PVCFC: 9 tháng 2023, sản xuất và tiêu thụ đều vượt so với cùng kỳ, nhiều điểm sáng trong Quý 4

08:45 | 13/11/2023

5,121 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Trong bối cảnh thị trường biến động nhanh và khó lường, tình hình địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp, giá phân bón giảm sâu, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã cổ phiếu: DCM) đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu về sản lượng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm Urê, nhà máy vận hành luôn ổn định, an toàn đạt các mục tiêu theo kế hoạch 9 tháng đầu năm 2023 đề ra; đồng thời hứa hẹn sự hồi phục tích cực kể từ Quý 4/2023 nhờ loạt yếu tố hỗ trợ.

PVCFC ghi nhận kết quả sản xuất và kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2023, sản lượng sản xuất Urê quy đổi đạt 708,33 nghìn tấn, hoàn thành 101% so với kế hoạch 9 tháng và đạt 106% so cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tiêu thụ Urê đạt 671,11 nghìn tấn, hoàn thành 111% so với kế hoạch 9 tháng và đạt 108% so cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu ước đạt 9.902,8 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý diễn ra một cách ổn định nhờ vào việc công ty liên tục đẩy mạnh mở rộng thị trường và xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

PVCFC hoạt động SXKD ổn định, nhiều điểm sáng trong bối cảnh thị trường khó khăn
PVCFC hoạt động SXKD ổn định, nhiều điểm sáng trong bối cảnh thị trường khó khăn

Kết quả hoạt động kinh doanh Quý 3/2023 của PVCFC với tổng doanh thu trong kỳ 3.150,67 tỷ đồng; sản lượng sản xuất Urê quy đổi được 215.890 tấn, đạt 109,6% so cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tiêu thụ Urê thực hiện 229.850 tấn, đạt 113,4% so với cùng kỳ năm 2022. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý diễn ra một cách ổn định nhờ vào việc Công ty liên tục đẩy mạnh mở rộng thị trường và xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Kết quả kinh doanh Quý 3/2023 của PVCFC đã không được hưởng lợi từ việc giá phân bón thế giới tăng kể từ giữa tháng 7/2023. Tuy nhiên, nhờ việc tập trung đẩy mạnh xuất khẩu Urê để giảm áp lực thị trường trong nước, tự doanh để tìm kiếm nhiều cơ hội mới và các giải pháp để khắc phục khó khăn, những hạn chế còn tồn tại, chỉ trong Quý 3/2023, sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm trong kỳ tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý sản lượng xuất khẩu Urê Quý 3/2023 tăng hơn 35,7% so với cùng kỳ.

PSI tổng hợp
PSI tổng hợp

Báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định, dự kiến lợi nhuận của PVCFC sẽ bật tăng kể từ Quý 4/2023 nhờ vào các yếu tố cụ thể như: Nhà máy Urê của PVCFC đi vào hoạt động từ Quý 4/2011, được sử dụng chính sách khấu hao đường thẳng trong vòng 12 năm với chi phí khấu hao máy móc và thiết bị hằng năm gần 1.000 tỷ đồng/năm, dự kiến hết khấu hao Quý 3/2023. Do đó phần chi phí khấu hao máy móc thiết bị giảm bớt sẽ giúp PVCFC giảm chi phí và gia tăng trực tiếp lợi nhuận, qua đó mức lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh trong Quý 4/2023 được PSI dự báo sẽ có sự tăng trưởng so với Quý 3/2023.

Bên cạnh đó, giá Urê thế giới tại các thị trường chủ chốt hơn 2 tháng trở lại đây tăng cao. Nguồn cung bị thắt chặt khi Nga tiến hành bảo dưỡng các nhà máy sản xuất phân bón vào tháng 7 và 8. Từ đầu tháng 9, một số nhà sản xuất phân bón lớn của Trung Quốc cũng đã ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới (áp dụng với phân Urê) theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này đã tác động không hề nhỏ tới thị trường phân bón toàn cầu. Ngoài ra, Ai Cập cũng là thị trường cung cấp lượng khí cho sản xuất phân bón có ảnh hưởng tới toàn cầu nhưng cũng đã cắt giảm 30%; các nhà máy sản xuất ở Malaysia, Brunei và Indonesia cũng đang trong quá trình bảo dưỡng…

Đặc biệt, nguồn cầu Quý 4/2023 sẽ là mùa cao điểm được kỳ vọng cao, do yếu tố vụ mùa thúc đẩy nhu cầu phân bón thế giới. Đáng chú ý, kể đến 2 thị trường nhập khẩu phân Urê lớn nhất thế giới là Brazil và Ấn Độ. Cụ thể, vụ thầu mua Urê của Ấn Độ khi IPL dự kiến sẽ cần khoảng 2 triệu tấn Urê để đáp ứng nhu cầu cho vụ lúa mỳ Rabi (Vụ Đông Xuân) vào cuối năm 2023 sẽ là động lực lớn thúc đẩy giá urê phục hồi.

Trong giai đoạn cuối Quý 3/2023, bất chấp thị trường chứng khoán bước vào pha điều chỉnh giảm sâu, giá cổ phiếu DCM vẫn giữ vững xu hướng tăng bền vững. Qua đó cho thấy được sự quan tâm tin cậy của nhà đầu tư đối với cổ phiếu DCM. Chốt phiên giao dịch ngày 06/11/2023, giá cổ phiếu DCM đóng cửa tại mức giá 29.250 đồng/cổ phiếu, tăng 21% kể từ đầu năm, cao hơn gấp 2,5 lần mức tăng trung bình của chỉ số thị trường VN-Index là 8,2%.

Năm 2023, PVCFC cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể đến như: Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2023; Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2023; Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Cà Mau 2023; Chứng nhận Kỷ lục vận hành an toàn, ổn định hơn 350 ngày ở công suất cao từ Haldor Topsoe (đây là lần thứ hai Nhà máy Đạm Cà Mau liên tiếp nhận chứng chỉ kỷ lục từ Nhà bản quyền hàng đầu Châu Âu)… Đứng trước bức tranh toàn cảnh nhiều biến động của thị trường phân bón trong và ngoài nước, DCM vẫn luôn là cổ phiếu rất hấp dẫn đáng để đầu tư.

P.V

Phân Bón Cà Mau trao xe Mercedes cho khách trúng thưởng Phân Bón Cà Mau trao xe Mercedes cho khách trúng thưởng "Đón mùa vàng – Rước xe sang"
Phân bón Cà Mau tiếp sức cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp xanh”Phân bón Cà Mau tiếp sức cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp xanh”
PVCFC hoàn thành tốt kế hoạch SXKD 10 tháng đầu năm 2023PVCFC hoàn thành tốt kế hoạch SXKD 10 tháng đầu năm 2023
Nhà máy Đạm Cà Mau thêm kỷ lục mới về vận hành an toàn hơn 350 ngàyNhà máy Đạm Cà Mau thêm kỷ lục mới về vận hành an toàn hơn 350 ngày

DMCA.com Protection Status