Giá dầu ngày 16/9 đồng loạt tăng mạnh, dầu Brent vượt mức 75,3 USD
Tính đến đầu giờ sáng ngày 16/9, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 đứng ở mức 72,22 USD/thùng, giảm 0,11 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 15/9, giá dầu WTI giao tháng 11/2021 đã tăng 1,55 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2021 đứng ở mức 75,33 USD/thùng, giảm 0,13 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng 1,29 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 15/9.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
![]() |
Giá dầu ngày 16/9 có xu hướng giảm nhẹ trong bối cảnh giới đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng đối với triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu, cũng như là bước nghỉ để kiểm chứng đối với các nhu cầu cung – cầu sau nhiều phiên tăng giá liên tiếp.
Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu hôm nay là khá khiêm tốn so với mức tăng đã được thiết lập trong phiên giao dịch trước đó.
Trong phiên giao dịch ngày 15/9, giá dầu thô tăng mạnh nhờ thông tin dự trữ dầu thô tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, giảm và các dự báo đều cho thấy nhu cầu dầu vẫn đang trên đà phục hồi mạnh.
Theo Viện Dầu khí Mỹ (API), dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 10/9 đã giảm 5,4 triệu thùng, mức giảm lớn hơn nhiều con số dự báo 3,5 triệu thùng được các nhà phân tích đưa ra trước đó.
Cũng theo API, dự trữ dầu, xăng và các sản phẩm chưng cất của Mỹ cũng giảm mạnh bởi tác động của bão Ida khiến nhiều nhà máy lọc dầu và hoạt động sản xuất dầu ở Vịnh Mexico bị gián đoạn. Trong khi các hoạt động dầu khí ở Vịnh Mexico vẫn chưa được khôi phục do bão Ida thì khu vực này tiếp tục phải hứng chịu tác động của bão Nicholas. Điều này đã làm gia tăng các lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung dầu thời gian tới.
Trước đó, trong báo cáo hàng tháng được phát đi ngày 13/9, OPEC dự báo nhu cầu dầu thô sẽ tăng trung bình 4,2 triệu thùng/ngày trong năm 2022, cao hơn 0,9 triệu thùng/ngày so với các dự báo trước đó, đưa nhu cầu dầu thô toàn cầu trung bình lên 100,83 triệu thùng/ngày vào năm 2022.
Ở diễn biến mới nhất, Cơ quan Năng lương quốc tế (IEA) cũng đưa ra những dự báo lạc quan về nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2021.
Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ đã giảm từ tháng 7 sau khi tăng trở lại trong tháng 6, trong đó thị trường Trung Quốc đứng đầu mức giảm, và nguyên nhân của tình trạng này là do dịch Covid-19 tái bùng phát tại nhiều quốc gia châu Á. Trong 3 tháng liên tiếp (7 - 9), nhu cầu dầu giảm trung bình khoảng 310.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên 1,6 triệu thùng/ngày vào tháng 10 và tiếp tục tăng cho đến cuối năm 2021 khi dịch Covid-19 có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều quốc gia tiếp tục nới lỏng các biện pháp nới lỏng hoặc mở cửa trở lại nền kinh tế.
Hà Lê
- Bản tin Năng lượng xanh: Pháp, Đức thử thách các khoản trợ cấp xanh của Mỹ và kế hoạch của EU
- BSR quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2023
- Phát huy sức trẻ, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh tại NMNĐ Thái Bình 2
- Công đoàn PV GAS phát động thi đua chào mừng Đại hội công đoàn các cấp, Đại hội IV Công đoàn Tổng công ty
- PVFCCo nhận bằng khen của UBND TP HCM
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 3/2: Nhập khẩu dầu thô vào châu Á đạt kỷ lục
- [PetroTimesMedia] Sứ mệnh ngành Dầu khí Việt Nam: Văn hóa con người Dầu khí
- Đảng bộ Cơ quan Tập đoàn tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng năm 2023
- Địa tầng
- [E-Magazine] Petrovietnam: Khát vọng chinh phục đỉnh cao mới
- Giá dầu lại có xu hướng giảm mạnh
- Phấn đấu vào Đảng không phải để “thăng quan, phát tài”
- Tin tức kinh tế ngày 2/2: Fed tăng lãi suất cơ bản lần thứ 8
- PV GAS ghi nhận hơn 15 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2022
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 2/2/2023
- PV GAS LPG đạt kết quả tích cực trong quý IV/2022, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường