Tìm hiểu cơ chế điều chỉnh thị trường tài chính TTF (Kỳ I)

06:01 | 19/08/2024

5,448 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Hiện các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã đề cập đến nhiều mối quan ngại và đưa ra các đề xuất về mặt lập pháp tương ứng nhằm giải quyết những diễn biến giá cả đột biến trên thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu (TTF).
Tìm hiểu cơ chế điều chỉnh thị trường tài chính TTF (Kỳ I)

Nhằm tiếp tục tuyến bài cung cấp thêm một số thông tin về cơ chế hoạt động của Trung tâm giao dịch khí đốt TTF Hà Lan, xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả nội dung chính ấn phẩm của Journal of World Energy Law and Business thuộc Đại học báo Oxford University Press, tập 17, số 3 hoàn thành tháng 4/2024 và phát hành tháng 6 vừa qua về cơ chế điều chỉnh thị trường tài chính của TTF Hà Lan, để tham khảo.

*****

Kinh doanh khí đốt và vai trò của TTF

Nhìn vào khía cạnh vật chất của việc cung cấp khí đốt ở Tây Âu, Công ty dịch vụ vận chuyển Gasunie (GTS) là mạng lưới vật chất ở CH Hà Lan chuyên vận chuyển khí đốt. Do lượng khí đốt lớn trước đây có sẵn từ mỏ khí Groningen và vai trò của nó ở khu vực Tây Âu nên mạng lưới này được phát triển tốt khi mà quản lý các điểm nhập vào và giao nhận phân phối khí đốt, bao gồm các mỏ khí đốt và cơ sở lưu trữ, cụm kho cảng và hệ thống đường ống. Hiện có rất nhiều vấn đề và khó khăn thực tế khi vận hành một mạng lưới như vậy, ví dụ như sự khác biệt đáng kể giữa các loại khí đốt tùy thuộc vào mức sinh nhiệt và không phải tất cả các hệ thống vận chuyển, tức là đường ống, đều có thể xử lý mọi loại khí đốt. Việc chuyển đổi khí đốt từ mỏ khí đốt Groningen sang thành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) gần đây không phải là không có khó khăn: Ví dụ như LNG cần phải hóa hơi trước khi có thể đi vào hệ thống đường ống của CH Hà Lan đặt tại cụm kho cảng LNG Rotterdam hoặc tại cụm kho cảng LNG Eemshaven (9/2023).

Hiện trên mạng lưới vật chất và sàn giao dịch này, TTF được coi như một điểm giao dịch ảo: Khí đốt tự nhiên đã có trong hệ thống GTS có thể (tuân theo các quy tắc thị trường, giao dịch, v.v.) được chuyển giao cho những người chơi tham gia thị trường khác nhau, điều này có nghĩa sự hiện diện của khí đốt trong hệ thống ở đâu đó giữa điểm vào và điểm ra, ví dụ như trong các cơ sở lưu trữ hoặc trong mạng lưới phân phối, giao nhận có thể được người yêu cầu quyền sở hữu ban đầu về khí đốt sẵn có sẽ bán cho người mua để có quyền sở hữu khí đốt đó, sau đó loại khí đốt này cũng sẽ được chuyển giao. Ví dụ như Công ty dầu khí Hà Lan (Nederlandse Aardolie Maatschappij-NAM) đã bơm dòng khí từ mỏ khí Groningen vào hệ thống GTS, sau đó đã nhận thanh toán qua TTF, trong khi các công ty năng lượng hạ nguồn của Hà Lan thanh toán qua TTF cho việc phân phối, giao nhận loại khí đốt này. Do đó, các hợp đồng giao dịch trên TTF sẽ được thanh toán thực tế. TTF là điểm vào hoặc ra ảo hoặc thị trường khí đốt ảo ở CH Hà Lan và các khu vực được kết nối. Hiện các trung tâm khác tồn tại với chức năng tương tự đối với các khu vực và hệ thống đường ống tương ứng, mặc dù chúng thường không có cùng quy mô. Lý do chính để giao dịch hợp đồng khí đốt trên TTF (và các trung tâm khác) là việc cho phép người mua và người bán khí chốt (lock) với một mức giá được xác định trước để phòng ngừa rủi ro hoặc giảm thiểu rủi ro của họ liên quan đến biến động giá cả và, khi cần thiết, dự đoán nhu cầu tiêu thụ khí đốt trên thị trường giao ngay (ngắn hạn).

Hiện các trung tâm giao dịch khí đốt trên toàn thế giới đóng một vai trò quan trọng trong thị trường khí đốt được người sử dụng mạng lưới để chuyển nhượng khí đốt lẫn nhau, ví dụ như thông qua đường ống hoặc dưới dạng LNG và làm điểm định giá trung tâm với một số trung tâm như vậy ở EU, chẳng hạn như TTF Hà Lan cũng như Trung tâm giao dịch châu Âu của CHLB Đức (Trading Hub Europe-THE) và Zeebrugge (Beach) của Vương quốc Bỉ. Hiện các trung tâm giao dịch khí đốt ở châu Âu đã được thành lập phù hợp với mục tiêu về việc tạo ra một thị trường khí đốt chung, tự do hóa và cạnh tranh ở châu lục như được nêu trong Chỉ thị 98/30/EC của EU. Tuy nhiên, hiện cũng có nhiều trung tâm lớn khác nhau bên ngoài EU, chẳng hạn như Điểm cân bằng quốc gia Vương quốc Anh (NBP).

Hiện TTF và NBP là hai trung tâm giao dịch khí đốt có khối lượng giao dịch lớn nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trên TTF đã tăng mạnh trong vài năm qua trong khi NBP thì lại sụt giảm, một phần do nhu cầu phòng ngừa rủi ro và quản lý rủi ro bằng đồng Euro thay vì đồng bảng Anh. Hơn thế nữa, TTF được coi là một thị trường khí đốt hoạt động tốt: Trong số đó, ví dụ như các trung tâm châu Âu thường ít bộc lộ bong bóng giá nhất, điều này sẽ xảy ra khi giá chệch khỏi giá trị cơ bản và việc hình thành giá cả kém hiệu quả hơn.

Từ góc độ toàn cầu, TTF và NBP là giá tham chiếu khí đốt ở châu Âu liên quan do tính thanh khoản của chúng. TTF là giá tham chiếu hàng đầu cho phần lớn khu vực Tây Âu, trong khi NBP là giá tham chiếu chuẩn cho Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland. Chẳng hạn như hai trung tâm trên được sử dụng để định giá hàng hóa LNG đi châu Âu. Henry Hub (HH), một trung tâm phân phối trong đường ống dẫn khí ở tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ) là giá tham chiếu cho khu vực Bắc Mỹ, bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Mexico. HH cũng còn được sử dụng để định giá khí đốt chẳng hạn ở Hoa Kỳ cũng như quản lý rủi ro. Đối với khu vực Đông Á, cần nhắc đến Japan Korean Marker (JKM) mặc dù nó được coi là kém phát triển hơn nhiều so với HH, TTF hoặc NBP. Tóm lại, thị trường khí đốt là thị trường toàn cầu song vẫn có những hạn chế về mặt vật chất do cơ sở hạ tầng như đường ống và kho cụm cảng LNG gây ra.

Điều quan trọng là phải nhận ra vai trò của TTF vượt xa mối liên kết của nó với hệ thống GTS. TTF thường được sử dụng làm giá tham chiếu, ví dụ như cho các hợp đồng khí đốt giao dài hạn khắp châu Âu, mặc dù chức năng khu vực của nó liên quan đến nguồn cung vật chất thực tế trong khu vực. Ví dụ như Tập đoàn khí đốt công của Hy Lạp (DEPA) đã thu xếp một hợp đồng khí đốt dài hạn với hãng Gazprom vào đầu năm 2022, tức là thời điểm trước cuộc chiến ở Ukraine, nơi giá khí đốt được tính theo giá TTF 80% cho đến năm 2026, phần còn lại được tính theo giá dầu. DEPA giải thích hợp đồng dài hạn trên đã bao gồm “giá cả rất cạnh tranh” hơn so với giá khí đốt hiện tại ở châu Âu. Điều này thể hiện xu hướng chuyển dịch các hợp đồng khí đốt dài hạn từ lập danh mục theo giá dầu sang lập danh mục theo TTF. Một ví dụ khác về việc chuyển dịch sang các hợp đồng dài hạn được lập danh mục TTF đã được đưa ra vào tháng 5/2018: Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua một quyết định cam kết ủng hộ vụ kiện chống độc quyền do một số nước Trung Âu và Đông Âu khởi kiện chống lại hãng Gazprom (CHLB Nga) nhằm buộc hãng này phải sửa đổi các hợp đồng khí đốt dài hạn được lập danh mục dựa trên giá dầu thành giá TTF. Tóm lại, xu hướng này trong khoảng thập kỷ qua, đã đảm bảo một số lượng đáng kể các quốc gia thành viên EU ký kết các hợp đồng cung cấp dài hạn được tính theo giá TTF cho dù không có mối liên hệ vật chất nào với GTS. Việc loại bỏ chỉ số dầu thô Brent thông thường làm giá tham chiếu là điều dễ hiểu bởi vì nghiên cứu cho thấy mặc dù giá khí đốt không còn liên kết chặt chẽ với giá dầu nữa: Thay vào đó, các yếu tố cơ bản quyết định giá cả khí đốt là cung và cầu trên thị trường khí đốt.

Thị trường tài chính và những quy định

Những cân nhắc chung: Tất cả các khía cạnh vật chất (hoặc kinh tế) được mô tả trước đây của giao dịch khí đốt gắn liền với thị trường tài chính và các quy định liên quan. Hiện các sản phẩm liên quan đến TTF, chẳng hạn như hợp đồng tháng trước (tương lai), được giao dịch trên ICE Endex Amsterdam. Đây là một sàn giao dịch (được quản lý), trong đó giá bỏ thầu và ưu đãi có thể được đáp ứng thông qua sổ lệnh giới hạn trung tâm (CLOB) là một mô hình thực hiện thương mại dựa trên hệ thống minh bạch các đơn đặt hàng của khách hàng (giá bỏ thầu và cung cấp). Do đó, CLOB được quản lý bởi Chỉ thị II về Thị trường công cụ tài chính (Markets in Financial Instruments Directive -MiFID II) và Quy định về thị trường công cụ tài chính (Markets in Financial Instruments Regulation -MiFIR, thường được gọi chung là “MiFID II”). Sau khi giao dịch được kết thúc, CLOB sẽ được đưa đến bên đối tác bù trừ trung tâm (Central Counterparty -CCP) để thanh toán bù trừ, thường là vai trò do ICE Clear Europe thực hiện. Quỹ đạo sau giao dịch này được điều chỉnh bởi Quy định cơ sở hạ tầng thị trường châu Âu (European Market Infrastructure Regulation -EMIR). Cả MiFID II và EMIR đều là cơ sở của khuôn khổ pháp lý tài chính được thiết lập sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008). MiFID II thì hướng tới việc đạt được mức giá cả minh bạch hình thành trên thị trường tài chính, trong khi EMIR thì lại nhằm mục tiêu quản lý rủi ro đối tác trong các công cụ phái sinh thông qua thanh toán bù trừ. Hiện thì cả hai cùng nhau có tầm quan trọng cơ bản vì chúng đều nhằm mục đích giải quyết những thiếu sót trong giao dịch phái sinh (derivatives trading) và quản lý rủi ro do khủng hoảng tài chính gây ra. Do đó, khuôn khổ pháp lý này cũng được áp dụng cho giao dịch một số công cụ phái sinh năng lượng, bao gồm cả phái sinh TTF. Hơn thế nữa, chúng còn tạo thành một phần cơ bản của thị trường vốn chung của EU, Liên minh thị trường vốn (CMU) cũng như sự tồn tại của Cơ quan giám sát châu Âu (European Supervisory Authorities- ESMA) và vai trò của nó trong CMU.

Mặc dù MiFID II và EMIR chủ yếu quan tâm trực tiếp đến cơ sở hạ tầng thị trường và những người chơi tham gia song cũng có những yêu cầu pháp lý về hành vi giao dịch và hoạt động của thị trường. Ví dụ như Quy định lạm dụng thị trường (Market Abuse Regulation -MAR) được áp dụng trong thị trường phái sinh TTF cấm thao túng thị trường. Đối với các công cụ phi tài chính, Quy định về tính liêm chính và minh bạch của thị trường năng lượng bán buôn (Wholesale Energy Market Integrity and Transparency-REMIT) được đưa ra để chống lại giao dịch nội gián và thao túng thị trường trong (giao ngay) thị trường năng lượng dưới sự điều phối giám sát của Cơ quan hợp tác quản lý năng lượng EU (ACER). Theo đó, ACER đã ban hành các hướng dẫn để làm rõ hơn về REMIT, bao gồm các khái niệm như thông tin nội bộ, giao dịch nội gián và thao túng thị trường. Việc kết hợp giám sát thị trường theo MAR và REMIT cho phép có cái nhìn đầy đủ về cả thị trường năng lượng và hàng hóa giao ngay và phái sinh. Theo Điều 51(1), MiFID II cũng đảm bảo một thị trường công bằng, trật tự và hiệu quả. Điều này đề cập đến những cách thức cơ bản mà thị trường vận hành và phải được ghi nhớ khi thảo luận về một số biện pháp can thiệp điều tiết gần đây sau này.

Giao dịch tại địa điểm: Giao dịch phái sinh năng lượng diễn ra cả “tại địa điểm” (sàn giao dịch phái sinh: exchange trade derivatives-ETD) và sàn giao dịch ngoài quầy (over-the-counter-OTC). Một địa điểm giao dịch tập hợp nhiều người chơi tham gia thị trường muốn mua hoặc bán khí đốt (trong trường hợp này) đối với các hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro cho họ, từ đó hỗ trợ quá trình hình thành giá. Hiện những người chơi tham gia thị trường bao gồm các công ty kinh doanh hàng hóa chẳng hạn mà một số trong số này được liên kết với các tập đoàn công nghiệp lớn, chẳng hạn như các công ty dầu mỏ lớn, ví dụ như Shell hoặc BP. Tuy nhiên, không chỉ các công ty thượng nguồn này tham gia: Các nhà cung cấp năng lượng hoặc điện ở hạ nguồn như Eneco và Vattenfall cũng là những người chơi tham gia tích cực. Hơn thế nữa, các nhà giao dịch hàng hóa lớn như Trafigura, Vitol và Glencore đều đang giao dịch tích cực trên sàn giao dịch này. Cuối cùng, một số ngân hàng đầu tư lớn hơn hiện cũng đang vận hành các sàn giao dịch hàng hóa hoạt động tích cực tại các thị trường này.

Một phần quan trọng của giao dịch TTF diễn ra tại một địa điểm, đặc biệt là sàn ICE Endex Amsterdam dành cho các sản phẩm phái sinh song cũng chú trọng đến Sàn giao dịch năng lượng châu Âu (European Energy Exchange -EEX) ở CHLB Đức bao gồm cả giao dịch giao ngay. Hiện các địa điểm giao dịch này đều được ủy quyền là thị trường được quản lý (Regulated Market -RM) theo Điều 44 MiFID II. Theo Điều 4(21), RM là một hệ thống đa phương do nhà điều hành thị trường vận hành, tập hợp nhiều lợi ích mua và bán của bên thứ ba trong “công cụ tài chính” dẫn đến kết quả ký kết hợp đồng. RM hoạt động theo một bộ quy tắc được thỏa thuận giữa địa điểm giao dịch và các thành viên. Hiện các hợp đồng phái sinh liên quan đến hàng hóa và có thể được thanh toán về mặt vật chất là một “công cụ tài chính” trong bối cảnh của MiFID II.

Hiện cũng cần lưu ý việc không có lý do gì TTF phải được giao dịch tại một địa điểm giao dịch trong EU: TTF cũng có thể được giao dịch trên một sàn giao dịch ở Vương quốc Anh hoặc Hoa Kỳ, điều đó chỉ xảy ra khi về mặt lịch sử nó đặt trụ sở tại CH Hà Lan và giao dịch nói chung không được dịch chuyển ngay bởi vì điều này có thể tốn kém, trừ khi nó thực sự phải làm như vậy. Hơn thế nữa, những người chơi tham gia thị trường giao dịch TTF trong EU không cần phải là ở trong EU. Ví dụ như sàn giao dịch ICE Endex được Cơ quan quản lý tài chính (FCA) của Vương quốc Anh phân loại là sàn giao dịch đầu tư nước ngoài được công nhận (Recognized Overseas Investment Exchange -ROIE) và được Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (Commodity Futures Trading Commission -CFTC) công nhận là Hội đồng thương mại nước ngoài được ủy quyền (Foreign Board of Trade -FBOT), điều này cung cấp quyền truy cập cho những người tham gia thị trường ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ trong giới hạn của khuôn khổ pháp lý tương ứng.

Theo Điều 55 MiFID II, mọi giao dịch được ký kết trên RM đều được đưa đến bên đối tác bù trừ trung tâm (CCP) để thanh toán bù trừ do EMIR quản lý chủ yếu. CCP được đặt ở giữa hai đối tác để giảm đáng kể mọi rủi ro tín dụng của đối tác. Do CCP được đặt ở giữa tất cả các bên giao dịch các sản phẩm này nên rủi ro tổng thể trong hệ thống sẽ giảm: Tất cả những người chơi tham gia thị trường chỉ tiếp xúc với CCP thay vì một cấu trúc phức tạp hơn, nơi tất cả những người chơi tham gia đều tiếp xúc với nhau. Hơn thế nữa, CCP được thiết kế để giảm thiểu rủi ro hệ thống trong hệ thống tài chính do giao dịch phái sinh như đã nhận thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính. Bằng cách bù đắp các giao dịch giữa các thành viên hoặc bù trừ, CCP giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự kiện vỡ nợ của một hoặc nhiều trong số các đối tác hoặc bên trung gian môi giới. Để quản lý rủi ro của mình đối với các thành viên và để tự bảo vệ mình trước sự vỡ nợ của một trong số các thành viên, CCP sẽ giữ lại khoản lợi nhuận. Tiền ký quỹ là một hình thức tài sản thế chấp, bao gồm khoản thanh toán dự kiến ​​​​của một thành viên khi kết thúc hợp đồng. Hiện các khoản ký quỹ ban đầu được đặt ngay từ đầu giao dịch trong khi ký quỹ biến đổi được tính trong suốt thời gian giao dịch. Để tính toán yêu cầu ký quỹ, CCP sẽ phụ thuộc vào mức giá khí đốt sẵn có và được quan sát trên các thị trường tương ứng. Trong trường hợp phái sinh TTF, điều đó có nghĩa là phải có một thị trường thanh khoản và minh bạch như hiện tại trên ICE Endex để xác định mức ký quỹ yêu cầu. Việc thiếu đi một thị trường thanh khoản và minh bạch có nghĩa là CCP không thể xác định chính xác tỷ suất lợi nhuận, điều này khiến những người chơi tham gia thị trường phải gánh chịu hậu quả của việc thiếu thanh khoản thông qua các lệnh gọi ký quỹ cao hơn sẽ gây tốn kém hơn.

Trong trường hợp giao dịch được ký kết trên sàn ICE Endex (và ICE Futures Europe), CCP liên quan là ICE Clear Europe đặt tại London (Vương quốc Anh). Tuy CCP này nằm ngoài EU song tạm thời được tuyên bố chịu sự giám sát tương đương sau Brexit. Trên thực tế, điều này có nghĩa là những người chơi tham gia thị trường có thể sử dụng nó như thể nó đang ở trong EU. Sau khi giao dịch TTF được ký kết trên sàn ICE Endex, giao dịch đó sẽ được thanh toán bù trừ thông qua ICE Clear Europe. Tuy nhiên, không phải tất cả những người chơi tham gia thị trường giao dịch trên ICE Endex đều là thành viên thanh toán bù trừ của ICE Clear Europe. Trong trường hợp đó, ngân hàng (bù trừ), tự mình là thành viên bù trừ, sẽ giúp cung cấp dịch vụ bù trừ cho người chơi tham gia thị trường, tức là khách hàng của họ.

Giao dịch sàn OTC: Mặc dù vậy, phần lớn hoạt động giao dịch các sản phẩm TTF lại không diễn ra tại địa điểm như đã nêu ở trên mà là sàn OTC. Trong trường hợp này, hai bên giao dịch song phương mà không sử dụng địa điểm giao dịch, điều này dẫn đến việc hình thành giá kém minh bạch hơn. Mặc dù những người chơi tham gia thị trường có thể tìm thấy nhau trực tiếp song trên thực tế, điều này thường được tạo điều kiện thuận lợi bởi các nhà cung cấp phần mềm như Trayport.

Khi một giao dịch được kết thúc ngoài địa điểm giao dịch thì nó vẫn có thể được thông qua thông qua CCP, ví dụ như bằng cách được đăng ký với tư cách là “chặn giao dịch” tại địa điểm này, điều này không phải lúc nào cũng đúng bởi vì nhiều người chơi tham gia thị trường thích sử dụng hạn mức tín dụng hơn là việc gửi tài sản thế chấp bằng tiền mặt tại CCP. Do vậy, điều này làm thay đổi rủi ro trong hệ thống tài chính. Mặc dù CCP tồn tại để giảm thiểu những rủi ro như vậy song việc truy cập và sử dụng có thể tốn kém, do đó nó kém hấp dẫn hơn đối với những người chơi tham gia thị trường nhỏ hơn. Như vậy, cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm gia tăng áp lực buộc phải nới lỏng các yêu cầu về tài sản thế chấp bằng cách cho phép các loại tài sản thế chấp mới tại các CCP. Trường hợp nếu được ký kết tại địa điểm giao dịch thì giao dịch phải được thanh toán bù trừ. Tuy nhiên, nếu giao dịch được ký kết sàn OTC, thì nó vẫn có thể có các yêu cầu để giao dịch đó được thanh toán theo nghĩa vụ thanh toán bù trừ theo Điều 4 EMIR song điều này sẽ phụ thuộc vào việc phân loại những người chơi tham gia thị trường cũng như liệu sản phẩm được giao dịch có nằm trong phạm vi của nghĩa vụ thanh toán bù trừ hay không. Hiện một số tổ chức tài chính lớn có quầy giao dịch hàng hóa đang hoạt động bất chấp các điều khoản về giao hàng vật chất. Hiện các công ty này được phân loại là “các công ty tài chính” (FC) theo Điều 2(8) EMIR, trong đó bao gồm các tổ chức tín dụng (ngân hàng) và các công ty đầu tư được phép cung cấp dịch vụ MiFID. Các công ty kinh doanh hàng hóa thường được phân loại là “các công ty phi tài chính” (NFCs) theo Điều 2(9) EMIR. Điều cần lưu ý là các công ty kinh doanh hàng hóa thường được hưởng lợi từ việc miễn trừ các hoạt động phụ trợ theo Điều 2(1)(j) MiFID II, nghĩa là họ không cần phải có giấy phép MiFID II để kinh doanh hàng hóa phái sinh. Trường hợp nếu một trong những người chơi tham gia thị trường được phân loại là NFC rất lớn, còn được gọi là NFC+ hoặc FC, thì giao dịch (nếu trong phạm vi) phải được thanh toán bù trừ. Với cách tiếp cận này sẽ giúp đảm bảo các công ty lớn ít phải gặp rủi ro đối tác hơn, do đó cũng giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống trong hệ thống tài chính, trong khi các công ty nhỏ hơn thì không bị ảnh hưởng một cách không tương xứng.

Nhằm cho phép NFC đủ lớn để đủ điều kiện là NFC+ và thuộc nghĩa vụ thanh toán bù trừ, thì nó phải vượt qua cái gọi là ngưỡng thanh toán bù trừ theo Điều 10 EMIR. Đây là các ngưỡng trên tổng số lượng danh nghĩa của các sản phẩm phái sinh khác nhau được NFC giao dịch, nếu vượt quá, sẽ đủ điều kiện cho NFC là NFC+ và kích hoạt nghĩa vụ của NFC để thanh toán bù trù tập trung tất cả các giao dịch phái sinh của chúng. Điều cần lưu ý những công cụ phái sinh được giao dịch nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro kinh doanh không được tính vào việc xác định ngưỡng thanh toán bù trừ, do đó một công ty năng lượng sử dụng TTF hoàn toàn để phòng ngừa những biến động bất lợi của giá cả khí đốt sẽ không bổ sung thêm các ngưỡng này. Với cách tiếp cận này cũng sẽ đảm bảo những người chơi tham gia thị trường không nản lòng khi tham gia vào các công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro của họ. Do đó, mức ngưỡng chính xác cũng như quyết định của NFC là điều cần thiết để phương pháp này hoạt động trơn tru.

Ngoài việc phân loại các bên đối tác liên quan, sản phẩm được giao dịch cần phải nằm trong phạm vi nghĩa vụ thanh toán bù trừ, điều này được phát hành trong sổ đăng ký công khai bởi ESMA. Phạm vi thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường và mặc dù nó chứa một số công cụ phái sinh năng lượng như Hợp đồng tương lai khí BNP của Vương quốc Anh song nó không bao gồm các công cụ phái sinh TTF. Tuy nhiên, nếu NFC vượt qua ngưỡng cho nghĩa vụ thanh toán bù trừ do giao dịch khối lượng lớn các sản phẩm phái sinh TTF thì sẽ phải thanh toán bù trừ tất cả các sản phẩm (khác) nằm trong phạm vi của nghĩa vụ thanh toán bù trừ.

Link nguồn:

https://academic.oup.com/jwelb/article/17/3/184/7641518

Tuấn Hùng

Academic.oup.com

Mobile Version DMCA.com Protection Status