Thu hồi chi phí trong các hợp đồng phân chia sản phẩm: đánh giá so sánh các khu vực pháp lý ở Đông Nam Á (Kỳ V)

10:00 | 30/10/2021

4,447 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Vào năm 2017, với mục tiêu thu hút đầu tư trong và ngoài nước, Thái Lan đã sửa đổi PA và ủy quyền cho Bộ Năng lượng Thái Lan, cơ quan quản lý ngành dầu khí, cho phép các hợp đồng dạng PSC, bên cạnh các hợp đồng tô nhượng.

* PSC Thái Lan

Thu hồi chi phí trong các hợp đồng phân chia sản phẩm: đánh giá so sánh các khu vực pháp lý ở Đông Nam Á (Kỳ V)
Giàn khoan mỏ Bạch Hổ. Ảnh: Nguyễn Chính Tiến.

Thái Lan là quê hương của khoảng 4% trữ lượng dầu khí đã được xác nhận ở Đông Nam Á, Thái Lan không phải là player lớn nhất trong khu vực. Nước này có các lựa chọn địa chất hạn chế và nhập khẩu hơn 20% khí đốt tự nhiên và khoảng 70% nhu cầu dầu thô. Nhu cầu về khí đốt ngày càng tăng khiến việc duy trì nguồn cung cấp khí đốt trong nước và đảm bảo nguồn nhập khẩu mới trở nên đặc biệt quan trọng đối với Thái Lan. Trong bối cảnh đó, Thailan đã có những thay đổi gần đây.

Theo nền tảng pháp lý cơ bản của mình, Đạo luật Dầu khí Petrleum Act, BE 2514 1971 (PA), Thái Lan đã chọn hình thức tô nhượng chứ không phải các PSC thu hồi chi phí. Tuy nhiên, vào năm 2017, với mục tiêu thu hút đầu tư trong và ngoài nước, Thái Lan đã sửa đổi PA và ủy quyền cho Bộ Năng lượng Thái Lan, cơ quan quản lý ngành dầu khí, cho phép các hợp đồng dạng PSC, bên cạnh các hợp đồng tô nhượng. Vòng đấu thầu PSC đầu tiên đã được mở vào năm 2018, được trao cho công ty dầu khí nhà nước PTT Exploration and Production và Mubadala Petroleum.

Thu hồi chi phí: khung pháp lý

Bản sửa đổi PA năm 2017 xác định các điều khoản cơ bản của PSC: tất cả các chi phí thực tế trong hoạt động thượng nguồn do Nhà thầu chịu và có thể thu hồi được từ sản lượng, như được nêu chi tiết trong các điều khoản của hợp đồng (và Chương trình công tác & Ngân sách (WP&B) được phê duyệt bởi Tổng giám đốc và Ủy ban Dầu khí).

Các điều khoản này cũng hạn chế việc thu hồi chi phí, không được vượt quá 50% tổng sản lượng, mặc dù các điều khoản dự phòng cho phép chuyển các chi phí chưa được bù đắp sang năm sau, miễn là chi phí có thể thu hồi được cho năm đó cũng không vượt quá 50% sản lượng và các điều khoản trong PSC.

Tương tự như PSC của Malaysia, các điều khoản sửa đổi năm 2017 của Thái Lan cũng yêu cầu Nhà thầu thanh toán 10% tiền thuế tài nguyên trên tổng sản lượng khai thác cho chính phủ. Sau khi thu hồi thuế tài nguyên và chi phí, phần còn lại của dầu vốn chủ sở hữu sẽ được phân chia giữa chính phủ và Nhà thầu như quy định trong hợp đồng, mặc dù không quá 50% có thể được chia cho Nhà thầu.

Năm 2018 Bộ Năng lượng Thái Lan đã đưa ra một số hướng dẫn về khả năng thu hồi của một số chi phí nhất định như chi phí thu dọn mỏ. Nhìn chung, chi phí ngừng hoạt động có thể thu hồi được nếu chúng được phát sinh phù hợp với kế hoạch hoạt động đã được Tổng Giám đốc phê duyệt.

Mai Hồ

DMCA.com Protection Status