Giá dầu hôm nay 9/1/2022: Phi mã trong tuần giao dịch, giá dầu vẫn nhận chỉ báo tiêu cực

07:20 | 09/01/2022

9,127 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu chững lại trong bối cảnh biến thể Omicron bắt đầu tạo ra các hệ luỵ về mặt kinh tế sẽ là rào cản đầy thách thức đối với giá dầu trong thời gian tới.

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 3/1 với đà tăng mạnh nhờ kỳ vọng các chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu được nối lại khi lo ngại về biến thể Omicron bị gạt bỏ.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 3/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 75,99 USD/thùng, tăng 0,78 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 78,62 USD/thùng, tăng 0,84 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu hôm nay 9/1/2022: Phi mã trong tuần giao dịch, giá dầu vẫn nhận chỉ báo tiêu cực
Ảnh minh hoạ
Giá vàng hôm nay 9/1/2022: Thị trường sẽ dậy sóng, thời điểm thích hợp để mua vàng, lướt sóngGiá vàng hôm nay 9/1/2022: Thị trường sẽ dậy sóng, thời điểm thích hợp để mua vàng, lướt sóng

Tâm lý lạc quan của giới đầu tư tiếp tục hỗ trợ giá dầu duy trì trạng thái tăng nhẹ trong những phiên giao dịch sau đó, ngay cả khi OPEC+ quyết định vẫn tiếp tục duy trì mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng vào tháng 2/2022.

Theo giới phân tích, điều này có được là do thị trường ghi nhận đánh giá lạc quan về triển vọng dầu thô trong năm 2022 của OPEC+. Cụ thể, theo báo cáo từ Uỷ ban Kỹ thuật chung (JTC) của OPEC+, tác động của biến thể Omicron là không lớn và không kéo dài khi các nước đã có sự chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với diễn biến của dịch bệnh. Báo cáo cũng giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2022 là 4,2 triệu thùng/ngày, và con số của năm 2021 là 5,7 triệu thùng/ngày.

Dữ liệu thống kê trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ trong năm 2021 đã vượt mức trước đại dịch, trong khi số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động trong nền kinh tế nước này lại thấp hơn năm 2020.

Đà tăng của giá dầu tiếp tục được củng cố khi nguồn cung dầu từ Libya được ghi nhận giảm mạnh và lo ngại về tình trạng bất ổn ở Kazakhstan có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu trên thị trường.

Sản lượng dầu tại Libya hiện được ghi nhận ở mức 729.000 thùng/ngày, thấp hơn nhiều mức sản lượng 1,3 triệu thùng/ngày được ghi nhận vào năm 2021 do nhiều khu vực sản xuất của nước này đang tiến hành bảo trì, đóng cửa mỏ dầu.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 7/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 79,54 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 81,95 USD/thùng.

Ở diễn biến mới nhất, JP Morgan đã dự báo giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 88 USD/thùng trong năm nay, tăng hơn rất nhiều so với mức 70 USD/thùng của năm 2021.

JP Morgan đồng thời cũng cho biết thị trường dầu thô đang bị thiếu hụt và cần thêm nguồn cung từ OPEC+ bất chấp sự lây lan của biến thể Omicron, lượng dự trữ thấp và khả năng thị trường dễ bị tổn thương hơn bởi khả năng gián đoạn các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Tuy duy trì được đà tăng trong những phiên giao dịch đầu tuần nhưng thị trường dầu thô cũng ghi nhận nhiều yếu tố rủi ro đe doạ triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

Theo dữ liệu vừa được AFP công bố, thời tiết xấu và sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới do biến thể Omicron đã khiến việc di chuyển bằng đường hàng không bị gián đoạn nghiêm trong tại Mỹ. Thông kê sơ bộ, tính đến 16h30 ngày 1/1/2022 đã có tới 2.604 chuyến bay tại Mỹ đã bị huỷ, chiếm tới hơn 50% trong tổng số 4.529 chuyến bay trên toàn cầu bị huỷ.

Giá khí đốt ở châu Âu lao dốc mạnh có thể khiến quá chuyển đổi nhiên liệu của các nhà sản xuất năng lượng dừng lại, qua đó cũng làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu.

Sau thời gian tăng “nóng”, liên tiếp lập kỷ lục, giá khí đốt đã quay đầu giảm mạnh trong những phiên giao dịch gần đây. Theo ghi nhận, giá gas ngày 3/1 đã giảm hơn 1% xuống 3,73 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 2/2022.

Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, vừa ghi nhận dữ liệu về số doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới thấp hơn số doanh nghiệp giải thể. Theo giới chuyên gia, xu hướng này có thể khiến tăng trưởng kinh tế của nước này không như kỳ vọng trong năm 2022.

Tổng giám đốc WHO – Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 6/1: “Omicron dường như ít nghiêm trọng hơn so với Delta, đặc biệt ở những người đã được tiêm chủng, nhưng điều đó không có nghĩa biến thể này nên được phân loại là nhẹ”.

Ông Ghebreyesus cảnh báo sự gia tăng các ca nhiễm mới biến thể Omicron có thể kéo theo sự quá tải ở các bệnh viện.

Cảnh báo trên đã dấy lên lo ngại các nước sẽ buộc phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại như biện pháp cuối cùng để ngăn chặn dịch bệnh.

Số liệu việc làm tháng 12/2021 trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ được ghi nhận tăng 199.000 người, thấp hơn rất nhiều con số dự báo 400.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng giảm xuống 3,9%, thấp hơn mức dự báo 4,1% được đưa ra trước đó.

Báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy, lượng tồn kho xăng của Mỹ trong tuần trước đã tăng tới 10 triệu thùng do nhu cầu suy giảm vì diễn biến của dịch Covid-19.

Số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ cũng được ghi nhận ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2020 với 481 giàn, theo số liệu từ Công ty dịch vụ năng lượng Mỹ Baker Hughes.

Tại châu Âu, theo Bloomberg, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2021 của các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro (EU) đã lên tới 5%, tăng thêm 0,1 điểm % so với tháng trước.

Phản ứng trước loạt dữ liệu trên, khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 78,94 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 81,91 USD/thùng.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay ghi nhận giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.550 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 23.295 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 17.579 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 16.518 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.745 đồng/kg.

Với những diễn biến như trên, giá dầu ngày 9/1 ghi nhận triển vọng không mấy lạc quan của giá dầu trong thời gian tới, đặc biệt khi các nước châu Á chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài và nguồn cung dầu thô tiếp tục được cải thiện, trong khi tác động của biến thể Omicron đối với các hoạt động kinh tế vẫn đang có chiều hướng gia tăng.

Dữ liệu việc làm mới của Mỹ không như kỳ vọng trong bối cảnh thị trường đang thiếu hụt nguồn nhân lực cho thấy tình trạng nhiễm Covid-19 đang làm phức tạp và gián đoạn các hoạt động kinh tế. Điều này có thể sẽ nghiêm trọng hơn khi Mỹ hiện đang ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới theo ngày ở mức cao kỷ lục.

Hà Lê

Petrovietnam đạt và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, dẫn đầu 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nướcPetrovietnam đạt và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, dẫn đầu 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Petrovietnam đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro trong năm 2022Petrovietnam đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro trong năm 2022
Lãnh đạo Petrovietnam thăm Khu lưu niệm Công trình khai thác dầu khí đầu tiên tại Việt NamLãnh đạo Petrovietnam thăm Khu lưu niệm Công trình khai thác dầu khí đầu tiên tại Việt Nam
Nỗ lực về đích của BIENDONG POC góp phần vào thành công chung của PetrovietnamNỗ lực về đích của BIENDONG POC góp phần vào thành công chung của Petrovietnam
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Người lao động VNPOLY có quyền tự hàoTổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Người lao động VNPOLY có quyền tự hào
Quản trị biến động, nỗ lực vượt khó, Petrovietnam hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2021Quản trị biến động, nỗ lực vượt khó, Petrovietnam hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2021

DMCA.com Protection Status