Minh giải định lượng các phân tập trầm tích
Bề dày các phân tập đặc trưng cho quá trình tích tụ trầm tích và tỷ lệ cát sét trong phân tập đặc trưng cho nguồn cung cấp trầm tích. Mối quan hệ giữa sự biến đổi bề dày các phân tập (Thickness/T) với tỷ lệ cát sét tương ứng trong phân tập đó (Sandstone Fraction/SF) thể hiện đặc điểm môi trường trầm tích liên quan đến các vỉa chứa (Amsworth, 2018).
Điều này có nghĩa là từ các đường cong ĐVLGK, mẫu lõi và vết lộ có thể xác định sự thay đổi bề dày các phân tập theo chiều thẳng đứng tương ứng với phần cát kết trong phân tập (T/SF), từ đó xác định định lượng tốc độ phát triển tích tụ và nguồn cung cấp vật liệu trong các hệ thống trầm tích (system trats). Kỹ thuật này được gọi là phân tích định lượng phân tập trầm tích, cung cấp một phương pháp luận định lượng và khách quan để xác định thứ bậc và trình tự của các mặt ranh giới liên quan đến các phân vị địa tầng. Giá trị tuyệt đối T/SF còn có thể được sử dụng để xác định đường bờ, đường bờ biển xếp chồng lên nhau và quỹ đạo rìa thềm.
Tỷ lệ phát triển không gian tích tụ (δA) với nguồn cung cấp trầm tích (δS) tại thời điểm trầm tích là δA/δS phản ánh mô hình sắp xếp địa tầng môi trường trầm tích. Các quá trình này liên quan đến bề dày phân tập (T) và phần cát kết (SF):
![]() |
Trong đó T là bề dày phân tập, SF là phần cát kết, Ts là bề dày cát kết trong phân tập. Điều này cho tăng cường trọng số của bề dày phân tập làm giảm ảnh hưởng của quá trình nén ép và bào mòn. Trong nhóm phân tập lấn biển (biển lùi) (như trong hệ thống trầm tích biển cao (HST) thì tỷ lệ T/SF có xu hướng giảm xuống, còn trong nhóm phân tập biển tiến trong hệ thống trầm tích biển tiến thì tỷ lệ T/SF có xu hướng tăng lên. Cần lưu ý rằng phân tập thể hiện cả quá trình biến đổi pha của biển tiến và biển lùi. Kết quả là tham số T và SF của phân tập thể hiện mối quan hệ giữa không gian tích tụ với nguồn cung cấp trầm tích cả trong quá trình thay đổi quỹ đạo đường bờ khi biển tiến và biển lùi.
Để tiến hành phân tích bề dày và phần cát kết (TFS) có thể theo các bước sau:
- Nhận dạng và phân tích các phân tập. Trong mỗi phân tập cần xác định giá trị trung bình của bề dày (T), phần cát kết (FS) và bề dày cát kết Ts, tiếp đó tính tỷ số giá trị trung bình T/FS cho mỗi phân tập. Việc phân tích TFS có thể áp dụng nếu chỉ một phân tập được xác định.
- Phân tích kích thước hạt từ mẫu lõi, vết lộ hoặc đường cong ĐVL giếng khoan (đường cong gamma/GR, hoặc đường cong khối lượng sét/Vsa) để xác định sự tăng hoặc giảm của tỷ số T/SE.
- Phân tích các hệ thống trầm tích biển cao, biển tiến và biển thấp với các mặt ranh giới tập (sb), mặt biển tiến (ts), mặt ngập lụt cực đại (mfs).
Trên hình 12.6 thể hiện quan hệ bề dày các phân tập (T) và phần cát kết (PS) với không gian tích tụ và nguồn cung cấp trầm tích. Hình 12.7 thể hiện các giai đoạn phát triển hệ thống trầm tích liên quan đến sự biến đổi bè dày các phân tập và tỷ lệ bề dày/phần cát kết (T/PS). Hình 12.8 là xu hướng biến đổi tỷ số bề dày/phần cát kết (T/FS) trong hệ thống trầm tích. Tổng hợp quy trình phân tích được thể hiện trên hình 12.9.
![]() |
Hình 12.6 - Mối quan hệ bề dày các phân tập (T) và phần cát kết (PS) với không gian tích tụ và nguồn cung cấp trầm tích - a. Các phân tập biển lùi; b. Các phân tập biển lùi; c. Chu kỳ lặp lại trong hệ trầm tích biển tiến |
![]() |
Hình 12.7 - Các giai đoạn phát triển hệ thống trầm tích liên quan đến sự biến đổi bề dày các phân tập và tỷ lệ bề dày/ phần cát kết (T/PS) |
![]() |
Hình 12.8 - Xu hướng biến đổi tỷ số bề dày/phần cát kết (T/FS) trong hệ thống trầm tích |
![]() |
Hình 12.9 - Quy trình các bước phân tích bề dày phân tập và phần cát kết |
Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí
![]() |
![]() |
![]() |