Thủ tục chấp thuận để lại, hoãn thu dọn, thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí

08:10 | 26/08/2023

25,980 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Ngày 1/7/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí 2022. Trong đó, Điều 55 (Chương VI) quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận để lại, hoãn thu dọn hoặc thực hiện thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.
Thủ tục chấp thuận để lại, hoãn thu dọn hoặc thực hiện thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí
Giàn điều khiển trung tâm mỏ Sư Tử Vàng

Cụ thể, theo hướng dẫn của Nghị định 45/2023/NĐ-CP, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Dầu khí, trên cơ sở đề xuất của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 2 bộ hồ sơ (gồm 1 bộ hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận để lại, hoãn thu dọn hoặc thực hiện thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.

Hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hay hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí; Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có); Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.

Nghị định 45 nêu rõ, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hay hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.

Trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có đề xuất để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hoặc hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí, quy trình đề xuất và phê duyệt được thực hiện theo quy định nêu trên.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu để lại toàn bộ hoặc một phần công trình dầu khí, Bộ Công Thương có văn bản thông báo gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu ít nhất 6 tháng trước khi bắt đầu triển khai hoạt động thu dọn theo tiến độ đã được phê duyệt.

Bộ Công Thương quy định chi tiết về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí, thu dọn công trình dầu khí.

Khoản 2 Điều 52 Luật Dầu khí

Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương chấp thuận việc để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí; hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.

Thủ tục phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khíThủ tục phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
Quy định về quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khíQuy định về quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
Quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí được quản lý và sử dụng như thế nào?Quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí được quản lý và sử dụng như thế nào?
Quy định về quyết toán quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khíQuy định về quyết toán quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí

H.T

DMCA.com Protection Status