Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Xây dựng bản đồ tướng

07:19 | 04/04/2023

9,306 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Bản đồ phân bố tướng địa chấn thể hiện đặc điểm môi trường trầm tích (vùng châu thổ, vùng thềm, vùng sườn, vùng đáy bồn trũng...), xác định hướng vận chuyển vật liệu dự báo, thành phần thạch học và tướng môi trường trầm tích. Đây là một trong những cơ sở để phân vùng triển vọng dầu khí.

Từ kết quả phân tích tướng địa chấn, cần tập hợp để xây dựng bản đồ phân bố tướng địa chấn, từ đó dự báo về sự phân bố tướng và môi trường trầm tích. Bảng tổng hợp các ký hiệu về mối quan hệ phản xạ ở nóc và đáy tập, dạng phản xạ trong tập được thể hiện trên hình 10.84. Trên mặt cắt địa chấn, với tập trầm tích đã được xác định, ở các vị trí khác nhau cần phân tích đặc điểm các yếu tố phản xạ ở ranh giới trên và dưới của tập, tố dạng tướng địa chấn ở trong tập. Để lập bản đồ tướng, ký hiệu A và B là quan hệ phản xạ ở ranh giới trên và dưới của tập, C là dạng phản xạ bên trong tập. Ký hiệu chung tại một vị trí là (A - B)/C.

Xây dựng bản đồ tướng
Hình 10.96 - Các ký hiệu thể hiện quan hệ phản xạ ở nóc, đáy tập và dạng phản xạ trong tập
Xây dựng bản đồ tướng
Hình 10.97 - Hình ảnh các ký hiệu thể hiện quan hệ phản xạ ở nóc, đáy tập và dạng phản xạ trong tập

Các đặc điểm phản xạ ở ranh giới trên của tập gồm bào mòn cắt xén (Te), chống nóc (Top), phù hợp (C). Đặc điểm phản xạ ở ranh giới dưới của tập gồm: tựa đáy (On), phủ đáy (Dwn), phù hợp (C). Dạng bên trong tập gồm: song song (P), phân kỳ (D), hỗn độn (C), dạng sóng (W), phân kỳ (D), phân kỳ gò đồi (DM), Ob (xiên chéo), sigma (Sig), không phản xạ (Rf), xếp ngói (Sh)...

Hình ảnh mối quan hệ phản xạ ở nóc và đáy tập, dạng phản xạ trong tập trên một tuyến địa chấn được nêu trên hình 10.97, trên đó tuyến địa chấn được chia thành 5 vùng có đặc điểm khác nhau.

Xây dựng bản đồ tướng
Hình 10.98 - Bản đồ phân bố tướng trầm tích - a. Bản đồ phân bố tuyến và các đặc điểm tướng địa chấn; b. Bản đồ phân bố tướng địa chấn; c. Bản đồ phân bố tướng trầm tích.

Để làm sáng tỏ vấn đề này có thể xét một thí dụ cụ thể trên hình 10.98. Giả sử xét 3 tuyến địa chấn A, B và C, trong đó tuyến B và C song song với nhau và cùng thẳng góc với tuyến A. Trên mỗi tuyến, ở các vị trí khác nhau đã biểu diễn đặc điểm quan hệ phản xạ ở nóc, đáy và tướng địa chấn bên trong tập cần xác định (hình 10.98a). Từ đó liên kết các vùng có cùng đặc điểm tướng để có bản đồ phân bố tướng địa chấn (hình 10.98b). Trên cơ sở tướng địa chấn có thể dự báo để chuyển sang bản đồ phân bố tướng trầm tích thể hiện sự chuyển tiếp từ môi trường lục địa ra rìa thềm, sườn dốc và bể trầm tích (hình 10.98c).

Các thí dụ khác về chuyển từ lát cắt sang bản đồ phân bố tướng địa chấn có liên quan đến biên độ và các loại carbonat được thể hiện trên hình 10.99 và 10.100. Hình 10.101 thể hiện bản đồ và hình thái cấu trúc trong không gian.

Xây dựng bản đồ tướng
Hình 10.99 - Lát cắt và bản đồ phân bố tướng địa chấn
Xây dựng bản đồ tướng
Hình 10.100 - Phân tích sự tồn tại carbonat trên mặt cắt địa chấn và chuyển sang bản đồ phân bố tướng carbonat thềm, rìa thềm và sườn
Xây dựng bản đồ tướng
Hình 10.101 - Thể hiện bản đồ và hình thái cấu trúc trong không gian

Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Minh giải địa tầng phân tập - Phần 3Minh giải địa tầng phân tập - Phần 3
Minh giải thời địa tầngMinh giải thời địa tầng
Tướng địa chấnTướng địa chấn
Minh giải tướng và môi trường trầm tíchMinh giải tướng và môi trường trầm tích

DMCA.com Protection Status