Hội Dầu khí Việt Nam khảo sát thực địa tại đảo Cô Tô

08:51 | 06/07/2015

4,063 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
Từ ngày 4-6/7, Hội Dầu khí Việt Nam đã tổ chức đoàn khảo sát thực địa tại đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức sơ kết công tác 06 tháng đầu năm 2015 Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức sơ kết công tác 06 tháng đầu năm 2015

Đoàn công tác có ông Ngô Thường San, Chủ tịch Hội DKVN làm Trưởng đoàn; ông Nguyễn Huy Quý, Tổng Thư ký Hội cùng các thành viên Hội tham gia đoàn khảo sát.

Hội Dầu khí Việt Nam khảo sát thực địa tại đảo Cô Tô
Hội Dầu khí Việt Nam với công tác thực địa tại đảo Cô Tô

Cô Tô là một quần đảo thuộc rìa cực đông tỉnh Quảng Ninh thuộc phần Bắc Vĩnh Bắc Bộ, ở vào khoảng 21 độ 00’ độ vĩ bắc và 107 độ 45’ độ kinh đông. Quần đảo gồm trên 30 đảo, trong đó có hai đảo lớn nhất là Cô Tô và Thanh Lân.

Cuối năm 1970, một số nhà địa chất khảo sát một số mặt cắt ở đảo Cô Tô và Thanh Lân đã phát hiện hóa thạch Graptolit (bút đá) tuổi Silur sớm thấy trong các thành kiến tạo ở đảo này và chúng cùng trong một mặt cắt địa tầng thống nhất.

Hệ tầng Cô Tô chủ yếu gồm các đá vụn núi lửa sinh và các loại trầm tích khoáng vật sét, sericit, thạch anh dạng ẩn tinh, biotit, muscovit, clorit… xi măng găn kết lấp đầy các lỗ trống trong quá trình tạo đá và biến đổi về sau.

Cát kết tufogen, tufit thành phần acit (ryolit) gặp nhiều và rất đặc trưng cho toàn hệ tầng Cô Tô; Bột kết, aleuropelit có cấu tạo lớp song song xen kẽ với các lớp có thành phần và độ hạt khác nhau tạo thành dạng sọc dải rõ ràng; Argilit, đá phiến sét có màu xám tro, xám sẩm hay xám lục, phân lớp mỏng song song, có khi là thấu kính nhô từ 1 đến 2 cm trong các lớp hạt thô hơn.

Hội Dầu khí Việt Nam khảo sát thực địa tại đảo Cô Tô
Đoàn khảo sát tiến hành đo góc dốc và phương vị hướng dốc của lớp đất đá bằng địa bàn và công tác lấy mẫu thực địa.

Hệ tầng Cô Tô khá thuần nhất, cấu tạo phân nhịp rõ rệt, đặc trưng cho các turbidit. Các lớp của nhịp đều sắp song song, bình ổn, kéo dài dạng sọc dải với bề dày mỗi lớp thay đổi thường một vài cm (thường là tuf bột kết với argilit) đến hàng mét và hơn nữa (thường cát kết tufogen). Mỗi nhịp thường được bắt đầu bằng cát kết tufogen, co khi lẫn dăm kết, tuf, cuội kết với độ dày không đồng đều và có cấu tạo trượt ngầm dưới nước. Lên pía trên là cát kết hạt vừa, nhỏ thay đổi thành phần từ tuf đến tufit.

Phần trên cùng của nhịp, các thành phần hạt nhỏ, mịn gồm bột kết, argilit, tuf tro núi lửa sắp lớp mỏng một vài milimet đến vài chục centimet, đăc trưng của chu kỳ Bouma. Đôi khi có chia lớp cát kết xiên chéo. Nhìn chung các lớp mịn hạt có cấu tạo sọc dải rõ rệt, phân biệt bằng thành phần và độ hạt, màu sắc khác nhau.

Đoàn khảo sát thực địa Hội Dầu khí Việt Nam đã tiến hành khảo sát tại các điểm lộ trên đảo Cô Tô do GS,TS Trần Văn Trị, Nguyên Tổng Cục phó cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam hướng dẫn Kỹ thuật thực địa. Đồng thời, Hội đã tạo ra những buổi trao đổi kiến thức chuyên môn giữa các nhà địa chất.

Nguyễn Hoan

Năng lượng Mới

DMCA.com Protection Status