Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau

07:40 | 04/07/2024

5,980 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Ngày 03/7/2024, trong chuyến thăm và làm việc tại Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Đoàn công tác Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do ông Lê Ngọc Sơn - Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn đã đến làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau.

Tham gia đoàn công tác có ông Phạm Tuấn Anh - Thành viên HĐTV và lãnh đạo các ban chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn. Lãnh đạo các đơn vị thuộc Cụm Khí - Điện - Đạm có ông Hoàng Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam (PV Power); ông Nguyễn Phúc Tuệ – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), cùng lãnh đạo các phòng/ban chuyên môn các đơn vị.

Về phía PVCFC có ông Trần Ngọc Nguyên - Chủ tịch HĐQT; ông Văn Tiến Thanh - Tổng Giám đốc; cùng các thành viên trong HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo Nhà máy, đại diện lãnh đạo các ban/phòng chức năng.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau
Đoàn công tác Petrovietnam làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau

Tại buổi làm việc, ông Văn Tiến Thanh - Tổng Giám đốc PVCFC báo cáo tổng quan về quá trình hình thành và phát triển công ty tại Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Từ khi đi vào hoạt động, Nhà máy vận hành liên tục, ổn định, hiệu quả; sản lượng sản xuất luỹ kế đến nay vượt 10,5 triệu tấn; công suất tăng qua các năm, tiêu hao giảm.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau
Ông Văn Tiến Thanh - Tổng Giám đốc PVCFC báo cáo

Những thành tựu đạt được: Nhà bản quyền Haldor Topsoe cấp chứng chỉ vận hành liên tục hơn 350 ngày vào các năm 2017 và 2023; Top 10 nhà máy có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất năm 2020 của Haldor Topsoe; đạt kỷ lục vận hành ổn định và liên tục của Cụm Tạo hạt là 45 ngày trong năm 2022 của TOYO.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau
Ông Lê Ngọc Sơn - Tổng Giám đốc Petrovietnam trao đổi cùng ông Văn Tiến Thanh - Tổng Giám đốc PVCFC

PVCFC không ngừng mở rộng hệ thống phân phối và phát triển kinh doanh qua từng năm, như đẩy mạnh xuất khẩu và kinh doanh quốc tế, đa dạng hoá kênh phân phối, triển khai tiếp thị qua nhiều kênh truyền thông, trong đó nổi bật với chương trình “Mùa vàng thắng lớn”.

Phân bón Cà Mau tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng và nghiên cứu sản phẩm mới, như xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tại Long An; triển khai nông nghiệp đô thị; nghiên cứu công nghệ, sản phẩm sau thu hoạch;...

PVCFC tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tạo động lực tăng trưởng trong tương lai, M&A Nhà máy sản xuất NPK Hàn Việt; đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón Cà Mau - cơ sở Bình Định…

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc PVCFC giới thiệu về hoạt động của Nhà máy Đạm Cà Mau
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau
Các đại biểu tham quan và tìm hiểu hoạt động của Nhà máy Đạm Cà Mau

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp được PVCFC phát triển văn hoá bản sắc riêng, làm nền tảng cho sự phát triển tập trung vào 4 yếu tố: Tiên phong, trách nhiệm, ân cần và hài hoà.

Phát biểu chỉ đạo, ông Lê Ngọc Sơn - Tổng Giám đốc Petrovietnam đánh giá cao tầm quan trọng của PVCFC tại Cụm Khí - Điện - Đạm cũng như trong sự phát triển của kinh tế, xã hội của tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đó, Tổng Giám đốc mong muốn PVCFC duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả; vận hành nhà máy an toàn, ổn định, đóng góp vào sự phát triển chung của Tập đoàn, địa phương; bên cạnh chăm lo đời sống người lao động, còn tích cực tham gia vào hoạt động an sinh xã hội của tỉnh Cà Mau, Đồng bằng Sông Cửu Long.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau
Ông Lê Ngọc Sơn - Tổng Giám đốc Petrovietnam phát biểu tại buổi làm việc
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn làm việc tại Nhà máy Đạm Cà Mau
Đoàn công tác Petrovietnam chụp ảnh lưu niệm tại Nhà máy Đạm Cà Mau

Nguyễn Hiển - Phương Ngân

Mobile Version DMCA.com Protection Status