Petrovietnam phát động tham gia Giải thưởng sáng tác chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí với chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021- 2025 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đề cao các giá trị chân - thiện - mỹ, góp phần xây dựng đạo đức, nhân cách, tâm hồn và tình cảm con người Việt Nam. Bên cạnh đó, cổ vũ, động viên, ghi nhận sự tham gia và đóng góp có hiệu quả của văn nghệ sỹ, nhà báo, cán bộ, đảng viên và nhân dân vào hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Đối tượng tham dự giải bao gồm các tác giả, đồng tác giả là văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu hoạt động văn hóa, cán bộ, đảng viên và nhân dân có tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình và các hoạt động quảng bá văn học, nghệ thuật, báo chí đã được đăng tải, xuất bản, thực hiện hoạt động quảng bá về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (trong thời gian đợt I từ ngày 01/01/2020 - 31/12/2022) gửi tham gia Giải thưởng theo quy định.
![]() |
Lễ trao giải thưởng sáng tác chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2018-2020. |
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thời gian qua đã được triển khai một cách bài bản, quyết liệt, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo; đa dạng, phong phú về hình thức với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Thực tiễn đã xuất hiện hàng ngàn tấm gương tập thể, cá nhân người lao động dầu khí điển hình tiên tiến trong lao động sáng tạo, sản xuất kinh doanh… Đây cũng chính là nguồn tư liệu sinh động để chính cán bộ nhân viên, người lao động trong toàn Tập đoàn khai thác, tạo ra những tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật có giá trị cao, cũng như có tác dụng giáo dục sâu sắc, đặc biệt đối với các thể hệ cán bộ, đảng viên trẻ và đoàn viên, thanh thiếu niên.
Về hồ sơ tham gia Giải thưởng, tác phẩm sáng tác tham dự ghi rõ họ tên tác giả, đồng tác giả, nhóm tác giả (cả tên khai sinh và bút danh); tên tác phẩm, thể loại; cơ quan (đơn vị); địa chỉ; điện thoại của tác giả, nhóm tác khi cần liên lạc; ngày, tháng, năm sáng tác, sưu tầm, đơn vị thực hiện, địa điểm, đăng báo, tạp chí hoặc phát sóng; được đóng trong túi niêm phong (tác phẩm của người nước ngoài phải có bản chuyển ngữ).
Địa chỉ nhận tác phẩm tham gia Giải thưởng: Phòng Tư tưởng và Văn hóa doanh nghiệp, Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn, email [email protected].
Thời hạn cuối cùng nhận tác phẩm là ngày 15/12/2022.
Trúc Lâm
- 169 VĐV bóng bàn tranh cúp Petrovietnam - PVCFC 2022
- PV GAS đồng hành cùng chương trình an sinh xã hội miền Tây Nam Bộ
- Hội CCB Cơ quan Tập đoàn tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử tại Cao Bằng
- Ngày hội Gia đình Vietsovpetro 2022: “Đồng hành và tiếp bước tương lai”
- Đón đọc Tạp chí Năng lượng Mới số 118, phát hành thứ Ba ngày 5/7/2022
- Đại hội Chi bộ PVEP 01&02 nhiệm kỳ 2022-2025: Đại hội của tinh thần đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, uống nước nhớ nguồn
- Bế mạc và trao giải Bóng đá Nữ Vietsovpetro mở rộng năm 2022
- Đoàn thanh niên PTSC tham gia tập huấn cho cán bộ Đoàn cơ sở năm 2022
- Các công đoàn trực thuộc PV GAS tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam
- Đoàn Thanh niên PTSC M&C trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đại hội Hội CCB Cơ quan Tập đoàn lần III, nhiệm kỳ 2022-2027 thành công tốt đẹp
- Petrovietnam và PV GAS ủng hộ cán bộ chiến sỹ hải quân 600 triệu đồng
- Đoàn PV GAS nhận khen thưởng tại Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Tập đoàn lần thứ III, nhiệm kỳ 2022-2027
- Phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn mới
- Nhiều đơn vị PV GAS tổ chức các giải thể thao năm 2022
- Đảng bộ KĐN tổ chức Lễ kết nạp Đảng và dâng hương tại khu di tích lịch sử Rừng Sác