Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (14-19/8/2023)

09:37 | 20/08/2023

11,066 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Saudi Aramco đứng đầu bảng xếp hạng lợi nhuận; Rosneft liên tiếp tung ra đơn kiện với Chính phủ Đức; Petrobras bắt đầu áp dụng chính sách mới; Saipem ký kết hợp đồng trị giá 700 triệu USD với Eni và BP… là những tin tức nổi bật của các tập đoàn năng lượng quốc tế tuần qua.
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (14-19/8/2023)

Dự án LNG Arctic-2 của Nga, trong đó Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) nắm giữ 10% cổ phần, đang tiến hành theo kế hoạch với giai đoạn đầu tiên sẽ bắt đầu hoạt động trong năm nay, Reuters trích lời các giám đốc điều hành cấp cao của CNOOC hôm thứ Sáu. Dự án Arctic-2 do Novatek, nhà cung cấp LNG lớn nhất của Nga, nắm giữ 60% cổ phần. Các cổ đông khác bao gồm tập đoàn năng lượng TotalEnergies của Pháp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Arctic LNG của Nhật Bản - một liên danh giữa Mitsui & Co, Ltd. và JOGMEC - mỗi bên nắm giữ 10% cổ phần.

Theo Forbes Global 2000, doanh nghiệp dầu khí nhà nước Saudi Aramco của Ả Rập Xê-út một lần nữa là công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới - vượt Apple ở vị trí thứ hai khi giá dầu và khí đốt tăng vọt như một phần của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu sau xung đột Nga - Ukraine. Saudi Aramco từng được biết đến là công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới trước khi ra mắt công chúng vào cuối năm 2019. Trước đây, Apple cũng từng có thời điểm đạt lợi nhuận cao nhất thế giới, nhưng đã bị tụt xuống hạng 3 vào năm 2019, xếp sau người về nhì là Berkshire Hathaway.

Công ty dầu khí Nga Rosneft đã vượt qua bước đầu tiên trong vụ kiện phản đối quyền ủy thác của Chính phủ Đức đối với các công ty con ở nước này, các luật sư của công ty cho biết hôm thứ Tư (16/8). Tháng 3/2023, một tòa án đã bác bỏ đơn kiện của Rosneft chống lại quyết định của chính quyền Berlin. Tòa án cho biết quyết định của Chính phủ Đức vào tháng 9 năm ngoái được thúc đẩy bởi lo ngại những rối loạn trong việc cung cấp dầu của Nga có thể ngăn cản các công ty con của Rosneft tại Đức cung cấp đủ nhiên liệu cho nhà máy lọc dầu Schwedt. Malmendier Legal, công ty luật do Rosneft thuê, cho biết hôm thứ Tư tuần này rằng nhiều lập luận của Rosneft đã không được lắng nghe và các yêu cầu về bằng chứng của họ đã không được thực hiện. Công ty Nga đã nộp đơn kháng cáo dài 32 trang lên Tòa án Hành chính Liên bang Đức vào thứ Hai tuần này vì cho rằng những bằng chứng và lập luận của họ đã không xem xét đầy đủ, công ty luật cho biết. Rosneft cũng đang chuẩn bị các kháng cáo khác lên Tòa án Nhân quyền châu Âu, Tòa án Trọng tài Bảo vệ Đầu tư và Tòa án Tư pháp Liên minh châu Âu.

Petrobras cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ tăng giá xăng trung bình thêm 16,3% lên 2,93 reais (0,5893 USD) mỗi lít, trong khi giá dầu diesel sẽ tăng trung bình 25,8% để đạt 3,80 reais mỗi lít. Đây là lần tăng giá đầu tiên của gã khổng lồ dầu mỏ kể từ khi Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva thực hiện chính sách giá mới, người nhậm chức vào tháng 1/2023 với cam kết sẽ thay đổi chiến lược định giá của công ty để giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng. Petrobras đã phê duyệt chính sách mới vào tháng 5/2023, từ bỏ chiến lược định hướng thị trường để có sự linh hoạt hơn nhằm làm dịu biến động giá, nhưng cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng giá trong thời gian này.

Theo một thông cáo báo chí đăng tải ngày 12/8, Công ty dịch vụ dầu mỏ Saipem (Ý) đã ký kết thành công hai hợp đồng mới, với tổng trị giá 700 triệu USD, với Eni (Ý) và BP (Vương quốc Anh). Eni Congo và Saipem sẽ cùng bắt tay chuyển đổi giàn khoan bán chìm Scarabeo 5 thành một nhà máy tách dầu và nâng áp suất. Dự kiến công tác vận hành các công trình ngoài khơi và khởi động đơn vị khai thác nổi sẽ diễn ra ​​vào quý IV/2025. Còn BP và Saipem thì ký một thỏa thuận về hoạt động ngoài khơi ở Vịnh Mexico, liên quan đến đơn vị khai thác nổi tên Argos.

Chevron phải đối mặt với khả năng ngừng hoạt động hoặc thậm chí đình công hoàn toàn tại nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai của Úc tại Gorgon và tại các cơ sở hoạt động ở Wheatstone sau khi cuộc bỏ phiếu được mở hôm thứ Sáu tuần trước. Tuần trước, cơ quan quản lý lao động của Úc đã dọn đường cho các công đoàn tiến hành một cuộc bỏ phiếu nhằm tạo cơ hội cho người lao động bỏ phiếu kín, làm dấy lên lo ngại về bất kỳ cuộc đình công tiềm tàng nào có thể làm chậm hoạt động xuất khẩu LNG của nước này. Theo yêu cầu ban hành vào ngày 10/8, Ủy ban Công bằng Việc làm của Úc đã cho liên minh công đoàn thời hạn tối đa 10 ngày làm việc để hoàn thành việc bỏ phiếu cho nhân viên tại các cơ sở hạ nguồn Wheatstone và Gorgon của Chevron.

Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (31/7-4/8/2023)Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (31/7-4/8/2023)
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (7-11/8/2023)Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (7-11/8/2023)

Nh.Thạch

AFP

DMCA.com Protection Status