HÀNH TRÌNH 60 NĂM TÌM "VÀNG ĐEN" CHO TỔ QUỐC

Kỳ 3: Vươn lên làm chủ công nghệ

14:12 | 25/11/2021

51,986 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Trong quá trình hoạt động, PVN không ngừng nâng cao tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; chủ động tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phát huy sáng tạo, tối ưu hiệu quả công nghệ hiện có để đạt trình độ ngang bằng với các công ty dầu khí trong khu vực và trên thế giới.
Giàn Tam Đảo 05 và giàn Tam Đảo 03 ở mỏ Bạch Hổ.
Giàn Tam Đảo 05 và giàn Tam Đảo 03 ở mỏ Bạch Hổ.

Hàng trăm giải thưởng đã được trao tặng cho các thành tựu về KHCN của ngành Dầu khí, trong đó có những giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ, nhiều giải thưởng VIFOTECH…

Mốc son đánh dấu bước phát triển ngành cơ khí

Đã gần 10 năm qua kể từ ngày siêu giàn khoan tự nâng lớn nhất Việt Nam ở thời điểm đó được hạ thuỷ, nhưng mỗi lần nhắc đến giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03, những người làm dầu khí không khỏi tự hào. Đây là công trình cơ khí trọng điểm quốc gia lần đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam do PVN làm chủ đầu tư, Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) là đơn vị thành viên của PVN làm tổng thầu EPC.

Mặc dù là công trình đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam nhưng PV Shipyard hoàn thiện trước thời hạn 2 tháng, được cơ quan Đăng kiểm Hàng hải Hoa Kỳ – ABS cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế. Công trình được Vietsovpetro đưa vào sử dụng, khai thác ổn định, hiệu quả từ tháng 6/2012 đến nay.

Sau thành công giàn Tam Đảo 03, tháng 8/2016, giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 của chủ đầu tư Vietsovpetro do PV Shipyard làm tổng thầu tiếp tục được hạ thủy. So với Tam Đảo 03, giàn khoan này có khối lượng gấp 1,5 lần, giá thành thấp hơn 20%. Trong khi với Tam Đảo 03, dự án phải thuê 6 chuyên gia nước ngoài đứng đầu các phần thiết kế và 5 người phụ trách phân đoạn thiết kế (làm việc 43.000 giờ), đến Tam Đảo 05 chỉ thuê 2 chuyên gia phụ trách trong 7-8 tháng (làm việc 11.000 giờ).

Như vậy, với việc chế tạo thành công các giàn khoan tự nâng trong nước đã đưa Việt Nam trở thành một số ít quốc gia trên thế giới (khoảng 10 nước) có khả năng tự thiết kế chi tiết, chế tạo, chạy thử giàn khoan tự nâng hoạt động ở vùng biển sâu, khí hậu khắc nghiệt.

Đặc biệt, trong quá trình thi công, đã làm tăng tỷ lệ nội địa hóa các phần máy móc, thiết bị vận hành trên giàn khoan. Nếu dự án Tam Đảo 03 tỉ lệ nội địa là 34,7% thì Tam Đảo 05 tỉ lệ nội địa tăng lên 39%. Qua đó thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển, góp phần hạ giá thành thấp hơn ít nhất 20% so với việc mua toàn bộ từ nước ngoài. Tạo ra bước đột phá, tự chủ về khoa học công nghệ và đóng góp một phần trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Nhân rộng những sáng kiến làm lợi tiền tỷ

Phong trào phát huy sáng kiến, sáng chế cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh được PVN và các đơn vị thành viên không ngừng khuyến khích, nhất là đối với đoàn viên - thanh niên. Nhiều sáng kiến - sáng chế đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua lao động, góp phần tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và sự phát triển chung của PVN. Kết quả này được chứng minh khi mà hàng năm, trong những buổi lễ vinh danh “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, rất nhiều gương mặt trẻ của PVN được xướng tên.

Kỹ sư trẻ Phùng Vĩnh Nguyên (SN 1988), làm việc tại Phòng Kỹ thuật sản xuất, Công ty PTSC M&C, người được vinh danh “Người thợ trẻ giỏi” năm 2017 chia sẻ: Trong quá trình làm việc, Nguyên luôn nỗ lực, học hỏi và mang những kiến thức đã học áp dụng vào thực tế. Tuy chỉ là những giải pháp kỹ thuật đơn giản nhưng đã mang lại sự an toàn trong công việc, tiết kiệm sức lao động, chi phí, thời gian.

Chẳng hạn như sáng kiến “Gối đỡ hạ thủy chân đế giàn khoan” thuộc dự án Daman. Sáng kiến này đã làm lợi cho PTSC M&C gần 8 tỷ đồng. Đây là dự án thực hiện cho đối tác nước ngoài, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và yêu cầu hoàn thành trong thời gian ngắn. Sáng kiến này không chỉ mang lại giá trị kinh tế, còn bảo đảm độ an toàn cao.

Chỉ tính trong 5 năm qua, tuổi trẻ ngành dầu khí đã thực hiện được 1.194 công trình, phần việc thanh niên (trong đó có 4 công trình tiêu biểu toàn quốc, 163 công trình cấp đoàn khối DN Trung ương, 479 công trình cấp Tập đoàn) mang lại giá trị làm lợi cho các đơn vị gần 1.000 tỷ đồng.

Cũng trong 5 năm qua, PVN đã trải qua nhiều đợt khủng hoảng, đặc biệt, trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và suy giảm giá dầu. Trong bối cảnh đó, PVN đã duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đạt được kết quả khả quan, rất đáng ghi nhận. Kết quả này là nhờ sự góp sức của tập thể những người lao động dầu khí, trong đó có các kỹ sư được tuyên dương là những người thợ trẻ giỏi.

(Còn nữa)

Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Kỳ 2: Mở ra hướng mới trong tìm kiếm và khai thác dầu khíKỳ 2: Mở ra hướng mới trong tìm kiếm và khai thác dầu khí
Ký sự Ký sự "Hành trình Người đi tìm lửa": Tập 18 - Hành trình mùa xuân từ những giếng dầu
Kỳ 1: Từ những quyết sách đầu tiênKỳ 1: Từ những quyết sách đầu tiên

DMCA.com Protection Status