Triển vọng sản xuất và xuất khẩu dầu khí của CHLB Nga (Bài cuối)

07:00 | 21/04/2024

682 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Theo nhiều phân tích, rõ ràng là tương lai sản xuất khí đốt của CHLB Nga sẽ không bị chi phối bởi nguồn tài nguyên sẵn có mà phụ thuộc vào nhu cầu thị trường toàn cầu đối với khí đốt của CHLB Nga.
Triển vọng sản xuất và xuất khẩu dầu khí của CHLB Nga (Bài cuối)
Ảnh minh họa

2. Triển vọng khí đốt CHLB Nga

2.1 Sản xuất và xuất khẩu khí

Như đã lưu ý trong phần giới thiệu, sản lượng khí đốt quốc gia của CHLB Nga năm 2022 lên tới 672,6 tỷ mét khối khí, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước đó, tương đương 90,2 tỷ mét khối khí. Đây là mức giảm sản lượng lớn nhất trong năm ở cấp quốc gia từ năm 1990. Điều đáng chú ý là sản lượng khí đốt của hãng Gazprom trong năm 2022 bị ảnh hưởng một cách không tương xứng, kết thúc với sản lượng ở mức chỉ 412,6 tỷ mét khối khí, thấp hơn 20% so với năm 2021, với mức giảm hàng năm là khoảng 103 tỷ mét khối khí là mức lớn nhất trong lịch sử của hãng Gazprom. Hiện hãng Gazprom có ​​truyền thống thực hiện việc cân bằng nhằm giải quyết những biến động về nhu cầu khí đốt theo mùa bằng cách sử dụng mỏ khí đốt Giai đoạn Cenomanian siêu khổng lồ, phân chia đầu tiên trong sáu phân chia chính (theo thứ tự tăng dần) trong Chuỗi kỷ Phấn trắng Thượng, một cách rất linh hoạt. Tuy nhiên, tình hình năm 2022 rất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có những điều chỉnh ngay lập tức về khía cạnh sản xuất của sự cân bằng ở quy mô mà chỉ hãng Gazprom mới có thể quản lý được do đặc điểm tài sản của nó (các mỏ Giai đoạn Cenomanian siêu khổng lồ) và cơ sở khách hàng (tỷ trọng đáng kể trong người dùng dân cư có mô hình nhu cầu rất theo mùa). Xu hướng này tiếp tục diễn ra vào năm 2023, so với tổng dân số CHLB Nga thì tổng sản lượng khí đốt khai thác sản xuất là 638 tỷ mét khối khí, trong đó riêng đóng góp của hãng Gazprom đã là 404 tỷ mét khối khí.

Hiện có một số lý do cụ thể khiến hãng Gazprom phải gánh vác trọng trách nặng nề cân bằng thị trường và cắt giảm mạnh sản lượng khí đốt. Thứ nhất, hãng Gazprom độc quyền xuất khẩu khí đốt qua đường ống nên phải hấp thụ toàn bộ sự suy giảm đơn hàng của Châu Âu đối với khí đốt của CHLB Nga. Thứ hai, việc sản xuất khí đồng hành thông qua các công ty dầu mỏ của CHLB Nga phụ thuộc vào sản lượng dầu vào năm 2022 đã tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước đó, lên mức khoảng 535 triệu tấn (so với kỳ vọng ban đầu là mức giảm đáng kể), điều này đã khiến sản lượng chỉ giảm 2% vào năm 2023. Kể từ năm 2014, như một phần trong nỗ lực quản lý nhằm giảm thiểu việc đốt dầu thường xuyên, Chính phủ CHLB Nga đã đưa ra các biện pháp ưu tiên tiếp cận mạng lưới đường ống dẫn khí đốt quốc gia (do Gazprom sở hữu và vận hành) đối với khí tách khô có nguồn gốc từ khí liên quan đã qua xử lý và là sản phẩm khí thu được từ khí thiên nhiên hay khí đồng hành sau khi đã xử lý tách loại nước và các tạp chất cơ học, tách khí hóa lỏng (LPG) và ngưng tụ tại nhà máy xử lý khí, do đó giúp cung cấp cho nhà sản xuất dầu khí một giải pháp thay thế hấp dẫn cho việc đốt dầu thường xuyên. Kết quả là khí đốt liên quan của các công ty dầu mỏ sản xuất đã tiến lên vị trí dẫn đầu về doanh số bán hàng trong nước, vượt lên trên bất kỳ sản phẩm nào bán hàng nội địa của hãng Gazprom.

Các công ty khí đốt độc lập của CHLB Nga cũng đã mở rộng thị phần của họ vào đầu những năm 2010 nhờ vào sự cải thiện kinh tế của thị trường khí đốt trong nước, do một loạt các đợt tăng giá do CHLB Nga quy định. Giải thích điểm cuối cùng, các công ty khí đốt độc lập không phải bán khí đốt của mình theo giá quy định ở CHLB Nga, mà là việc tăng mức giá theo quy định của hãng Gazprom đã tạo cơ hội cho các công ty khí đốt độc lập cung cấp cho người tiêu dùng những khoản giảm giá so với mức giá mà hãng Gazprom đưa ra trong khi vẫn kiếm được lợi nhuận.

Tuy nhiên, đồng rúp đã mất giá mạnh sau năm 2014, giá khí đốt trong nước tính trị giá bằng đồng đô-la Hoa Kỳ đã bị thu hẹp, làm xấu đi tính kinh tế của nhiều dự án phát triển khí đốt mới mà các công ty khí đốt độc lập đang thực hiện nhằm mục tiêu vào thị trường nội địa của CHLB Nga, điều này đã dẫn đến sự chậm trễ của dự án phát triển. Tuy nhiên, lý do chính khiến các nhà sản xuất khí đốt độc lập của CHLB Nga cố gắng gia tăng thị phần của thị trường khí đốt nội địa trong nước vào năm 2022 là sự ra mắt của một số hoạt động thượng nguồn bị trì hoãn từ lâu đối với các dự án đã được phê duyệt vài năm trước đó và được đảm bảo bằng danh mục hợp đồng đầu tư dài hạn mà các công ty dầu mỏ và nhà sản xuất khí đốt độc lập của CHLB Nga đã ký kết với người dùng cuối.

Hãng Rosneft, nhà sản xuất dầu lớn nhất của CHLB Nga, cũng đã đặt mục tiêu mở rộng sản xuất khí đốt tự nhiên trong danh mục đầu tư hydrocarbon tổng thể của mình trong một thời gian. Năm 2014, hãng Rosneft cũng đã công bố chiến lược khí đốt của mình quy định tham vọng sản xuất 100 tỷ mét khối khí hằng năm vào năm 2020, được củng cố bởi một số dự án khí đốt lớn như Rospan và Kharampur. Sản lượng khí đốt tự nhiên thực tế năm 2020 chỉ đạt mục tiêu 63 tỷ mét khối khí đã được chuyển sang năm 2022 do các hạn chế sản xuất dầu do OPEC+ đưa ra thỏa thuận, và sau đó xa hơn trong tương lai. Chiến lược doanh nghiệp mới nhất của hãng Rosneft, tầm nhìn 2030, đã được công bố vào năm 2021 khi đặt mục tiêu sản lượng khí đốt tự nhiên chiếm 25% tổng sản lượng hydrocarbon của hãng Rosneft vào năm 2030.

Đến năm 2022, các dự án phát triển của hãng Rosneft bị trì hoãn đã có động lực mới khi sản lượng khí đốt bắt đầu tăng lên khi dự án Rospan ra mắt vào Quý 1/2021. Năm 2022, dự án này đã tăng trưởng hơn 58% so với cùng kỳ năm trước đó, đạt mức 17,4 tỷ mét khối khí. Tháng 9/2022, hãng Rosneft đã bắt đầu sản xuất khí đốt tại dự án Kharampur bất chấp sự ra đi của hãng BP chiếm tới 49% cổ phần trong liên doanh. Đến cuối tháng 12/2022 sản lượng khí tích lũy tại dự án Kharampur năm 2022 đã tăng lên tới 4,7 tỷ mét khối khí. Tổng sản lượng khí đốt của Rosneft đã tăng lên thêm 10,5 tỷ mét khối khí (17,8%) so với cùng kỳ năm 2022, leo lên mức 69,1 tỷ mét khối khí.

Một đóng góp khác cho sự tăng trưởng sản lượng khí đốt của CHLB Nga vào năm 2022 đến từ hãng khí đốt độc lập Novatek lớn nhất CHLB Nga, đã gia tăng sản lượng khí đốt vào năm 2022 thêm 1,4 tỷ mét khối khí (chiếm 1,7%) so với cùng kỳ năm trước đó, lên tới mức 83,6 tỷ mét khối khí. Một số sự sụt giảm sản lượng khí đốt tại mỏ Yurkharovskoye cũ vốn được dành cho việc giao hàng của hãng Novatek vào thị trường trong nước được bù đắp nhiều hơn bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản lượng sản xuất của công ty con Tarkosaleneftegaz.

Tại dự án khí Yamal LNG, ba đoàn tàu đường sắt ban đầu (mỗi đội tàu có công suất danh nghĩa 5,5 metric tons) và bốn đoàn tàu đường sắt khác (với công suất danh nghĩa 0,94 metric ton) đã hoạt động tốt trên mức sản lượng tối đa danh nghĩa của họ khi tận dụng khí hậu Bắc Cực lạnh giá, đồng thời đẩy lùi các giới hạn về trang thiết bị và nhân lực của dự án. Dự kiến ​​từ năm 2022, dự án khí Yamal LNG sẽ có thể sản xuất khoảng 21 triệu tấn LNG, sử dụng khoảng 32 tỷ mét khối khí tự nhiên. Sự phát triển đáng chú ý nhất của dự án trên chắc chắn là việc giải quyết rõ ràng các vấn đề sản xuất ban đầu với công nghệ hóa lỏng “Arctic Cascade Modified-ACM” là công nghệ hóa lỏng khí được hãng Novatek phát triển trên quy trình khí hóa lỏng độc quyền nguồn Bắc Cực. Điều này có khả năng quan trọng để đảm bảo CHLB Nga tiếp tục đạt tiến bộ khoa hoạc công nghệ tiên tiến trong việc đạt được tham vọng LNG của mình, bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với công nghệ và thiết bị hóa lỏng trên quy mô lớn của CHLB Nga. Mặc dù ACM là công nghệ hóa lỏng quy mô trung bình và sử dụng nó thay cho các giải pháp thay thế của phương Tây đồng nghĩa với việc đánh mất đi hiệu quả về quy mô, sự kết hợp giữa chi phí khí đốt cực thấp cho các dự án LNG của CHLB Nga tự chủ về công nghệ (thậm chí với đơn vị cao hơn chi phí hóa lỏng) và sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước (thông qua giảm thuế đáng kể) vẫn mang lại cho các dự án LNG của CHLB Nga vị thế cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường LNG toàn cầu.

Cuối cùng, một công ty dầu khí đóng góp lớn khác vào tăng trưởng sản lượng khí đốt của CHLB Nga vào năm 2022 là Công ty Gazpromneft (một công ty con của hãng Gazprom), đã hoàn thành việc xây dựng tuyến đường ống từ mỏ giếng Novyi Port (cuối năm 2015) đến hệ thống đường ống dẫn khí đốt chính của CHLB Nga (unified gas supply system-UGSS), mở ra cơ hội gia tăng sản lượng khí đốt xuất khẩu từ khu vực mỏ giếng này nằm ở Khu tự trị Yamal-Nenets. Việc sản xuất khí đốt bởi Công ty Gazpromneft Yamal, một công ty con đang phát triển mỏ giếng hải cảng Novyi Port và một số mỏ giếng ở hải cảng khác đạt 15,2 tỷ mét khối khí, tăng 5,5 tỷ mét khối khí (57,4%) so với cùng kỳ năm trước đó. Tổng sản lượng khí đốt của Công ty Gazpromneft (bao gồm các công ty liên doanh JV Arcticgas và Northgas) vào năm 2022 đạt 50,6 tỷ mét khối khí, tăng 6,6 tỷ mét khối khí (14,9%).

Do sự gia tăng sản lượng khí đốt trên và sự sụt giảm trong doanh số xuất khẩu, hãng Gazprom hiện còn khả năng có nguồn sản xuất dự phòng đáng kể. Có thể ước tính tổng công suất sản xuất dự phòng của Gazprom vào năm 2022, dựa trên sự sụt giảm ngày càng tăng về sản lượng của hãng Gazprom và nghiên cứu trước đây về chủ đề này. Theo ước tính, hãng Gazprom có ​​công suất sản xuất khí dự phòng là 117 tỷ mét khối khí vào năm 2022, mặc dù đây không phải là con số chính xác bởi vì không có dữ liệu chính thức về sự sụt giảm sản lượng khí đốt của từng các mỏ giếng thuộc hãng Gazprom vào năm 2022, đặc biệt là các mỏ siêu khổng lồ lâu đời hơn ở Nadym-Pur-Taz, nơi suy giảm tự nhiên do việc giảm áp suất trong bể chứa có thể được phép gây thiệt hại hoặc giảm/bù đắp thông qua một loạt các biện pháp kỹ thuật do công ty vận hành đưa ra (ví dụ: bằng cách triển khai máy nén tăng áp trạm trên mỏ giếng và khai thác các vùng sản xuất mới). Theo ước tính, vào năm 2022, hãng Gazprom đã đạt công suất sản xuất khí đốt tự nhiên khoảng 38 tỷ mét khối khí tại mỏ giếng Zapolyarnoye, khoảng 30 tỷ mét khối khí tại Urengoy, 15 tỷ mét khối khí tại Bovanenkovo ​​và 15 tỷ mét khối khí tại Urengoy, và với sản lượng sản xuất khí đốt ít hơn ở một số mỏ giếng khí đốt khác.

Bất chấp tất cả những hậu quả tiêu cực do thị trường xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của CHLB Nga bị thu hẹp, sự xuất hiện của một “đệm an toàn” (safety cushion) với công suất sản xuất khí dự phòng lớn, đánh dầu một số chỉ dấu tích cực đối với hãng Gazprom dưới hình thức tăng cường an ninh năng lượng trong nước và tính linh hoạt của nguồn cung.

Thứ nhất, hãng Gazprom hiện đang ở vị thế rất thoải mái trong việc đáp ứng nhu cầu cao nhất trong mùa đông ở CHLB Nga. Thực tế, hiện sẽ không có vấn đề gì khi tiến hành bảo trì kỹ thuất kỹ lưỡng tại các mỏ giếng của mình trong thời gian mùa hè, do đó sẽ được chuẩn bị tốt lượng dự trữ cho mùa đông. Vào đầu tháng 1/2023, hầu hết lãnh thổ của CHLB Nga thuộc phần Châu Âu, Urals và Siberia đã trải qua thời tiết cực kỳ lạnh giá, với nhiệt độ thấp hơn trung bình 10 năm từ 10-15°C. Kết quả là nhu cầu khí đốt nội địa của CHLB Nga tăng vọt song hãng Gazprom rõ ràng đã có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu mà không cần bất kỳ biện pháp phi thường nào nữa.

Thứ hai, hãng Gazprom có ​​thể tối ưu hóa chương trình đầu tư thượng nguồn của mình bằng cách mở rộng các cơ sở có lợi nhất một phần danh mục đầu tư thượng nguồn của mình và thu hồi các tài sản cận biên với hiệu quả kinh tế kém hơn. Điều này rất có thể có nghĩa là tốc độ suy giảm mạnh hơn đối với các mỏ “khí cũ” ở Nadym-Pur-Taz, và việc phát triển các mỏ mới bị trì hoãn tại các mỏ giếng “khí mới” ở dự án khí Yamal. Tại thời điểm này vẫn chưa rõ liệu năng lực sản xuất trong tương lai của hệ thống truyền tải khí đốt quốc gia NPT có thể bị ảnh hưởng tiêu cực hay không nếu thời gian đóng cửa kéo dài nhiều năm. Bằng chứng gần đây cho thấy rằng sau khi ngừng một số lượng đáng kể các mỏ giếng khí đốt trong các năm 2015 và 2016 tại các mỏ giếng cân bằng (đặc biệt là Zapolyarnoye), hãng Gazprom đã có thể khôi phục các mỏ giếng và đưa sản lượng trở lại mức tối đa trong các năm 2018 và 2019. Trường hợp sản xuất gián đoạn kéo dài hơn có thể gây hại hơn song không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy điều này sẽ xảy ra.

Thứ ba, hãng Gazprom có ​​thể phân bổ lại các khoản đầu tư từ thượng nguồn đến trung nguồn (đặc biệt là các dự án giúp mở ra các thị trường khí đốt mới ở Châu Á). Ví dụ, liên quan đến nguồn cung xuất khẩu bổ sung cho Gazprom Trung Quốc có thể tập trung vào đầu tư trung nguồn (hệ thống đường ống Power of Siberia 2) và giảm bớt lo lắng hơn về việc phát triển các mỏ thượng nguồn mới vì năng lực sản xuất dự phòng hiện có hầu như đã đầy đủ.

Thứ tư, việc cung cấp khí đốt dễ dàng cho người sử dụng khí đốt tại trong nước có thể thúc đẩy việc tạo ra nhu cầu mới, đặc biệt là để mở rộng các ngành công nghiệp sử dụng nhiều khí đốt trong nước, ví dụ như phân bón chứa nitrogen, có thể được coi là một mặt hàng xuất khẩu có chứa khí thay thế. CHLB Nga hiện đang đứng thứ hai thế giới và là nhà sản xuất phân bón lớn nhất với kế hoạch mở rộng ngành và tăng thị phần xuất khẩu.

Tuy nhiên, CHLB Nga dường như chưa sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn việc giành lại tấm vé đặc cách lớn ở thượng nguồn và các khoản đầu tư trung nguồn mà nó đã thực hiện trong suốt 20 năm qua. Sự biến mất đột ngột của thị trường xuất khẩu khí đốt Châu Âu là một vấn đề nghiêm trọng đối với hãng Gazprom và Điện Kremlin.

Các nhà chiến lược về khí đốt của CHLB Nga đã đưa ra một số ý tưởng về cách giảm thiểu vấn đề nêu trên. Hiện có vẻ như việc cải tổ chiến lược xuất khẩu dầu khí của CHLB Nga tóm gọn lại ba ý tưởng chính đã được quảng bá bởi những người đưa ra quyết định chính sách của CHLB Nga trong năm 2022 và 2023 vừa qua:

(1) Đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng khẩn trương đẩy nhanh việc mở rộng buôn bán khí đốt với Trung Quốc bằng cách xây dựng một đường ống mới từ mỏ giếng thuộc dự án khí Yamal đến Trung Quốc đi qua Mông Cổ. Cuộc đàm phán giữa hãng Gazprom và hang dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC về dự án này đã được tiếp tục diễn ra trong vài năm qua, với vòng đàm phán mới nhất đã diễn ra vào ngày 11/1/2023.

(2) Thứ hai là ý tưởng về quan hệ đối tác khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên việc Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một “trung tâm khí đốt” mà tại đó họ có thể bán lại cho Châu Âu hỗn hợp khí đốt của CHLB Nga/Azeri/Iran (cộng với khí đốt của chính Thổ Nhĩ Kỳ) với hy vọng việc sản xuất từ ​​mỏ giếng Sakarya ngoài khơi Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu vào năm 2024). Tổng thống CHLB Nga Vladimir Putin đã đề xuất ý tưởng về một trung tâm khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (10/2022) và Tổng thống Erdogan đã ủng hộ ý tưởng này. Ngày 9/12/2022, Giám đốc điều hành của Gazprom Alexey Miller đã thảo luận về chi tiết về đề xuất trên của Tổng thống Putin với Tổng thống Erdogan. Logic rõ ràng ẩn ý đằng sau ý tưởng này là nếu Châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc bán khí đốt từ trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ, điều đó sẽ có nguy cơ khiến Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xa lánh Châu Âu và CH Azerbaijan, vì thực tế là không thể phân biệt được về mặt pháp lý các phân tử khí có thể có có nguồn gốc ở CHLB Nga từ các phân tử Azeri hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Khí đốt của CHLB Nga có thể đã được “'rửa sạch” thông qua trung tâm này và trở nên không thể nhận dạng được: Từ góc độ chiến lược của CHLB Nga, trong khi “tuyến đường cửa sau” đưa khí đốt của CHLB Nga đến Châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ không thể thay thế được công suất sản lượng khí đốt đã mất của hệ thống đường ống “Dòng chảy phương Bắc” vẫn có thể giúp giải quyết vấn đề “độc tính” của khí đốt CHLB Nga đối với khối lượng có hạn cho người tiêu dùng Châu Âu trong thời gian tương đối.

(3) Thứ ba là ý tưởng về cái gọi là “liên minh khí đốt” giữa CHLB Nga, Kazakhstan và Uzbekistan, đã được công bố vào cuối tháng 11/2022. Kể từ đó, các khía cạnh chính trị của sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực khí đốt hoạt động kinh doanh giữa ba nước đã bị các bên xem nhẹ. Thay vào đó, tính thực tế các khía cạnh khác, chẳng hạn như cải thiện thông lượng của hệ thống đường ống dẫn khí đốt Central Asia-Center (CAC) là mạng lưới các tuyến khí đốt tự nhiên do hãng Gazprom kiểm soát, chạy từ Turkmenistan qua Uzbekistan và Kazakhstan tới CHLB Nga, và bao phủ khoảng cách theo mùa trong sự cân bằng khí đốt của Kazakhstan và Uzbekistan để hai quốc gia nàycó thể tôn trọng các hợp đồng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc đã được trung chuyển. Tuy vậy, dường như có một số tiềm năng hạn chế để mở rộng xuất khẩu khí đốt của CHLB Nga sang Kazakhstan và Uzbekistan để tái xuất khẩu một cách hiệu quả sang Trung Quốc song sẽ cần có thời gian và đầu tư để hiện thực hóa điều đó.

2.2 Ước tính sản lượng và xuất khẩu khí đốt của CHLB Nga đến năm 2030

Đối với những phân tích nêu trên, rõ ràng là tương lai sản xuất khí đốt của CHLB Nga sẽ không bị chi phối bởi nguồn tài nguyên sẵn có mà phụ thuộc vào nhu cầu thị trường toàn cầu đối với khí đốt của CHLB Nga. Hãng Gazprom có ​​công suất dự phòng đáng kể là kết quả của việc giảm doanh số bán hàng sang Châu Âu sau khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra, dẫn đến việc sản lượng của các nhà sản xuất khí đốt khác của CHLB Nga như hãng Novatek và hãng Rosneft sẽ được quản lý chặt chẽ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ở CHLB Nga thông qua giao dịch mua bán khí đốt qua đường ống còn lại sang Châu Âu, bán hàng cho các nước được coi như hạm đội tàu nổi lưu trữ dầu khí FSU chẳng hạn như CH Belarus và CH Moldova, xuất khẩu khí đốt qua đường ống sang Trung Quốc ngày càng tăng và kế hoạch gia tăng LNG xuất khẩu ra thị trường toàn cầu. Trong phạm vi báo cáo này, Oxford Institute for Energy Studies (OIES) và UK Energy Research Center (UKERC) sẽ lần lượt giải đáp từng vấn đề dưới đây.

Cân bằng tổng thể đối với khí đốt của CHLB Nga có thể nhận thấy, thành phần chính là nhu cầu từ người tiêu dùng trong nước, đạt tổng cộng 484 tỷ mét khối khí vào năm 2022, chiếm 2/3 tổng lượng sử dụng khí đốt của CHLB Nga. Khí đốt chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp của quốc gia và được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế năng lượng, là đầu vào quan trọng để sản xuất điện, nguồn nhiệt công nghiệp và là nguồn cung cấp nhu cầu sưởi ấm quan trọng cho khu dân cư trong mùa đông lạnh giá ở trong nước. Mức tiêu thụ khí đốt ở Nga dao động theo kiểu thời tiết, giảm vào mùa đông ấm hơn, song cũng có thể nhận thấy xu hướng chung đã tăng lên trong thập kỷ qua nhờ sự tăng trưởng chậm lại song hiệnkinh tế tăng trưởng ổn định. Sự suy thoái của nền kinh tế kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, đã được Chính quyền CHLB Nga ước tính GDP đạt khoảng -2,1% (2022), thậm chí có thể còn cao hơn song điều này, hơi đáng ngạc nhiên, lại không làm gián đoạn sự tăng trưởng nhu cầu khí đốt. Dự báo sự kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế chậm đến năm 2030, với tốc độ tăng trưởng GDP 1-1,5% mỗi năm và nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại quy mô trước chiến tranh vào cuối thập kỷ này. Ví dụ, mức tăng trưởng GDP 0,8% mỗi năm sẽ tương đương với một nửa mức tăng trưởng trung bình tăng 1,6% mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2022 và sẽ dẫn đến nhu cầu khí đốt trong nước là 515 tỷ mét khối khí vào năm 2030.

Đối với nền tảng tương đối ổn định này có khả năng duy trì vị trí trong tương lai gần, bất kỳ biến động nào trong sản lượng khí đốt của CHLB Nga sẽ được thúc đẩy bởi doanh số xuất khẩu. Thành phần chính của những điều này trong hai thập kỷ qua là lượng khí đốt đã được xuất khẩu qua đường ống sang Châu Âu. Doanh số bán khí đốt sang EU và Vương quốc Anh cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia ngoài EU khác cho thấy lượng khí đốt của CHLB Nga đã đạt đỉnh dưới 200 tỷ mét khối khí vào năm 2018, trước khi giảm nhẹ vào năm 2019 do mùa đông ấm áp ở Châu Âu và sau đó giảm sâu hơn vào năm 2019.

Năm 2020 do nhu cầu khí đốt xuống thấp hơn so với các năm trước đó do đại dịch COVID-19, song năm 2021 có gì đó bất thường xảy đến khi mà sản lượng khí đốt xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh khi đại dịch đã giảm bớt, điều này bù đắp cho doanh số bán khí đốt sang EU tiếp tục sụt giảm, chủ yếu là do hãng Gazprom bắt đầu giảm doanh số bán khí đốt tại các Trung tâm phân phối khí đốt của Châu Âu và các trung tâm nền tảng bán hàng điện tử (ESP) do hãng Gazprom đã thiết lập ESP vào năm 2018 nhằm làm dịu việc tăng giá bán khí đốt giao ngay cho Châu Âu, giúp bổ sung cho các hợp đồng dài hạn và trung hạn hiện có. Từ cuối tháng 8/2021, hãng Gazprom đã ngừng việc bán khí đốt trên ESP để tiếp tục giao hàng bình thường vào năm 2022 và giảm dần vào nửa cuối năm 2023. Với nhận thức muộn màng, điều này bây giờ có thể được hiểu là những động thái đầu tiên trong việc sử dụng “vũ khí khí đốt” của CHLB Nga để thắt chặt thị trường ở Châu Âu trước nguy cơ cuộc chiến ở Ukraine xảy ra vào tháng 2/2022. Năm 2022 sau đó cũng đã chứng kiến ​​sự sụt giảm nghiêm trọng hơn nhiều trong xuất khẩu khí đố của CHLB Nga, mặc dù khí đốt ban đầu đã bị EU cố tình loại khỏi các gói trừng phạt sau khi bắt đầu cuộc chiến.

Tuy nhiên, lý do vấn đề tại sao xuất khẩu khí đốt của CHLB Nga lại giảm mạnh, bao gồm việc dừng tất cả các dòng chảy khí đốt qua hệ thống đường ống Yamal được chuyển qua CH Belarus đến CH Ba Lan, các lệnh trừng phạt do CH Ba Lan áp đặt đối với hãng Gazprom bởi vì Chính quyền CHLB Nga cũng đã thực hiện điều tương tự đối với hãng EuroPolGaz là công ty quản lý vận hành đường ống dẫ khí. Ngoài ra, hãng Gazprom đã yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho tất cả doanh thu xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu nhằm đáp trả việc áp đặt ngăn chặn chính sách của CHLB Nga.

Với việc nắm giữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương CHLB Nga tại các ngân hàng Châu Âu, phần lớn khách hàng của hãng Gazprom từ chối tuân thủ thanh toán bằng đồng rúp, do đó nguồn cung khí đốt của họ đã bị cắt. Tình trạng này sau đó vào năm 2022 càng trở nên phức tạp hơn do các vấn đề bảo trì trên đường ống Nord Stream 1 khi mà hãng Gazprom nhấn mạnh một số máy nén turbine khí của hãng Siemen Energy sản xuất tại Canada cần được bảo trì khẩn cấp song việc bảo trì này phải được thực hiện tại nhà máy của Siemen Energy ở Canada. Tuy nhiên, do các hạn chế về lệnh trừng phạt của Canada nên việc trả lại máy nén turbine khí bị trì hoãn và cuối cùng trở nên phức tạp hơn do các yêu cầu của hãng Gazprom về tài liệu kỹ thuật bảo trì và đảm bảo về các thủ tục nhập khẩu trong tương lai. Cuối cùng, một loạt vụ nổ mạnh xảy ra đã khiến cả hai đường ống Nord Stream 1 ngừng hoạt động, điều này cũng đã tạo ra một lỗ hổng lớn ở một trong hai đường ống Nord Stream 2 mới hoàn thành việc lắp đặt và hoàn thành song bị trì hoãn đưa vào vận hành do cơ quan quản lý CHLB Đức từ chối phê duyệt việc sử dụng chúng khi căng thẳng về tình hình Ukraine gia tăng trong suốt nửa cuối năm 2021.

Kết quả của tất cả những động thái nêu trên là dòng khí đốt hàng ngày của CHLB Nga tới Châu Âu (EU + Vương quốc Anh) đã giảm mạnh từ khoảng 400 triệu mét khối khí/ngày vào năm 2021 xuống còn một nửa mức đó vào giữa năm 2022, sau đó lại giảm tiếp xuống còn khoảng 80 triệu mét khối khí/ngày vào đầu tháng 9/2022. Trong suốt năm 2023, lưu lượng trung bình khí đốt trung chuyển nằm trong khoảng 42-79 triệu mét khối khí/ngày, tương đương với mức nhận hoặc giao hợp đồng dài hạn với khách hàng Châu Âu là vẫn còn tồn tại hoạt động. Trên cơ sở tiêu thụ hàng năm, sản lượng khí đốt này sẽ tương đương với việc cung cấp từ 22-25 tỷ mét khối khí so với với 63 tỷ mét khối khí vào năm 2022 và 142 tỷ mét khối khí vào năm 2021. Khí đốt của CHLB NGa hiện chỉ chảy qua hai tuyến hệ thống đường ống từ điểm Ukraine vào trạm chuyển tiếp Sudzha trên biên giới CHLB Nga-Ukraine đến Velke Kapusany trên biên giới Ukraine- CH Slovakia; và việc mở rộng đường ống Turk Stream, chảy từ Thổ Nhĩ Kỳ đến CH Bulgaria và sau đó vào Serbia, Hungary và CH Áo. Mặc dù có sự biến động của luồng vào theo cả hai tuyến đường ống trên, dòng khí đốt tổng thể hiện được chia gần như bằng nhau giữa hai tuyến đường ống này.

Nhìn về tương lai, mặc dù khó có thể dự đoán liệu những dòng chảy khí đốt trên của CHLB Nga có tiếp tục duy trì ở mức hiện tại hay không, hay suy giảm hơn nữa hoặc thậm chí hồi phục trong trường hợp cuộc chiến ở Ukraine kết thúc, song một số chỉ dấu ít nhất có thể được xác định. Tất nhiên, thứ nhất, dòng chảy dầu khí trung chuyển qua Ukraine có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào bởi các hoạt động quân sự vẫn đang tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, ngoài điều này, hợp đồng quá cảnh mà theo đó CHLB Nga có nghĩa vụ phải vận chuyển 40 tỷ mét khối khí mỗi năm qua hệ thống đường ống Ukraine tới Châu Âu sẽ hết hạn vào cuối năm 2024. Hợp đồng trung chuyển khí sắp hết hạn hiện đang diễn ra tranh chấp với việc nhà điều hành hệ thống đường ống Ukraine kiện hãng Gazprom vì trả thiếu tiền vì thực tế là dòng khí đốt hiện tại thấp hơn nhiều so với mức hợp đồng và Chính phủ Ukraine đã chỉ ra rằng rất khó có khả năng hợp đồng sẽ được gia hạn sau năm 2024. Khí đốt có thể tiếp tục trung chuyển dựa trên về các cuộc đấu giá công suất hàng tuần song có nguy cơ rõ ràng là sau năm 2024 việc khí đốt của CHLB Nga sẽ chảy qua hệ thống đường ống Ukraine có thể dừng lại hoàn toàn vĩnh viễn. Một kịch bản tích cực hơn, theo đó cuộc chiến ở Ukraine kết thúc theo cách có thể cho phép dòng chảy khí đốt của CHLB Nga tăng lên mức hợp đồng ký kết, rõ ràng là điều này rất khó xảy ra trong ngắn hạn và mọi ước tính sẽ chỉ là suy đoán thuần túy mà thôi.

Các dòng chảy khí đốt qua Dòng chảy Turk kéo dài tới Châu Âu dường như có ít rủi ro hơn, đặc biệt là vì số quốc gia mà họ cung cấp khí đốt có quan hệ thân thiện hơn với CHLB Nga và đã đồng ý để trả tiền xăng bằng đồng rúp. Công suất hàng năm của hệ thống trên là khoảng 20 tỷ mét khối khí song lưu lượng đầu vào đạt khoảng 60% mức sản lượng nêu trên vào năm 2023, do vậy, một điều rõ ràng có một số khả năng tăng giá khí đốt trong trung hạn. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc theo nhu cầu về khí đốt của CHLB Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hai đường ống dẫn khí đốt từ CHLB Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ là tuyến Blue Stream từ phía đông bắc và tuyến Turk Stream từ phía tây. Dung tích tổng hợp của cả hai tuyến đường ống này là 47,5 tỷ mét khối khí (16 tỷ mét khối khí cho Blue Steam, 31,5 tỷ mét khối khí cho Turk Stream), song điều này hiếm khi được sử dụng hết công suất một cách đầy đủ. Blue Stream được khai trương vào năm 2002 và chảy hết công suất vào năm 2021 khi xuất khẩu của CHLB Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt kỷ lục 26,7 tỷ mét khối khí. Điều này có nghĩa là 10,7 tỷ mét khối khí còn lại chảy qua Turk Stream khai trương vào cuối năm 2019, cùng với lượng khí đốt khác dành cho miền nam Châu Âu. Đường ống nối Turk Stream thứ hai (có dung lượng thêm 31,5 tỷ mét khối khí) đã được đề xuất song do những bất ổn xung quanh nhu cầu khí đốt ở Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ nên nó vẫn chưa được phê duyệt. Thật vậy, Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng quản lý việc nhập khẩu khí đốt giữa ba nguồn là CHLB Nga, Azerbaijan (thông qua đường ống TANAP) và thị trường LNG toàn cầu dựa trên giá cả, nghĩa là rất khó ước tính nhu cầu khí đốt của CHLB Nga trong tương lai. Hơn nữa, chiến lược khí đốt tổng thể của Thổ Nhĩ Kỳ cũng khá liên tục điều chỉnh với sản xuất than trong nước và xây dựng năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo mới là những nguồn năng lượng có khả năng làm suy yếu nhu cầu về khí đốt. Kết quả là, thật hợp lý khi cho rằng khí đốt của CHLB Nga xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn ở mức 20-30 tỷ mét khối khí mỗi năm trong tương lai gần.

Trong khi sự ổn định ở mức độ thấp hơn nhiều có thể vẫn là câu chuyện về xuất khẩu dầu khí đường ống của CHLB Nga sang Châu Âu, Chiến lược “xoay trục sang châu Á” của CHLB Nga đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể. Hãng Gazprom hiện đang tìm cách đa dạng hóa danh mục bán hàng hóa từ giữa những năm 2000 và cuối cùng là vào năm 2014 đã ký thỏa thuận xuất khẩu 38 tỷ mét khối khí mỗi năm cho Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia khánh thành vào cuối năm 2019 chạy từ hai mỏ ở Đông Siberia (Chayanda và Kovykta) đến khu vực đông bắc Trung Quốc. Hệ thống đường ống hiện đang dần tăng tốc đạt công suất vận chuyển khí tối đa trong các năm 2025 và 2026 với sản lượng khí đốt đạt 15,5 tỷ mét khối khí vào năm 2022 và 22 tỷ mét khối khí vào năm 2023, và sẽ đạt đỉnh 38 tỷ mét khối khí vào khoảng cuối năm 2025, điều này ít nhất sẽ được duy trì ở mức đó trong 20 năm tới đây. Sản lượng khí đốt tiềm năng vận chuyển qua hai hệ thống đường ống khác cũng được thể hiện trong những màu sắc khác nữa. Dự án đầu tiên có thể xuất hiện là đường ống Viễn Đông chạy từ ngoài khơi đảo Sakhalin sang phía đông bắc Trung Quốc qua Vladivostok và cuối cùng sẽ vận chuyển 10 tỷ mét khối khí mỗi năm. Hợp đồng mua bán đã được thỏa thuận sơ bộ bởi Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình ký vào năm 2022, và dự kiến ​​dòng khí đốt đầu tiên sẽ diễn ra vào khoảng năm 2027, mặc dù các vấn đề liên quan đến việc hãng Gazprom phát triển mỏ Nam Kiriskoye có thể làm trì hoãn thỏa thuận này. Hiện các hệ thống đường ống thứ hai Power of Siberia 2 với công suất tiềm năng lớn hơn nhiều, đạt là 50 tỷ mét khối khí mỗi năm. Power of Siberia 2 dự kiến sẽ chạy từ vùng Yamal qua Mông Cổ vào miền Bắc Trung Quốc mang theo một phần khí đốt từ phía Tây Siberia lẽ ra sẽ được chuyển tới Châu Âu. Hiện hãng Gazprom và Điện Kremlin rất quan tâm đến điều này sẽ tiến triển song các đối tác Trung Quốc lại có vẻ kín đáo hơn một chút. Các cuộc đàm phán đã tiếp tục trong một số năm song cũng như với hệ thống đường ống Power of Siberia 1 trước kia, điểm mấu chốt có thể vẫn là giá cả và sự miễn cưỡng của Trung Quốc trong việc tiếp cận quá nhiều với khí đốt của CHLB Nga. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tin rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận bắt đầu xuất khẩu vào cuối thập kỷ này khi đã đạt được công suất tối đa vào một thời điểm nào đó trong những năm 2030. Điều này được phản ánh cho thấy xuất khẩu khí đốt qua đường ống của CHLB Nga sang Trung Quốc có thể đạt gần 100 tỷ mét khối khí mỗi năm vào năm 2035.

Vấn đề then chốt trong chính sách xoay trục sang Châu Á của CHLB Nga là yếu tố đường ống của nó chỉ tập trung vào một quốc gia là Trung Quốc. Điều này khiến hãng Gazprom gặp rất nhiều rủi ro thương mại và khiến đường ống trở thành yếu tố then chốt về mối quan hệ chính trị giữa hai nước, đây có lẽ là khá tích cực trong tình hình hiện tại song lại là rủi ro trong tương lai đối với Điện Kremlin. Chính quyền CHLB Nga đã nhận ra nguy cơ này và đã cố gắng áp dụng chiến lược đa dạng hóa khác thông qua tăng cường xuất khẩu LNG có thể đi tới nhiều thị trường điểm đến trên khắp thế giới. Dự án Sakhalin 2 do hãng Shell phát triển và hiện được vận hành bởi hãng Gazprom sản xuất sản lượng LNG đầu tiên của CHLB Nga vào năm 2009 và vẫn được tiếp tục bán sang thị trường Châu Á. Tuy vậy, hãng Novatek hiện đã trở thành người dẫn đầu chiến lược LNG của CHLB Nga nhờ dự án Yamal LNG (bắt đầu từ năm 2017) và kế hoạch của họ cho hai dự án mới (Bắc Cực LNG 2 và Murmansk). Tổng doanh số bán LNG từ CHLB Nga hiện được chia theo tỷ lệ 50:50 giữa thị trường Châu Âu và Châu Á, với khoảng 14-15 tỷ mét khối khí mỗi năm đến từ dự án Sakhalin và từ 25-26 tỷ mét khối khí mỗi năm còn lại đến từ dự án Yamal LNG (có thể đưa khí hóa lỏng tới các thị trường phía Đông hoặc phía Tây thông qua tuyến đường biển phía Bắc).

Trước tháng 2/2022, CHLB Nga đã có kế hoạch mở rộng sản lượng LNG lên 100 triệu tấn (khoảng 140 tỷ mét khối khí mỗi năm) đến năm 2030 thông qua việc phát triển nhiều dự án mới của các hãng Novatek, Gazprom và công ty dầu khí nhà nước Rosneft. Tuy nhiên, phần lớn công nghệ quan trọng cho quá trình khí hóa lỏng đều đến từ các công ty quốc tế ở phương Tây và đã bị áp đặt lệnh trừng phạt, điều này dẫn tới làm chậm tiến độ phát triển dự án. Kết quả là hãng Novatek đã phải điều chỉnh dự án LNG-2 ở Bắc Cực và điều này đã khiến quá trình khởi động bị lùi lại khoảng một năm. Chuyến tàu LNG đầu tiên trong số ba chuyến LNG hiện dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2024 và những chuyến tàu LNG khác sẽ tiếp nối vào năm 2025 và 2027, giúp nâng công suất lên 19,8 triệu tấn (khoảng 27 tỷ mét khối khí mỗi năm). Tuy nhiên, một vấn đề phức tạp hơn nữa là các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ được mở rộng bao gồm việc mua bán LNG từ dự án, nghĩa là các đối tác phương Tây đã buộc phải rút khỏi dự án. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt đối với việc xây dựng và tài trợ cho đội tàu chở dầu LNG phá băng sẽ đưa LNG qua tuyến đường biển phía Bắc đến Châu Á hoặc Châu Âu đã tạo ra thêm các vấn đề hậu cần, điều đó có nghĩa là dự án khó có thể hoạt động hết công suất ngay cả khi các đội tàu chở khí hóa lỏng được xây dựng đóng mới.

Nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, hãng Novatek đã mở rộng công nghệ Arctic Cascade Modified hiện có của mình (được sử dụng cho chuyến tàu LNG thứ tư tại dự án Yamal LNG) để tạo ra một quy trình hóa lỏng “hỗn hợp Bắc Cực” mới mà hãng dự định sử dụng trên các sà lan bê-tông ở Biển Trắng gần hải cảng Murmansk không có băng để tạo ra dự án với sản lượng 20,4 triệu tấn ( tương đương 28 tỷ mét khối khí mỗi năm) vào cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, nhìn chung, CHLB Nga có thể sẽ sản xuất khoảng 55 triệu tấn LNG (75 tỷ mét khối khí mỗi năm) vào năm 2030 và khoảng 64 triệu tấn LNG (87 tỷ mét khối khí mỗi năm) vào năm 2035.

2.3 Kết luận về sản xuất và xuất khẩu khí đốt trong tương lai

Tổng hợp các phân tích ở trên có thể xây dựng được một triển vọng khái quát cho khí đốt của CHLB Nga sản xuất theo nhu cầu sử dụng. Các giả định chính là nhu cầu trong nước tăng trưởng từ mức năm 2022 ở mức 0,8% mỗi năm, doanh số bán cho tàu lưu trữ FSU không thay đổi và việc lưu trữ ròng là nhỏ song ổn định. Về xuất khẩu, giả định dòng chảy khí đốt trung chuyển qua Ukraina bị dừng lại từ năm 2025 trở đi song lượng khí đốt bán sang Châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ Stream lại tăng nhẹ, điều này dẫn đến xuất khẩu sang Châu Âu là 15 tỷ mét khối khí mỗi năm từ năm 2025. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng tương ứng với giả định một hệ thống đường ống mới ở Viễn Đông và sự phát triển của hệ thống đường ống Power of Siberia 2 vào cuối thập kỷ này. Khí LNG xuất khẩu dựa trên công suất của các cơ sở sản xuất nêu trên cộng thêm 15% trợ cấp thất thoát và sử dụng khí tại các nhà máy hóa lỏng. Một số khí khác cũng được sử dụng trong hệ thống truyền tải cao áp của CHLB Nga phù hợp với trình độ lịch sử.

Nhìn chung, những xu hướng này dẫn đến sự phục hồi dần dần trong sản xuất khí đốt của CHLB Nga về mức như đã nhận thấy trong những năm 2010, vào năm 2030 và đạt khoảng 850 tỷ mét khối khí vào năm 2035. Tất nhiên, có thể có những khác biệt đáng kể xung quanh con số này. Trong kịch bản xấu, xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu có thể giảm xuống bằng 0 vào năm 2027 (mục tiêu đã nêu của EU), các dự án Power of Siberia 2 và Murmansk LNG có thể bị trì hoãn đáng kể hoặc hoàn toàn không xảy ra, Nhu cầu khí đốt trong nước của CHLB Nga có thể trì trệ nếu cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế và doanh số bán khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ có thể sụt giảm khi Thổ Nhĩ Kỳ đa dạng hóa sang các nguồn cung năng lượng khác. Trong trường hợp này, có khả năng sản lượng khí đốt của CHLB Nga có thể duy trì ở mức gần bằng mức năm 2022, ngay trên mức 700 tỷ mét khối khí mỗi năm.

Ngược lại, trường hợp kịch bản ngược lại có thể thấy nhu cầu mở rộng khí đốt của CHLB Nga với tốc độ nhanh hơn nếu nền kinh tế phục hồi trong kịch bản hậu chiến ở Ukraine (giả định từ năm 2025), xuất khẩu khí đốt sang châu Âu có thể phục hồi nếu toàn bộ 40 tỷ mét khối khí công suất theo hợp đồng trung chuyển với Ukraina đã được sử dụng (giả sử một lần nữa cuộc chiến kết thúc và đàm phán lại của hợp đồng), thì hai dự án Power of Siberia 2 và Murmansk LNG có thể đi vào hoạt động phù hợp với kế hoạch tích cực đã nêu (sớm hơn hai năm so với giả định như trong kịch bản cơ sở) và nhu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ có thể đặt mức đỉnh trong phạm vi từ 20-30 tỷ mét khối khí. Trong trường hợp này sản lượng khí đốt từ CHLB Nga sẽ cần vào khoảng 950 tỷ mét khối khí mỗi năm để đáp ứng nhu cầu trên.

Mặc dù những kịch bản trên đây chứa đựng nhiều yếu tố suy luận và phỏng đoán (đặc biệt là xung quanh kết quả của cuộc chiến ở Ukraine) song chúng có thể giúp đưa ra ranh giới xung quanh các kết quả có thể xảy ra và phạm vi tiềm năng 250 tỷ mét khối khí mỗi năm giữa kịch bản thấp và cao.

Vai trò trung tâm của xuất khẩu dầu khí

Yếu tố quan trọng nhất giải thích hiệu quả kinh tế ở CHLB Nga trong ba thập kỷ qua là giá trị của việc bán dầu khí. Tính trung bình, dầu thô có xu hướng chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu dầu khí, trong đó các sản phẩm dầu mỏ chiếm một phần tư. Xuất khẩu khí đốt tự nhiên thông qua đường ống dẫn đến Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm phần lớn phần còn lại. Tỷ trọng khí hóa lỏng (LNG) đã tăng trong thập kỷ qua và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng khi có thêm nhiều lượng LNG dự kiến ​​sẽ được xuất khẩu từ cơ sở dự án Yamal LNG khổng lồ ở Bắc Cực. Tuy nhiên, tương lai của CHLB Nga với tư cách là một nước xuất khẩu khí đốt trở nên bất ổn hơn nhiều kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu.

Những biến động về giá trị xuất khẩu dầu khí ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế ở CHLB Nga theo hai hướng chính. Thứ nhất, xuất khẩu dầu khí đem lại phần lớn doanh thu cho CHLB Nga. Tùy thuộc vào tổng số giá trị doanh thu từ dầu khí mỗi năm, thu nhập của chính phủ liên bang có được từ việc đánh thuế khai thác và xuất khẩu dầu khí chiếm từ một phần ba đến một nửa ngân sách liên bang của CHLB Nga đã được ghi nhận. Kết quả là, sự gia tăng doanh thu từ dầu khí thường đi kèm với sự cải thiện trong cân đối ngân sách của chính phủ liên bang và ngược lại. Để làm giảm tính dễ bị tổn thương của tài chính trước những biến động của giá dầu, các nhà hoạch định chính sách liên bang đã đưa ra một “quy tắc tài chính” được thiết kế để đảm bảo doanh thu từ thuế từ dầu ở mức giá cao hơn mức quy định (thường là 40 USD/thùng dầu) không có sẵn cho chi tiêu ngân sách nhà nước. Biến động về giá trị thu từ dầu khí cũng có mối tương quan chặt chẽ với giá trị của đồng rúp, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các điều khoản thương mại của CHLB Nga. Khi giá dầu và khí đốt tăng lên, người dân và doanh nghiệp CHLB Nga có thể mua thêm hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài song khi giá dầu giảm, nhập khẩu hàng hóa của CHLB Nga cũng giảm theo.

Thứ hai, doanh thu từ dầu khí cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của CHLB Nga thông qua nhiều hoạt động gián tiếp hơn. Như mô tả về nền kinh tế CHLB Nga của Clifford Gaddy và Barry Ickes đăng trên Brookings trong sơ đồ giải thích mối quan hệ giữa dầu và doanh thu từ khí đốt và hiệu quả kinh tế, doanh thu từ dầu khí được chia sẻ trên toàn bộ nền kinh tế đất nước thông qua các cơ chế chia sẻ doanh thu không chính thức, bao gồm sự kết hợp giữa trực tiếp và gián tiếp chuyển doanh thu từ dầu khí sang các bộ phận khác của nền kinh tế CHLB Nga. Chuyển khoản trực tiếp có thể mất hình thức, ví dụ, đánh thuế các doanh nghiệp dầu khí và sau đó sử dụng nguồn thu đó để tài trợ chi tiêu quân sự hoặc các chương trình phúc lợi xã hội. Thay vào đó, việc chuyển giao gián tiếp các khoản thu từ dầu khí có thể liên quan đến các công ty dầu khí cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp CHLB Nga khác với giá thấp hơn giá thị trường (ví dụ: cung cấp khí đốt cho một công ty phát điện hoặc các hộ gia đình), hoặc bằng cách cung cấp nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong lĩnh vực sản xuất lớn của đất nước.

Điều này buộc các công ty trong lĩnh vực sản xuất phải dựa vào nhu cầu trong nước, do đó được thúc đẩy bởi doanh thu xuất khẩu dầu khí. Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngành dầu khí và phần còn lại của nền kinh tế được minh họa bằng mối tương quan chặt chẽ giữa các biến động trong giá trị dầu hàng năm và xuất khẩu khí đốt cũng như các biến số kinh tế quan trọng khác. Bởi vì nền kinh tế nói chung phụ thuộc quá nhiều vào trong việc phân phối lại nguồn thu từ dầu khí, CHLB Nga đã tỏ ra dễ bị tổn thương trước bất kỳ biến động đáng kể nào trong giá dầu. Có thể rút ra bài học rằng bốn trong số năm cuộc suy thoái gần đây nhất ở CHLB Nga là vào các năm 1998, 2008, 2009, 2014 và 2015, và 2020 thì tất cả đều được kích hoạt bởi giá dầu giảm mạnh. Thay đổi giá dầu hàng năm và doanh thu từ khí đốt đã đóng vai trò là một yếu tố dự báo tuyệt vời về hoạt động kinh tế của CHLB Nga.

Chính sách đối ngoại của CHLB Nga kể từ năm 2014 cũng không giúp ích được gì điều trên. Việc sáp nhập bán đảo Crimea và sau đó xung đột ở miền đông Ukraine đã dẫn đến hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt lên CHLB Nga, làm suy yếu một số động lực của hoạt động kinh tế của đất nước. Những yếu tố này góp phần gây ra tình trạng trì trệ kinh tế và hạn chế cơ hội phát triển cho nền kinh tế CHLB Nga.

Hiện các biện pháp trừng phạt nhắm vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế CHLB Nga, bao gồm năng lượng, tài chính và quốc phòng. Điều này hạn chế khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ và vốn tài chính quốc tế, tạo ra trở ngại cho doanh nghiệp CHLB Nga. Các nhà đầu tư nước ngoài trở nên ngần ngại khi đầu tư vào CHLB Nga, dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sụt giảm. Kết quả là, tăng trưởng đầu tư khá ảm đạm do hành động của CHLB Nga ở Ukraine, cũng như phản ứng đáp trả của nước này trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây dưới hình thức “phản công” lệnh trừng phạt áp đặt đối với các sản phẩm nông nghiệp của Châu Âu, điều này cũng làm tổn hại đến danh tiếng của nước này như một đối tác thương mại đáng tin cậy với nhiều nước Châu Âu. Một số nước khác đã cắt giảm quan hệ kinh tế với CHLB Nga, ảnh hưởng thương mại khối lượng và tạo ra sự không chắc chắn về tăng trưởng kinh tế. Lệnh trừng phạt đáp trả của CHLB Nga cũng khiến giá lương thực tăng cao, giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với người dân CHLB Nga và đẩy lạm phát lên cao.

Căng thẳng địa chính trị cũng góp phần làm đồng tiền rúp mất giá và bán tháo vốn, đặc biệt vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015. Đồng rúp của CHLB Nga mất giá đáng kể, gây ra lạm phát tăng do giá nhập khẩu tăng. Tổng hợp lại, những quan sát mang tính cách điệu sau đây về các động lực chính của hiệu quả kinh tế ở CHLB Nga có thể được thực hiện:

- Đó là tốc độ thay đổi trong xuất khẩu các sản phẩm tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu do dầu mỏ thúc đẩy và ở mức độ thấp hơn là các hydrocacbon khác, điều này giải thích sự khác biệt về sản lượng kinh tế ở CHLB Nga.

- Khi những thay đổi hàng năm theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế CHLB Nga tăng trưởng; khi chúng âm tính, CHLB Nga đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đầu tư kinh niên. Sự nhanh chóng mở rộng đầu tư vào vốn cố định là điều cần thiết để mang lại cơ cấu kinh tế thực sự thay đổi (tức là hiện đại hóa và đa dạng hóa) chỉ xảy ra lẻ tẻ trong 25 năm qua.

- Các giai đoạn tăng trưởng xuất khẩu nhanh có xu hướng tiêu thụ nhiên liệu ở CHLB Nga và nhanh chóng kéo theo nhập khẩu tăng tương ứng làm giảm đóng góp tích cực của xuất khẩu vào GDP. Chi tiêu công ở CHLB Nga không có xu hướng đóng góp đáng kể vào GDP, ngoại trừ những năm “khủng hoảng” như các năm 2020 và 2022 khi chính phủ liên bang tăng chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế ốm yếu. Các chính sách kinh tế vĩ mô tương đối chính thống mà Thủ tướng Alexei Kudrin theo đuổi và người kế nhiệm của ông, Thủ tướng Anton Siluanov, đã ngăn cản chi tiêu công đóng vai trò mở rộng trong nền kinh tế CHLB Nga. Mới đây, Thủ tướng Mikhail Mishustin phát biểu lưu ý, GDP đã tăng 3,6% trong năm 2023, kinh tế CHLB Nga đang phát triển trong khi ngày càng ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu dầu khí khi mà ngân sách liên bang đã vượt 29 nghìn tỉ rúp (314 tỉ USD) vào năm 2023, tăng gần 5% so với năm trước đó, trong đó thu nhập phi dầu khí đã tăng một phần tư, nền kinh tế đang trở nên ít phụ thuộc hơn vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô.

Bộ Năng lượng CHLB Nga cho biết, ngành công nghiệp hóa dầu nước này đặt mục tiêu chiếm từ 7-8% thị phần thế giới vào năm 2030 bằng cách đầu tư từ 40-70 tỷ USD trong vòng 10-15 năm tới, cho phép tăng doanh thu xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng cao thêm 9-18 tỷ USD/năm, tương đương từ 8-16 triệu tấn dầu, và chiếm từ 25-30% thị phần hydrogen vào năm 2030 với lượng xuất khẩu 7 triệu tấn/năm vào thời điểm đó, so với 0,2-1 triệu tấn vào 2024.

Tổng hợp lại, những yếu tố này có nghĩa là có rất ít khả năng nền kinh tế CHLB Nga tăng trưởng ở mức sẽ mang lại một nền kinh tế lớn hơn đáng kể trong khoảng 15 năm tới. Việc tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn sẽ càng khó đạt được hơn nếu (a) thế giới thay đổi dần dần tránh xa việc tiêu thụ lượng hydrocarbon hiện tại; và (b) CHLB Nga không thể đa dạng hóa khỏi sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu hydrocarbon.

Đa dạng hóa để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn thu từ hydrocarbon ở CHLB Nga sẽ là một vấn đề phức tạp và nhiệm vụ đầy khó khăn thách thức và khó có thể giải quyết được trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, có nhiều lý do để tin rằng có một số tiềm năng cho sự tiến bộ theo hướng này.

Yếu tố quan trọng đầu tiên là sự thừa nhận của Chính phủ CHLB Nga về sự cần thiết phải giảm bớt sức ép của nền kinh tế phụ thuộc vào hydrocarbon. Lãnh đạo đất nước đã thừa nhận những rủi ro liên quan đến sự phụ thuộc quá mức vào dầu khí và đã có những nỗ lực phối hợp để thúc đẩy đa dạng hóa, bao gồm việc thực hiện các chính sách và sáng kiến ​​có mục tiêu nhằm hỗ trợ các lĩnh vực như công nghệ, đổi mới sáng tạo, sản xuất và nông nghiệp.

Hơn nữa, mặc dù bị “chảy máu chất xám” ở mức độ nào đó trong những năm gần đây, song CHLB Nga vẫn tiếp tục sở hữu lực lượng lao động được đào tạo tốt và nền tảng khoa học và kỹ thuật vững mạnh, có thể cung cấp nền tảng vững chắc cho phát triển và đổi mới công nghệ. Đất nước có lịch sử khoa học thành tựu và đội ngũ chuyên gia lành nghề có khả năng thúc đẩy các nỗ lực đa dạng hóa, mặc dù dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp sẽ tạo ra những thách thức trong hai thập kỷ tới.

Đáng khích lệ nhất là CHLB Nga đã chứng tỏ được một số thành công trong những lĩnh vực cụ thể có tiềm năng. cho sự phát triển và đa dạng hóa trong tương lai. Ví dụ, lĩnh vực công nghệ thông tin đã chứng kiến ​​sự thay đổi đáng kể tiến bộ, với các công ty CHLB Nga nổi lên như những công ty lớn trong các lĩnh vực như phát triển phần mềm, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo.

Các kịch bản đến năm 2040

Bốn kịch bản về hoạt động của nền kinh tế CHLB Nga được trình bày ở đây. Các kịch bản khác nhau được dự báo theo hai cách: thứ nhất, về lượng xuất khẩu khí đốt đến năm 2040; và thứ hai, về giá trị xuất khẩu dầu mỏ.

Kịch bản đầu tiên: Kịch bản thị trường khí đốt hạn chế/kịch bản giảm giá dầu tạm thời (LM-TD) là dựa trên việc xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu giảm do cuộc chiến ở Ukraine và do CHLB Nga không thể thay thế thị trường Châu Âu với các điểm đến khác, dẫn đến xuất khẩu khí đốt sụt giảm kéo dài. Nhằm tính đến sự tồn tại của giới hạn dầu của đồng minh và chi phí giao dịch liên quan đến việc chuyển hướng dầu của CHLB Nga sang các thị trường ngoài phương Tây, doanh thu lợi nhuận bán dầu của CHLB Nga, cả dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, được cho là được bán với mức chiết khấu 20% cho đến năm 2025 và giảm giá 10% được áp dụng cho đến năm 2030. Sau năm 2030, không áp dụng giảm giá cho khách hàng.

Kịch bản thứ hai: Kịch bản xoay trục sang Châu Á/giảm giá dầu tạm thời (pivot to Asia/temporary oil discount - P2A-TD) với giả định thị trường khí đốt Châu Âu đang dần được thay thế bởi thị trường Châu Á, khiến tổng sản lượng xuất khẩu khí đốt vẫn tiếp tục tăng tuy có giảm so với mức năm 2022 song lại đứng ở mức cao hơn Kịch bản 1. Tuy nhiên, đến năm 2040 sản lượng xuất khẩu khí đốt giảm do những thay đổi trên thị trường khí đốt toàn cầu. Một lần nữa, việc giảm giá áp dụng cho khí đốt xuất khẩu của CHLB Nga được cho là sẽ giảm theo thời gian.

Kịch bản thứ ba: Kịch bản thị trường khí đốt hạn chế/giảm giá dầu vĩnh viễn (limited gas markets/permanent oil discount -LM-PD) với giả định doanh thu lợi nhuận xuất khẩu khí đốt tương tự như Kịch bản đầu tiên song được giả định chiết khấu áp dụng cho khí đốt của CHLB Nga xuất khẩu dầu duy trì ở mức 20% cho đến năm 2040 thay vì giảm dần theo thời gian.

Kịch bản thứ tư: Xoay trục sang Châu Á/giảm giá dầu vĩnh viễn (pivot to Asia/ permanent oil discount – P2A-PD) với giả định sản lượng xuất khẩu khí đốt tương tự như Kịch bản thứ hai song được giả định mức chiết khấu áp dụng cho xuất khẩu dầu của CHLB Nga vẫn ở mức 20% cho đến năm 2040 thay vì giảm dần theo thời gian.

Ai đang giúp Nga duy trì lợi nhuận năng lượng?

Ai đang giúp Nga duy trì lợi nhuận năng lượng?

Những biện pháp trừng phạt đối với dầu khí Nga của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dường như là vô ích. Điều đó đã mang lại nguồn năng lượng giá rẻ bất ngờ cho Trung Quốc, Ấn Độ và làm suy yếu đòn trừng phạt giáng lên Nga.

Tuấn Hùng

DMCA.com Protection Status