Vai trò của công nghệ trong chuyển đổi năng lượng

19:51 | 28/03/2023

4,653 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Công nghệ có vai trò quan trọng trong chuyển đổi năng lượng. Nhiều tập đoàn năng lượng trên thế giới đang dựa vào công nghệ để xử lý các tác động môi trường trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Nhiều công ty công nghệ đang ăn nên làm ra nhờ kinh doanh công nghệ giúp chuyển đổi năng lượng hiệu quả.
Vai trò của công nghệ trong chuyển đổi năng lượng
Vai trò của công nghệ trong chuyển đổi năng lượng

Đơn đặt hàng tăng cao

Doanh thu của Tập đoàn Kỹ thuật Dầu khí Technip Energies năm 2022 bị ảnh hưởng do rút khỏi dự án khí tự nhiên hóa lỏng khổng lồ mà tập đoàn này đang hợp tác với Novatek của Nga ở Siberia. Nhưng Technip Energies đã cải thiện được lợi nhuận và đang “đặt cược” vào quá trình chuyển đổi năng lượng trong tương lai.

2 năm sau khi tách ra, Technip Energies đạt doanh thu 6,282 tỉ euro vào năm 2022, giảm 23% so với năm 2021, Technip Energies cho biết trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 3-2023. Nếu tính cả cổ phần thiểu số ở các liên doanh khác, doanh thu đã “điều chỉnh” lên tới 6,424 tỉ euro vào năm 2022, phù hợp” so với dự báo - Giám đốc tài chính Bruno Vibert của Technip Energies trả lời phỏng vấn báo chí. Ông khẳng định việc rút khỏi dự án LNG Bắc Cực 2 không ảnh hưởng đến tài chính của tập đoàn và không có khấu hao hay tổn thất tài sản, nhưng có ảnh hưởng đến đơn đặt hàng.

Tổng giám đốc Technip Energies, ông Arnaud Piéton, cho biết, Technip Energies tự cho mình là công ty hàng đầu thế giới về thiết kế và xây dựng các nhà máy sản xuất LNG và đã xây dựng cơ sở hạ tầng hóa lỏng khí đốt cho Novatek của Nga. Ông Piéton nói thêm: “Chúng tôi sẽ hoàn tất quá trình hoàn toàn rút khỏi dự án LNG trước giữa năm 2023, đồng thời sẽ rút hết nhân viên trong dự án này”.

Vai trò của công nghệ trong chuyển đổi năng lượng
Nhiều quốc gia đang “đặt cược” vào năng lượng sạch để thoát khỏi khủng hoảng

Vào cuối năm 2022, đơn đặt hàng của Technip Energies đạt 12,8 tỉ euro, tức là gấp đôi doanh thu của tập đoàn. Năm 2022, Technip Energies đã chứng kiến lợi nhuận ròng tăng 23%, lên 300,7 triệu euro so với 244,6 triệu vào năm 2021, đồng thời khẳng định tiềm năng của Technip Energies trên thị trường LNG và được coi là nhà cung cấp ngắn hạn của cả châu Âu và châu Á.

Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) được công bố hôm 28-2-2023, nhập khẩu LNG ở châu Âu đã tăng 63% trong năm 2022 để bù đắp cho sự cạn kiệt nguồn khí đốt từ các đường ống dẫn khí của Nga. Ngoài LNG, vốn sẽ vẫn là một trong những nguồn động lực tăng trưởng trực tiếp, thì giờ đây, Technip Energies đang đặt cược vào các thị trường chuyển đổi năng lượng. Lần đầu tiên Technip Energies ghi nhận tổng giá trị đơn đặt hàng vào năm 2022 là 1 tỉ euro từ các lĩnh vực như thu giữ carbon, khử hydro và hóa học bền vững. Minh chứng là Technip Energies đã giành được hợp đồng thu hồi và lưu trữ carbon tại Nhà máy ExxonMobil ở LaBarge, Mỹ. Technip Energies cũng đã thảo luận hợp đồng với một công ty thu hồi và lưu trữ carbon quy mô công nghiệp tại một nhà máy đốt rác thải ở Na Uy. Technip Energies lên kế hoạch mở rộng các trung tâm nghiên cứu, đặc biệt xung quanh dự án thí điểm về tính tuần hoàn của nhựa.

Vai trò của công nghệ trong chuyển đổi năng lượng
Technip Energies phát triển một giải pháp mô đun hóa LNG mớ

Được biết, Technip Energies, có trụ sở tại Paris (Pháp), ra đời vào đầu năm 2021 từ việc tách TechnipFMC thành hai công ty kỹ thuật độc lập. TechnipFMC tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực dầu mỏ, có trụ sở tại Houston (Texas, Mỹ).

Kỹ thuật số vẫn là công cụ tuyệt vời

Ở Pháp, có 7/10 công ty lớn và hơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thực sự bắt tay vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Tuy nhiên, các công cụ kỹ thuật số và cách sử dụng khác nhau của các doanh nghiệp lại tác động đáng kể đến hệ sinh thái.

Kỹ thuật số - mạng truyền thông, thiết bị đầu cuối và đầu ra - chiếm 3-4% lượng khí thải nhà kính (GHG) trên toàn thế giới và chiếm 2,5% lượng khí thải carbon của Pháp. Con số không quá cao, nhưng có thể bùng nổ cùng với sự phát triển của kỹ thuật số. Theo báo cáo của Thượng viện Pháp, lượng GHG liên quan đến kỹ thuật số có thể tăng đến 60% vào năm 2040, tương đương 6,7% lượng khí thải của Pháp.

Vai trò của công nghệ trong chuyển đổi năng lượng

Bà Stéphanie Chrétien và ông Jean-Marc Lazard, đối tác tại Demeter và nhà đồng sáng lập Opendatasoft, từng viết trong một chuyên mục trên tờ báo Le Monde: “Công nghệ không còn đáp ứng các mục tiêu duy nhất về lợi nhuận, năng suất hay tự động hóa, mà nó phải để các tổ chức đưa ra cam kết lâu dài nhằm ứng phó với các loại khủng hoảng hiện tại về kinh tế, sức khỏe, môi trường và xã hội”.

Đối với hai doanh nhân này, công nghệ trở thành đòn bẩy để phục vụ các mục tiêu xã hội và môi trường. Ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình và bị thách thức bởi các bên liên quan, các công ty, đặc biệt là những công ty công nghệ, đang bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đó và có những hành động phù hợp.

Vai trò của công nghệ trong chuyển đổi năng lượng
Các hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin ở quy mô tiện ích có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với năng lượng sạch

Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) đang tập trung vào “dữ liệu mở”. Nguồn gốc của điện, các chỉ số xã hội, dòng chảy của các con sông gần các nhà máy thủy điện, năng lực sản xuất của từng quốc gia, lượng khí thải CO2… tất cả đều được số hóa bằng bản đồ và đồ họa. Do vậy, nền tảng độc đáo này cho phép công chúng xem tất cả dữ liệu của công ty năng lượng.

Bà Véronique Lacour, Giám đốc phụ trách mảng chuyển đổi và hiệu quả hoạt động của EDF, cho biết: “Kỹ thuật số là một công cụ tuyệt vời phục vụ quá trình chuyển đổi năng lượng”.

Theo bà Véronique Lacour, EDF thông qua dữ liệu mở cung cấp thông tin cho các cuộc tranh luận về quá trình chuyển đổi năng lượng và mong muốn kích thích sự đổi mới cho tất cả mọi người trong lĩnh vực này. Bà Véronique Lacour nhấn mạnh: “Với dữ liệu mở, ngoài kỹ thuật số, chúng tôi muốn cho mọi người thấy EDF đang thay đổi”.

Kỹ thuật số - mạng truyền thông, thiết bị đầu cuối và đầu ra - chiếm 3-4% lượng khí thải nhà kính (GHG) trên toàn thế giới. Con số không quá cao, nhưng có thể bùng nổ cùng với sự phát triển của kỹ thuật số. Theo báo cáo của Thượng viện Pháp, năm 2024, lượng GHG liên quan đến kỹ thuật số có thể tương đương 6,7% lượng khí thải của Pháp.

Kỹ thuật số đồng điệu với sinh thái

Tất nhiên, EDF không chỉ tính đến tác động carbon của các phương tiện kỹ thuật số, mà còn tính đến ảnh hưởng của việc tiêu thụ thiết bị. Đây là lý do tại sao ngoài dữ liệu mở, EDF cũng đang cải thiện và tối ưu hóa các trung tâm dữ liệu của mình, vì những máy tính khổng lồ này tạo ra lượng nhiệt dồi dào.

Được cấp chứng nhận ISO 14001 và ISO 50001, các trung tâm dữ liệu của EDF đã giảm mức tiêu thụ năng lượng tới 15% trong 5 năm qua - một kỳ tích nhỏ - trong khi số lượng máy chủ và sức mạnh tính toán đã tăng gấp đôi trong cùng giai đoạn.

Tập đoàn Viễn thông Orange - tập đoàn hàng đầu về công nghệ của Pháp - cũng không chịu thua kém. Từ năm 2019, Orange đã đặt mục tiêu trở thành “doanh nghiệp đáng tin cậy khi mang đến cho mọi người chìa khóa của một thế giới kỹ thuật số có trách nhiệm”. Orange cũng thành lập hai trung tâm dữ liệu xanh, không cần điều hòa nhân tạo để làm mát. Ngoài ra, Orange còn khởi động chương trình OSCAR nhằm khuyến khích mọi người tái sử dụng các thiết bị hiện có, hướng tới mục tiêu không phát thải carbon ròng vào năm 2040.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các công cụ kỹ thuật số trực tiếp tham gia vào việc giảm tác động năng lượng của lĩnh vực kỹ thuật số?

Đáng chú ý, các trung tâm dữ liệu của gã khổng lồ công nghệ Mỹ Microsoft tiêu thụ nhiều điện năng, nếu không muốn nói là nhiều hơn toàn bộ các quốc gia như Bỉ hoặc Thụy Sỹ gộp lại, nhiệt do các trung tâm dữ liệu khổng lồ này thải ra có thể sưởi ấm nhiều ngôi nhà.

Do vậy, vào năm 2022, Amazon, Apple và Microsoft đã bắt đầu kết nối hệ thống lắp đặt của họ với hệ thống sưởi cấp quận ở Đan Mạch, Phần Lan và Ireland. Pháp cũng đi theo hướng tương tự. Tại thủ đô Paris, Tổ chức hỗ trợ gia cư Habitat hợp tác với nhóm Illiad để lượng nhiệt do các máy chủ từ công ty tạo ra có thể sưởi ấm khoảng 150 ngôi nhà.

Một điều ngạc nhiên, ở phía nam Paris, nước trong bể bơi Butte-aux-Cailles luôn được giữ ở mức 280C quanh năm nhờ nhiệt từ các máy chủ của công ty khởi nghiệp Stimergy. Đây là giải pháp sinh thái giúp hạn chế 45 tấn khí nhà kính mỗi năm.

Những bằng chứng đó cho thấy kỹ thuật số thực sự có thể đồng điệu với sinh thái.

Vai trò của công nghệ trong chuyển đổi năng lượng
Một cơ sở lưu trữ CO2 của Technip Energies
Các trung tâm dữ liệu của Microsoft tiêu thụ nhiều điện năng hơn toàn bộ các quốc gia như Bỉ hoặc Thụy Sỹ gộp lại. Nhiệt do các trung tâm dữ liệu khổng lồ này thải ra có thể sưởi ấm nhiều ngôi nhà. Năm 2022, Amazon, Apple và Microsoft đã bắt đầu kết nối hệ thống lắp đặt của họ với hệ thống sưởi cấp quận ở Đan Mạch, Phần Lan và Ireland.

Công nghệ năng lượng sạch - Hy vọng của nhân loại

Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được công bố vào tháng 3-2023, năm 2022 được đánh dấu bởi những sự kiện: Chiến tranh ở Ukraine; giá năng lượng cao và lạm phát gia tăng; nhiều vấn đề khác, đặc biệt là lượng khí thải carbon toàn cầu cũng ít hơn dự kiến.

Dấu hiệu tích cực về khí hậu được cho là nhờ sự phát triển ồ ạt năng lượng tái tạo trong năm 2022. IEA chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong sản xuất điện mặt trời và điện gió đã giúp giảm gần 465 triệu tấn (Mt) CO2 trong ngành điện.

Vai trò của công nghệ trong chuyển đổi năng lượng
Technip Energies là công ty hàng đầu thế giới về thiết kế và xây dựng các nhà máy sản xuất LNG

Bên cạnh đó, các công nghệ năng lượng sạch như xe điện và máy bơm nhiệt, cũng giúp giảm thêm 85 Mt CO2. IEA tuyên bố rằng, “nếu không nhờ việc thúc đẩy triển khai năng lượng sạch, mức tăng phát thải hằng năm liên quan đến năng lượng có thể sẽ tăng gấp 3 lần”.

Hơn nữa, cần lưu ý rằng, việc giảm phát thải cũng là hậu quả của suy thoái kinh tế. Việc cắt giảm sản xuất công nghiệp với cường độ năng lượng cao, chủ yếu ở Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Mỹ, đã góp phần giảm 155 Mt CO2.

Nhiều quốc gia đang “đặt cược” vào năng lượng sạch để thoát khỏi khủng hoảng. Chẳng hạn, Chính phủ Nam Phi mới đây đã đệ trình một chính sách phúc lợi mới về thuế, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo, trong bối cảnh Nam Phi đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Nam Phi đang trải qua tình trạng mất điện thường xuyên và có thể kéo dài 12 tiếng trong một số ngày. Nam Phi đã có kỷ lục 207 ngày mất điện vào năm 2022, so với năm 2021 chỉ có 75 ngày. Tình trạng này đang ngày càng dai dẳng và kéo dài hơn tại Nam Phi.

Dấu hiệu tích cực về khí hậu được cho là nhờ sự phát triển ồ ạt năng lượng tái tạo trong năm 2022. IEA chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong sản xuất điện mặt trời và điện gió đã giúp giảm gần 465 triệu tấn (Mt) CO2 trong ngành điện.
Tuần lễ năng lượng toàn cầu: Vật lộn để chuyển đổiTuần lễ năng lượng toàn cầu: Vật lộn để chuyển đổi
Bản tin Năng lượng xanh: Chuyển đổi năng lượng sang nền kinh tế ít carbon là thách thức lớn nhất mọi thời đạiBản tin Năng lượng xanh: Chuyển đổi năng lượng sang nền kinh tế ít carbon là thách thức lớn nhất mọi thời đại
Đức đặt cược lớn vào quá trình chuyển đổi năng lượngĐức đặt cược lớn vào quá trình chuyển đổi năng lượng
Chính sách chuyển đổi năng lượng của Nhật Bản có tác động như thế nào lên hợp đồng LNG?Chính sách chuyển đổi năng lượng của Nhật Bản có tác động như thế nào lên hợp đồng LNG?

S.Phương

DMCA.com Protection Status