Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/3: OPEC lạc quan hơn về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc

08:42 | 15/03/2023

4,139 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.
Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/3: OPEC lạc quan hơn về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc

1. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 71,73 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 77,45 USD/thùng.

Giá dầu hôm nay tiếp tục đà trượt dốc của ngày hôm trước, khi sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) làm rung chuyển thị trường chứng khoán và làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính mới.

2. Tây Ban Nha đã nhập khẩu thêm 84% LNG của Nga kể từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, cho thấy sự phụ thuộc dai dẳng của EU vào năng lượng Nga.

Theo Bloomberg, lượng tiêu thụ LNG có nguồn gốc từ Nga của Tây Ban Nha đã tăng 84% kể từ đầu năm ngoái sau khi nước này bất hòa với một nhà cung cấp khí đốt khác là Algeria.

3. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, OPEC cho biết hôm 14/3, trong khi điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc trong năm nay.

Nhu cầu dầu của Trung Quốc dự kiến ​​đạt trung bình 15,56 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 710.000 thùng/ngày so với năm ngoái, theo ước tính mới nhất của OPEC.

4. Ấn Độ không cam kết và không bắt buộc phải mua dầu thô của Nga dưới mức giá trần 60 USD mà các quốc gia phương Tây áp đặt, một nguồn tin tại Bộ Dầu mỏ Ấn Độ nói với Reuters.

Nga đã chuyển hướng xuất khẩu phần lớn dầu thô của mình sang Trung Quốc và Ấn Độ kể từ khi EU và G7 công bố kế hoạch cấm nhập khẩu dầu bằng đường biển từ Nga và đặt giá trần đối với dầu thô nếu nó được vận chuyển đến các nước thứ ba bằng cách sử dụng tàu chở dầu của phương Tây.

5. Một làn sóng các kho cảng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới và nó có thể tác động đáng kể đến giá khí đốt toàn cầu.

Các nhà phân tích cho biết các dự án có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ năng lượng tái tạo rẻ hơn và sự trỗi dậy của năng lượng hạt nhân, có khả năng tạo ra sự bất ổn trên thị trường và khiến một số dự án gặp khó khăn.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 13/3: Kazakhstan thúc đẩy đa dạng hóa các tuyến đường xuất khẩu dầu mỏ Bản tin Năng lượng Quốc tế 13/3: Kazakhstan thúc đẩy đa dạng hóa các tuyến đường xuất khẩu dầu mỏ
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/3: Chính quyền Biden phê duyệt dự án dầu gây tranh cãi Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/3: Chính quyền Biden phê duyệt dự án dầu gây tranh cãi

Bình An

DMCA.com Protection Status