Cần xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) một cách bao quát, cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo với các Luật khác

09:41 | 09/11/2021

11,990 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng cần xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) một cách bao quát, cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo với các Luật khác để các nhà đầu tư tham gia các dự án dầu khí có thể yên tâm triển khai nhanh, hiệu quả các dự án theo đúng quy định của Luật Dầu khí mà không gặp vướng mắc theo quy định tại các Luật khác.

Ngày 9/11 tại Hà Nội, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), hướng đến kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống Ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2021), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã phối hợp với Báo Lao động tổ chức toạ đàm trực tuyến với chủ đề "Luật Dầu khí cần mang đặc thù Dầu khí".

Tham dự Toạ đàm có TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; ông Trần Văn, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; ông Trần Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than - Bộ Công Thương cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Về phía Báo Lao động có ông Nguyễn Đình Chúc, Phó Tổng biên tập; bà Phạm Huệ, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Truyền thông báo Lao động cùng lãnh đạo các Ban chuyên môn.

Về phía Petrovietnam có ông Lê Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc; ông Trần Quang Dũng, Trưởng ban Truyền thông và Văn hoá Doanh nghiệp; ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam; cùng lãnh đạo các Ban chuyên môn Tập đoàn, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI).

undefined
Toàn cảnh toạ đàm

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, ông Nguyễn Đình Chúc, Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động nhấn mạnh sau khi xem xét Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi (thay thế Luật Dầu khí 1993, sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2008) và trên cơ sở nhận diện các bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Dầu khí hiện hành; nhằm đảm bảo tính logic, thống nhất giữa các nội dung của Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi và thiết lập khung pháp lý phù hợp để thúc đẩy và phát triển hoạt động dầu khí, khôi phục tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí để thu hút được nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài…. đã cho thấy Dự thảo Luật còn có nhiều điểm cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

undefined
Phó Tổng biên tập báo Lao động Nguyễn Đình Chúc phát biểu khai mạc toạ đàm

Toạ được tổ chức với mục đính chính nhằm khắc phục các khó khăn, vướng mắc của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang gặp phải trong quá trình triển khai các dự án dầu khí; đồng thời xây dựng môi trường pháp lý về dầu khí công khai, minh bạch và hiệu quả.

Phát biểu đề dẫn Toạ đàm, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chia sẻ trải qua 60 năm hình thành và phát triển, đến nay, Petrovietnam đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò khai thác – phát triển công nghiệp khí – điện - chế biến và dịch vụ dầu khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước; Tập đoàn đã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đóng góp to lớn cho Ngân sách, cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên Biển Đông. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn những năm qua, khủng hoảng kép do dịch bệnh Covid-19 và giá dầu suy giảm đã tác động rất tiêu cực đến nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, trong đó Dầu khí là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong bối cảnh hàng loạt các công ty dầu khí lớn trên thế giới đã thua lỗ, phá sản, sa thải công nhân… thì Petrovietnam tăng trưởng dương và 10 tháng đầu năm 2021 với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp quản trị, điều hành, khoa học công nghệ, Petrovietnam hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, đó là sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ, người lao động Dầu khí.

undefined
Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn phát biểu đề dẫn toạ đàm

Thông qua buổi toạ đàm hôm nay, Petrovietnam mong muốn được đón nhận nhiều ý kiến, quan điểm xây dựng của các nhà khoa học, các chuyên gia về tính đặc thù của hoạt động dầu khí trong quá trình xây dựng Luật Dầu khí sửa đổi; Vị trí, chức năng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong quản lý các hoạt động Dầu khí. Đồng thời, đón nhận sự ủng hộ và những đánh giá khách quan, góp ý xác đáng, thiết thực của các đại biểu đối với Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi, để sau khi ban hành Luật Dầu khí sửa đổi có thể đi vào đời sống kinh tế - xã hội một cách hữu ích và hiệu quả nhất.

undefined
Ông Trần Quang Dũng, Trưởng Ban TT&VHDN Petrovietnam phát biểu ý kiến

Chia sẻ tại Toạ đàm, ông Trần Quang Dũng, Trưởng ban Truyền thông và Văn hoá doanh nghiệp Petrovietnam cho biết trong suốt 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ, động viên của nhân dân. Bắt đầu từ tầm nhìn thiên tài, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng sự quan tâm sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước các thời kỳ cùng sự tham gia ủng hộ, góp sức của nhân dân các địa phương ngành Dầu khí đi qua, các thế hệ người đi tìm lửa đã nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, xây dựng và phát triển Petrovietnam trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của đất nước, tham gia vào bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. Người Dầu khí đã và đang thực hiện tốt mong ước của Bác Hồ lúc sinh thời là “tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc.”

Cũng tại toạ đàm, đại diện Hội Dầu khí Việt Nam, Viện Dầu khí Việt Nam đã trình bày các tham luận về các nội dung: Đặc thù của hoạt động Dầu khí (theo thông lệ quốc tế) trong sửa đổi Luật Dầu khí; Luật Dầu khí sửa đổi mới là điều kiện cần để thúc đẩy và duy trì hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam… Các đại biểu tham dự cũng đã phát biểu, trao đổi, thảo luận xung quanh các ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).

Theo ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, hoạt động thăm dò, tìm kiếm dầu khí được sự hỗ trợ của Liên Xô, chúng ta đã phát hiện được khoảng 1,5 tỉ tấn dầu biển, trong đó dầu chiếm xấp xỉ 50% và khí là trên 50%. Đến nay, chúng ta đã khai thác được khoảng 48-50% trữ lượng đã phát hiện. Cách đây nhiều năm, chúng ta đã dự báo được bức tranh trữ lượng đang giảm dần và làm sao để chống sự suy giảm thì phải đưa ra các công trình mới, mỏ mới vào khai thác trữ lượng còn lại đối với dầu ở mỏ cận biên và nằm ở khu phức tạp. Chúng tôi cho rằng, tích cực nhất trong năm 2022 thì sản lượng giảm xuống ở mức phù hợp. Nhưng không tích cực thì sản lượng sẽ tiếp tục giảm trong năm 2023 hoặc 2024 nếu như chúng ta không có những giải pháp cho vấn đề này.

undefined
Các đại biểu trao đổi tại toạ đàm

Ông Trần Thanh Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than – Bộ Công Thương nhấn mạnh ngành Dầu khí là ngành công nghiệp nguồn và đặc thù, việc phát triển ngành Dầu khí đảm bảo cho sự phát triển các ngành công nghiệp phía sau như hoá dầu, công nghiệp điện, công nghiệp khí…

Vì đặc thù hoạt động trên biển và tính chất dầu khí, chúng ta đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, có quá nhiều đặc thù và quá nhiều rủi ro khiến việc thu hút đầu tư vào các dự án dầu khí chưa đạt được hiệu quả. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn cần hành lang pháp lý đủ, công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi. Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này đã đề xuất đưa vào một số cơ chế ưu đãi đặc biệt, khuyến khích đầu tư như: Miễn giảm tới 70% thuế thu nhập doanh nghiệp, 100% thuế xuất dầu dầu thô cho các dự án/lô dầu khí ưu đãi đặc biệt để khai thác tận thu trong giai đoạn cuối đời mỏ trong điều kiện kỹ thuật cho phép.

undefined
Ông Trần Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than - Bộ Công Thương

Tới nay, Tổ soạn thảo đã nhận được hàng trăm ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân vào Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi. Tổ soạn thảo đang cố gắng nhanh chóng nhất tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh bổ sung Dự thảo để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đồng thời sẽ cố gắng hoàn thiện hành lang pháp lý cho ngành Dầu khí, Petrovietnam.

undefined
Ông Trần Văn, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội

Ông Trần Văn – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội chia sẻ những năm trở lại đây, sản lượng khai thác dầu khí đang giảm dần, hiện nay vào khoảng 7 triệu tấn/năm cùng với đó tỉ lệ đóng góp nguồn thu ngân sách từ dầu thô cũng giảm. Tuy nhiên, những đóng góp của ngành Dầu khí vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, cần phải hướng đến việc giải quyết khó khăn, vướng mắc hiện tại mang tính đặc thù của ngành Dầu khí để tạo điều kiện cơ sở cho hoạt động của của Petrovietnam. Trong đó, phải có cơ chế, chính sách trong việc trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí để có điều kiện tốt nhất cho Petrovietnam triển khai các hoạt động này, tiếp tục có các dự án khai thác dầu khí. Nếu không có tìm kiếm thăm dò dầu khí thì không có tương lai phát triển cho ngành Dầu khí, cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ngoài ra, cần xem xét, rà soát lại các Luật, quy định khác liên quan để tháo gỡ những xung đột với Luật Dầu khí.

undefined
Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Trao đổi tại toạ đàm, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khẳng định trình độ khoa học công nghệ của ngành Dầu khí nói chung và của Petrovietnam nói riêng đã tiệm cận tới trình độ của khu vực và thế giới. Để Petrovietnam phát huy những thế mạnh đó cần phải có những hỗ trợ cho ngành Dầu khí thông qua các cơ chế, chính sách, đồng thời phải có quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm nhau trong các quy định đó. Bên cạnh đó, ông Kiên cũng cho rằng cần xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) một cách bao quát, cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo với các Luật khác để các nhà đầu tư tham gia các dự án dầu khí có thể yên tâm triển khai nhanh, hiệu quả các dự án theo đúng quy định của Luật Dầu khí mà không gặp vướng mắc theo quy định tại các Luật khác.

Kết luận toạ đàm, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh Nghị quyết 244/NQ-TW của Bộ Chính trị năm 1975 đã chỉ rõ nhiệm vụ cho ngành Dầu khí phải nhanh chóng tìm ra và khai thác dầu khí. Trải qua nhiều năm, nhiệm vụ này vẫn là điều trăn trở đối với từng thế hệ người Dầu khí. Nhiều mỏ đã được tìm ra nhưng chưa khai thác được do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp, chúng ta phải xem xét vấn đề vướng mắc trở ngại ở đâu để đưa vào khai thác các dự án đó. Việc tìm ra dầu khí đã khó, triển khai cũng khó sẽ gây ảnh hưởng nhiều cho nhà đầu tư, mà quan trọng nhất là nguồn thu của đất nước cũng giảm đi. Thông qua các ý kiến trao đổi tại toạ đàm có thể thấy rõ các đặc thù của ngành Dầu khí, trong đó đặc thù lớn nhất là sự rủi ro. Nếu đặc thù rủi ro này được ứng xử như thông thường thì sẽ không còn là đặc thù của ngành Dầu khí nữa, vì vậy cần phải có cơ chế, chính sách ứng xử phù hợp.

undefined
Các đại biểu trao đổi bên lề Toạ đàm

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Phó Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn cảm ơn các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại biểu tại toạ đàm và tiếp tục mong muốn các chuyên gia kinh tế, các đại biểu tiếp tục đóng góp ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) mang đặc thù của Dầu khí, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, cơ chế chính sách phù hợp, giúp môi trường đầu tư dầu khí trở nên thuận lợi, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ có tăng cường các dự án đầu tư, chúng ta mới gia tăng trữ lượng, gia tăng sản lượng khai thác dầu khí, cùng các cơ chế chính sách phát triển mỏ nhỏ cận biên, nước sâu xa bờ, sẽ giúp Petrovietnam tiếp tục duy trì sản lượng khai thác trong thời gian tới. Đồng thời, môi trường đầu tư thuận lợi sẽ có điều kiện phát triển các dự án trọng điểm về dầu khí, từ đó giúp tăng nguồn thu cho đất nước.

Ông Nguyễn Đình Chúc, Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động thay mặt Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn các đại biểu đã tham gia đóng góp trong buổi Toạ đàm. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam, thay mặt cán bộ, phóng viên Báo Lao Động, Phó Tổng biên tập Nguyễn Đình Chúc xin gửi lời chúc sức khỏe, lời chúc tốt đẹp nhất tới cán bộ, công nhân viên ngành Dầu khí Việt Nam.

Tọa đàm trực tuyến: Tọa đàm trực tuyến: "Luật Dầu khí cần mang đặc thù Dầu khí"
Hoàn chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp cho hoạt động tận khai thác dầu khíHoàn chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp cho hoạt động tận khai thác dầu khí
Tuổi trẻ PVEP đóng góp ý kiến Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)Tuổi trẻ PVEP đóng góp ý kiến Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
Góp ý dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Bổ sung quy định về đầu tư dự án dầu khíGóp ý dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Bổ sung quy định về đầu tư dự án dầu khí
Ủy ban QLVNN mong muốn Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ tạo thuận lợi cho Petrovietnam, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nướcỦy ban QLVNN mong muốn Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ tạo thuận lợi cho Petrovietnam, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước
Petrovietnam tích cực đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)Petrovietnam tích cực đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)

H.A

DMCA.com Protection Status