Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Dầu thô đồng loạt giảm mạnh

07:20 | 16/09/2022

3,225 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Lo ngại nhu cầu yếu trong bối cảnh dự trữ dầu thô Mỹ tăng mạnh và đồng USD mạnh hơn khiến giá dầu hôm nay sụt giảm mạnh, trong đó dầu Brent đã trượt về mức 90,47 USD/thùng.
gia-dau-sup-do-he-luy-nhan-tien
Ảnh minh hoạ
Giá vàng hôm nay 16/9 mất giá mạnhGiá vàng hôm nay 16/9 mất giá mạnh
Tin tức kinh tế ngày 15/9: Mỹ giữ nguyên thuế nhập khẩu với cá tra, cá basa của Việt NamTin tức kinh tế ngày 15/9: Mỹ giữ nguyên thuế nhập khẩu với cá tra, cá basa của Việt Nam

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 16/9/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 84,20 USD/thùng, giảm 0,45 USD/thùng trong phiên. Nhưng nếu so với cùng thời điểm ngày 16/9, giá dầu WTI giao tháng 11/2022 đã giảm tới 4,35 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 90,47 USD/thùng, giảm 0,37 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 3,96 USD so với cùng thời điểm ngày 15/9.

Giá dầu ngày 16/9 giảm mạnh chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn suy yếu, trong khi áp lực nguồn cung hạ nhiệt.

Việc Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách Zero Covid với một loạt các biện pháp nghiêm ngặt trong phòng chống dịch Covid-19 được áp dụng tại các thành phố, trung tâm thương mại, công nghiệp lớn khiến nhu cầu dầu ở nước này chậm lại đáng kể.

Mới nhất, với việc Trung Quốc vẫn đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, IEA cảnh báo nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, có thể xấu hơn nữa.

Nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo còn khó khăn hơn khi nhiều ngân hàng trung ương dự kiến thực hiện một đợt tăng lãi suất mới, chấp nhận hy sinh tăng trưởng để kiểm soát, hạ nhiệt lạm phát.

Thông tin dự trữ dầu thô và các sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng cũng tạo áp lực khiến giá dầu thô đi xuống.

Ngoài ra, loạt dữ liệu kinh tế vừa được công bố cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại, lạm phát lại “nóng” lên càng làm dấy lên những lo ngại về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ.

Ở diễn biến mới nhất, Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023 đang lớn dần.

Trong báo cáo được phát đi ngày 14/9, IEA đã hạ dự báo mức tăng nhu cầu dầu từ 2,1 triệu thùng/ngày xuống còn 2 triệu thùng/ngày trong năm 2022. Tổng nhu cầu ước tính năm 2022 đạt 99,7 triệu thùng/ngày và sẽ phục hồi nhẹ lên mức 101,8 triệu thùng/ngày trong năm 2023, mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc.

IEA cũng cho biết các lệnh trừng phạt của EU với nhập khẩu dầu thô và sản phẩm từ Nga vào tháng 12/2022 và tháng 2/2023 có thể dẫn đến sự sụt giảm sâu hơn về nhu cầu dầu toàn cầu.

Ngày 13/9, OPEC cũng phát đi dự báo về nhu cầu dầu mỏ trong năm 2022 và 2023. Trái với dự báo của IEA, OPEC đã giữ nguyên các dự báo về nhu cầu dầu mỏ được đưa ra trước đó. Cụ thể, OPEC dự báo nhu cầu dầu năm 2022 và 2023 lần lượt là 100 triệu thùng/ngày và 102,73 triệu thùng/ngày

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do đồng USD mạnh hơn.

Bên cạnh đó, thông tin EU từ bỏ việc áp trần giá khí của Nga cũng phần nào hạ nhiệt lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, mở ra cơ hội cho dòng khí đốt từ Nga trở lại châu Âu.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.231 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 23.215 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 24.180 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 24.418 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.039 đồng/kg.

Hà Lê

Hungary: Trừng phạt Nga thất bại, EU có thể sẽ sớm nới lỏng cấm vậnHungary: Trừng phạt Nga thất bại, EU có thể sẽ sớm nới lỏng cấm vận
Loạt nhà máy đóng cửa, phá sản, châu Âu lao đao vì thiếu khí đốt NgaLoạt nhà máy đóng cửa, phá sản, châu Âu lao đao vì thiếu khí đốt Nga
Đức đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế do mất nguồn khí đốt của NgaĐức đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế do mất nguồn khí đốt của Nga
EU dự kiến đánh thuế mạnh các công ty năng lượng để giải quyết tình trạng giá tăng đột biếnEU dự kiến đánh thuế mạnh các công ty năng lượng để giải quyết tình trạng giá tăng đột biến
Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và châu ÂuCuộc chiến khí đốt giữa Nga và châu Âu
Trung Quốc hưởng lợi nhờ bán khí đốt tự nhiên sang châu Âu?Trung Quốc hưởng lợi nhờ bán khí đốt tự nhiên sang châu Âu?
EU tìm các giải pháp để giúp người tiêu dùng vượt qua khủng hoảng năng lượngEU tìm các giải pháp để giúp người tiêu dùng vượt qua khủng hoảng năng lượng

DMCA.com Protection Status