Giá dầu tăng vọt lên mức 110 USD/thùng

18:49 | 02/03/2022

6,150 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Lo ngại các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga sẽ làm gián đoạn, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá dầu thô trong phiên 2/3 tăng vọt, trong đó dầu Brent giao kỳ hạn đã lên 110,36 USD/thùng.
gia-dau-the-gioi-da-tang-tro-lai
Ảnh minh hoạ

Ghi nhận vào lúc 18h30 ngày 2/3/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 108,36 USD/thùng, tăng 4,95 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 110,18 USD/thùng, tăng 5,21 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu thô trong phiên 2/3 duy trì đà tăng mạnh trong bối cảnh những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu thô từ Nga ngày một lớn khi các lệnh trừng phạt đối với Nga liên tiếp được công bố và tình hình chiến sự ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Ở chiều hướng ngược lại, nhu cầu dầu lại đang có chiều hướng cải thiện mạnh mẽ nhờ việc các nước gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch.

Nga là sản xuất và xuất khẩu dầu khí lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Hiện các lệnh trừng phạt chưa nhắm đến lĩnh vực năng lượng của nước này nhưng với việc các đối tác BP, Shell, ExxonMobil, Eni, Equinor… rút khỏi Nga cũng như các lệnh trừng phạt được công bố đã khiến nhà đầu tư không dám mạo hiểm mua vào.

Với diễn biến như trên, giá dầu thô được nhận định sẽ sớm cán mốc 120 USD/thùng.

“Giá dầu thô không ngừng tăng cao vì thị trường dầu đang rất eo hẹp. Giá dầu Brent có thể cán mốc 120 USD/thùng nếu thị trường bắt đầu cho rằng các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng đối với năng lượng của Nga”, nhà phân tích thị trường cấp cao Ed Moya tại Oanda.

Trong thông báo mới đây gủi khách hàng, Goldman Sachs cũng nhận định “phá hủy cầu, thông qua mức giá cao hơn, hiện có khả năng là cơ chế tái cân bằng duy nhất, với độ co giãn nguồn cung không còn phù hợp khi đối mặt với một cú sốc cung lớn và tức thời như vậy”.

Giá dầu thô đã tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2021 khi nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi mạnh trong khi nguồn cung lại được cải thiện rất hạn chế. Sau khi cắt giảm sản lượng gần 10 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2020 khi đại dịch xảy ra, OPEC+ lại đang thực hiện tăng sản lượng một cách khá nhỏ giọt, chỉ 400.000 thùng/ngày mỗi tháng.

Hà Lê

"Chứng trường" căng thẳng "tra tấn" tâm lý nhà đầu tư
Chứng khoán Mỹ mất 600 điểm, giá dầu tăng vọt khi chiến sự Ukraine vẫn nóngChứng khoán Mỹ mất 600 điểm, giá dầu tăng vọt khi chiến sự Ukraine vẫn nóng
Giá vàng hôm nay 2/3/2022 tăng dựng ngược, “nóng ran” với vấn đề UkraineGiá vàng hôm nay 2/3/2022 tăng dựng ngược, “nóng ran” với vấn đề Ukraine
Giá dầu nhảy vọt, chứng khoán châu Á trái chiều sau diễn biến Giá dầu nhảy vọt, chứng khoán châu Á trái chiều sau diễn biến "nóng" ở Nga
Chứng khoán Mỹ vọt tăng 800 điểm sau động thái bất ngờ từ NgaChứng khoán Mỹ vọt tăng 800 điểm sau động thái bất ngờ từ Nga
Giới tỷ phú Nga hứng chịu thiệt hại nặng, bị Giới tỷ phú Nga hứng chịu thiệt hại nặng, bị "xóa sổ" gần 90 tỷ USD

DMCA.com Protection Status