phân tích và nhà sản xuất, kết quả một phần là do sự tắc nghẽn và tái lạm phát chi phí song vào cuối năm 2017, sản xuất dầu đá phiến tại lưu vực này đã lại bất ngờ tăng trở lại.

Những thay đổi trong các quy định về môi trường

Sự phản đối của công chúng đối với công nghệ bẻ gãy thủy lực fracking đang gia tăng. Các nhóm hoạt động môi trường ban đầu đã ủng hộ dầu khí đá phiến vì khả năng thay thế than của nó song ngày càng lại trở nên phản đối dầu khí đá phiến. Mặc dù có những rủi ro thực sự và quan trọng cần được quản lý, một số ý kiến ​​phản đối mang tính tư tưởng nhiều hơn là dựa trên thực tiễn song vẫn gây được tiếng vang với một bộ phận công chúng. Các tiểu bang New York, Maryland và Vermont đã cấm hoàn toàn fracking. Ở tiểu bang Oklahoma là một bang dầu mỏ truyền thống nơi fracking rất phổ biến, tỷ lệ xảy ra chấn động địa chấn và động đất nhỏ ngày càng tăng có liên quan đến việc nước thải fracking từ các mỏ giếng fracking và hoạt động gần đây cho thấy bản thân quá trình fracking có thể gây ra hoạt động địa chấn. Do đó, số lượng trận động đất đã giảm kể từ khi cơ quan quản lý nhà nước áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt hơn về xử lý nước thải fracking vào năm 2016 và năm 2017.

Trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ (2016), ứng cử viên, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cũng tuyên bố ủng hộ lệnh cấm fracking. Ngay cả cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, người từ chối ủng hộ lệnh cấm fracking trước đó, cũng cảm thấy bị áp lực phải lưu ý sẽ [không] có nhiều nơi ở Hoa Kỳ tiếp tục diễn ra fracking. Sự thù địch đối với fracking cũng ngày càng gia tăng trong lưỡng đảng tại Quốc hội Hoa Kỳ, với hình thái chống fracking ngày càng chiếm ưu thế trong cả đảng Dân chủ cũng như đảng Cộng hòa. Sự phản đối đối với fracking càng trở nên trầm trọng hơn bởi phong trào chống dầu fracking rộng rãi hơn là “để nó trong lòng đất”. Ngay cả khi không có sự cố lớn nào, tâm lý chống dầu đá phiến dường như vẫn gia tăng. Nếu sự cố xảy ra, tăng trưởng nguồn cung có thể bị thụt lùi do các quy định hoặc lệnh cấm mới nghiêm ngặt làm hạn chế phạm vi hoạt động hoặc do phản ứng dữ dội về quy định làm tăng chi phí tuân thủ cho các nhà khai thác, do đó làm suy yếu nền kinh tế đá phiến và làm giảm triển vọng tăng trưởng sản xuất trong tương lai. Sự phản đối ngày càng gia tăng về môi trường đối với cơ sở hạ tầng hydrocarbon mới cũng có thể cản trở sự phát triển của dầu đá phiến, vì cơ sở hạ tầng dầu mỏ cũng như cơ sở hạ tầng khí đốt mới sẽ cần thiết để đáp ứng tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​của dầu đá phiến trong những năm tới.

Hợp nhất ngành công nghiệp

Lĩnh vực dầu đá phiến của Hoa Kỳ bị phân mảnh nhiều hơn so với phần còn lại của ngành dầu mỏ. Cơ cấu ngành này trước đây tỏ ra rất thuận lợi cho việc tăng trưởng sản xuất nhanh chóng với việc các công ty dầu đá phiến nhỏ, năng động, có đòn bẩy cao đã thể hiện sự linh hoạt cao độ và được khuyến khích tăng sản lượng bằng mọi giá. Tuy nhiên, sau đợt sụt giảm giá dầu giai đoạn 2014–2016, ngành này đã trải qua một thời kỳ hợp nhất và ngày càng ưu tiên kiểm soát chi phí, kỷ luật vốn và lợi nhuận hơn là tăng trưởng sản xuất. Hiệu quả đạt được và tiết kiệm chi phí đạt được trong chu kỳ suy thoái có thể phải trả giá bằng sự linh hoạt của các nhà sản xuất độc lập bởi vì các dự án ngày càng lớn hơn và hiện nay đòi hỏi thời gian thực hiện dài hơn cũng như chi phí đầu tư vốn tài chính ban đầu cao hơn.

Sự hợp nhất có thể sẽ tiếp tục và có thể đem lại hiệu quả kinh tế nhờ quy mô lớn hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án lớn hơn, chi phí cao hơn và thậm chí phức tạp hơn. Một số công ty dầu mỏ có thể tìm cách tránh sự biến động mạnh về khối lượng sản xuất bởi do chi phí sa thải và thuê lại nhân công cũng như các giàn khoan và thiết bị không hoạt động chỉ để nhanh chóng tái triển khai lại chúng. Các công ty dầu mỏ lớn hơn với bảng cân đối tài chính mạnh hơn thì có thể được định vị tốt hơn để vượt qua các đợt tăng giá và vùng đáy mà ít ảnh hưởng đến mức sản xuất. Khi ngành công nghiệp dầu đá phiến tiếp tục phát triển, mức độ co giãn nguồn cung cao dường như rất đặc biệt của các công ty dầu đá phiến lúc mới hình thành có thể bắt đầu suy yếu, điều này làm giảm khả năng phản ứng nhanh chóng của dầu đá phiến trong trường hợp bị gián đoạn nguồn cung.

Chi phí vốn đầu tư

Tăng trưởng sản xuất đá phiến nhanh chóng được hưởng lợi từ việc thanh khoản tài chính dồi dào và lãi suất thấp kỷ lục sau cuộc Đại suy thoái. Việc tăng lãi suất khi đà phục hồi kinh tế đạt được có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư sẵn có và chi phí vốn tài chính.

Các giới hạn đối với khả năng đáp ứng giá cả của dầu đá phiến

Bất chấp những tranh luận về ngành công nghiệp dầu mỏ “hai tốc độ” (two-speed) và suy đoán về vai trò dao động tiềm năng của sản xuất dầu đá phiến Hoa Kỳ, vẫn có những giới hạn rõ ràng đến khả năng đáp ứng giá cả của ngành công nghiệp dầu đá phiến đã được chứng minh rõ ràng cả trong thời kỳ thị trường suy thoái khi mà giá dầu sụt giảm cũng như tăng giá sau khi OPEC quay trở lại quản lý nguồn cung và sự phục hồi giá dầu sau đó. Những thay đổi trong cấu trúc của ngành công nghiệp dầu đá phiến có thể làm giảm hơn nữa độ co giãn theo giá cả của đá phiến Hoa Kỳ. Mặc dù cơ cấu chi phí và mô hình kinh doanh của ngành công nghiệp dầu đá phiến khiến nó nhạy cảm về giá cả hơn trong ngắn hạn so với sản xuất dầu truyền thống hoặc nước sâu ngoài khơi song sự thay đổi trong nguồn cung dầu đá phiến phản ánh tác động trễ trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư, do đó không thể tiến gần đến mức phù hợp với việc giải phóng lượng dầu dự trữ chiến lược hoặc kích hoạt năng lực sản xuất dự phòng của OPEC.

Link nguồn:

https://www.energypolicy.columbia.edu/wp-content/uploads/2018/05/CGEP_Rethinking_the_Strategic_Petroleum_Reserve_June2018.pdf

Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 1)Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 1)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 2)Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 2)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 3)Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 3)
Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 4)Sự cân nhắc việc tối ưu hóa quy mô kho dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ (Kỳ 4)

Tuấn Hùng

Energy Policy

DMCA.com Protection Status