Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Xác định sự biến đổi đặc điểm vỉa chứa qua quá trình khai thác

07:34 | 14/04/2023

9,953 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Để xác định quá trình biến đổi đặc điểm của vỉa chứa theo thời gian này có thể áp dụng phương pháp địa chấn 4D.

Trong quá trình khai thác mỏ, các thông số của vỉa chứa có sự biến đổi theo thời gian áp suất, độ bão hòa..., những vấn đề này rất quan trọng trong mô hình hóa mỏ, xây dựng sơ đồ công nghệ khai thác, dự báo mô hình mỏ trong tương lai...

Để xác định quá trình biến đổi đặc điểm của vỉa chứa theo thời gian này có thể áp dụng phương pháp địa chấn 4D. Từ các kết quả khảo sát tại các thời điểm khác nhau cho thấy có sự thay đổi của các tham số địa chấn liên quan đến sự thay đổi ranh giới dầu/ nước, dầu/khí, phạm vi tồn tại của vỉa.

Trên hình 12.10 là một thí dụ mô tả bản đồ biên độ qua khảo sát địa chấn 3D ở thời điểm trước khi khai thác (1985) và qua quá trình khai thác sau 14 năm (1999). Do ảnh hưởng của quá trình khai thác dầu (khu vực GK A-9H) và bơm ép (GK A-42) hình ảnh vỉa chứa có sự thay đổi rõ rệt. Hình 12.11 là so sánh lát cắt địa chẩn thể hiện sự thay đổi đặc điểm vỉa chứa do ảnh hưởng bơm ép khí trước khai thác (1990) và sau quá trình bơm ép khí (2000). Ở vị trí biên độ tăng lên là do quá trình bơm ép khí bị đẩy về phía đáy giếng, còn vùng biên độ giảm đi thể hiện do nước tràn vào.

Xác định sự biến đổi đặc điểm vỉa chứa qua quá trình khai thác
Hình 12.10 - Sự thay đổi đặc điểm bản đồ biên độ địa chấn 3D - a. Bản đồ thuộc tính biên độ năm 1985; b. Bản đồ thuộc tỉnh biên độ 1999 qua quá trình khai thác dầu (GK A-9H) và bơm ép khí (GK A-42).
Xác định sự biến đổi đặc điểm vỉa chứa qua quá trình khai thác
Hình 12.11 - Sự thay đổi đặc điểm vỉa chứa trên lát cắt địa chấn do ảnh hưởng bơm ép khí - a. Lát cắt trước khai thác (1990); b. Lát cắt sau quá trình bơm ép khí (2000)

Trên các hình 12.12 và 12.13 là các hình ảnh một thí dụ tích hợp tài liệu địa chấn trên mặt với các tài liệu đo cường độ gamma tự nhiên, siêu ẩm và điện trở trong giếng khoan để xác định vỉa chứa dầu khí trong đá carbonat. Quá trình tích hợp tài liệu cho phép xác định được các đường cong trở sóng âm học, cường độ gamma, mật độ, độ rỗng.

Xác định sự biến đổi đặc điểm vỉa chứa qua quá trình khai thác
Hình 12.12 - So sánh giá trị gamma (GR), trở sóng âm học (AI) và độ rỗng - a. Phân tích gamma với trở sóng âm học; b. Phân tích độ rỗng với trở sóng.
Xác định sự biến đổi đặc điểm vỉa chứa qua quá trình khai thác
Hình 12.13 - So sánh tài liệu địa chấn gốc và các lát cắt thuộc tính địa chấn vỉa chứa có đối sánh với ĐVLGK - a. Lát cắt địa chấn gốc với đường cong gamma; b. Lát cắt trở sóng âm học với đường cong trở sóng âm học; c. Lát cắt giá trị gamma và đường cong gamma; d. Lát cắt độ rỗng với đường cong độ rỗng.

Trên hình 12.12 cho thấy vỉa chứa khí thể hiện trở sóng âm học có giá trị cao và cường độ gamma thấp (Hình 12.12a) và độ rỗng cao so với đá không chứa khí (Hình 12.12b). Trên hình 12.13 là hình ảnh lát cắt địa chấn gốc và các lát cắt thuộc tính địa chấn trở sóng âm học, cường độ gamma và độ rỗng.

Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Minh giải bẫy địa tầng và bẫy nứt nẻ trong móngMinh giải bẫy địa tầng và bẫy nứt nẻ trong móng
Minh giải đặc điểm vỉa chứaMinh giải đặc điểm vỉa chứa
Minh giải định lượng các phân tập trầm tíchMinh giải định lượng các phân tập trầm tích

DMCA.com Protection Status