Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Tăng vọt phiên cuối tuần, dầu thô vẫn có tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp

08:49 | 07/11/2021

5,071 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Nguồn cung dầu tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu hạ nhiệt trong bối cảnh các nền kinh tế tăng trưởng chậm lại khiến giá xăng dầu hôm nay ghi nhận tuần giao dịch giảm mạnh của dầu thô.

Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô tiếp tục có xu hướng giảm mạnh khi thị trường ghi nhận thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí ở châu Âu cũng được kỳ vọng sẽ được hạ nhiệt khi Nga đã có những thông điệp rõ ràng về việc sẽ tăng nguồn cung, qua đó góp phần hạ nhiệt nhu cầu dầu thô cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và khiến giá dầu đi xuống.

gia-dau-the-gioi-tiep-tuc-dat-dinh-moi
Ảnh minh hoạ
Giá vàng hôm nay 7/11 ghi nhận tuần tăng mạnh, chờ một chu kỳ bứt tốc mớiGiá vàng hôm nay 7/11 ghi nhận tuần tăng mạnh, chờ một chu kỳ bứt tốc mới

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 1/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 83,12 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 83,47 USD/thùng.

Một chút lo ngại về khả năng tăng sản lượng của OPEC+ đã khiến giá dầu ngày 2/11 quay đầu tăng mạnh.

Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của OPEC, vẫn tỏ thái độ cứng rắn về việc thực thi chính sách sản lượng của OPEC+, bất chấp sức ép từ Mỹ và các quốc gia tiêu thụ dầu dầu thô hàng đầu đối với OPEC+ để tăng sản lượng khai thác.

Theo Bloomberg, những quan ngại về việc giá dầu tăng cao có liên quan đến tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putun về khả năng giá dầu thô lên mức 100 USD/thùng.

Tính đến đầu giờ sáng ngày 2/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 84,09 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 84,72 USD/thùng.

Tuy nhiên, ngay trong phiên giao dịch ngày 3/11, khi thị trường ghi nhận loạt dữ liệu kinh tế tiêu cực từ Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, giá dầu thế giới đã quay đầu giảm mạnh.

Dữ liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý III/2021 đã giảm mạnh hơn dự kiến bởi các động lực dâng dần yếu đi, và đặc biệt là tình trạng thiếu hụt năng lượng đã tạo nhiều tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất. Cụ thể, GDP quý III/2021 của Trung Quốc chỉ đạt 4,9% so với cùng kỳ 2020, thấp hơn nhiều mức tăng 7,9% của quý II/2021.

Trước đó, nhằm giảm áp lực thiếu hụt năng lượng của nền kinh tế, Trung Quốc đã xả kho dự trữ xăng và dầu diesel.

Không chỉ ở Trung Quốc, tại Mỹ, hoạt động sản xuất của nền kinh tế số 1 thế giới cũng có dấu hiệu chậm lại. Theo dữ liệu được Viện Quản lý nguồn cung Mỹ công bố, chỉ số sản xuất (ISM) trong tháng 10 của nền kinh tế số 1 thế giới chỉ đạt 60,8%, thấp hơn so với mức 61,1% của tháng 9.

Áp lực giảm giá tiếp tục gia tăng khi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ tăng được phát đi. Cụ thể, theo thông tin được Edward Moya, chuyên gia phân tích cấp cao của công ty môi giới OANDA (Mỹ) đưa ra thì dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 3,6 triệu thùng trong tuần trước, theo Viện Xăng dầu Mỹ (API) và là tuần tăng thứ 6 liên.

Thị trường dầu thô xuất hiệu nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất dầu đang đẩy mạnh đầu tư để tăng sản lượng khai thác khi giá dầu thô treo ở mức cao. Tập đoàn Năng lượng BP (Anh) ngày 2/11 cho biết sẽ tăng đầu tư vào mảng dầu đá phiếu Mỹ lên 1,5 tỷ USD trong năm 2022, cao hơn nhiều con số 1 tỷ USD của năm 2021.

Tính đến đầu giờ sáng ngày 4/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 80,35 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 81,60 USD/thùng.

Đà giảm của giá dầu chỉ bị chặn lại khi OPEC+ bày tỏ quan điểm cứng rắn về chính sách sản lượng bất chấp sức ép từ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…

Sau cuộc họp của khối, OPEC+ tái khẳng định quyết định điều chỉnh tổng sản lượng khai tháng mỗi tháng thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 12/2021, bất chấp sức ép từ Mỹ và nhiều quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhằm hạ nhiệt giá dầu.

Kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao khi các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng mùa mua sắm ở các nước châu Âu và Mỹ cũng là tác nhân hỗ trợ giá dầu ngày 4/7 đi lên.

Phát biểu sau cuộc họp của OPEC+ ngày 4/11, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho biết OPEC+ không muốn tăng sản lượng nhanh hơn vì lo ngại sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ lại gặp trở ngại nếu Covid-19 tái bùng phát ở nhiều quốc gia.

Theo Bộ trưởng Abdulaziz, lượng dầu tồn kho trên toàn cầu sẽ tăng mạnh vào cuối năm 2021, đầu 2022 do nhu cầu tiêu thụ tăng chậm lại.

Nói về quyết định của OPEC+, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết OPEC và các nước đồng minh đang duy trì sự cân bằng của thị trường và vẫn cảnh giác với những thay đổi tiềm năng về nhu cầu.

Sản lượng khai thác của OPEC+ cũng không đạt được như kỳ vọng trong tháng 10/2021 và nó khiến những hoài nghi về việc thực thi chính sách sản lượng, đặc biệt khi sản lượng khai thác theo lộ trình sẽ được tăng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 11/2021.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 81,17 USD/thùng, tăng 2,36 USD/thùng trong phiên, trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 82,39 USD/thùng, tăng 1,85 USD/thùng.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.110 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 24.338 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.716 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 17.637 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.210 đồng/kg.

Với những diễn biến như trên, giá dầu ngày 7/11 ghi nhận kỳ vọng giá dầu thô tuần tới sẽ tăng mạnh nhờ các nhu cầu năng lượng cho việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, và đặc biệt là sưởi ấm ở châu Âu.

Hà Lê

Petrovietnam trao tặng và bàn giao 02 xe cứu thương phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho Tp. Hải PhòngPetrovietnam trao tặng và bàn giao 02 xe cứu thương phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho Tp. Hải Phòng
Petrovietnam trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Chợ RẫyPetrovietnam trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Chợ Rẫy
Petrovietnam trao tặng 2 xe cứu thương cho tỉnh Thái BìnhPetrovietnam trao tặng 2 xe cứu thương cho tỉnh Thái Bình
Áp dụng nhiều giải pháp quản trị và công nghệ, nâng cao thu hồi dầu, Petrovietnam đóng góp lớn cho ngân sách nhà nướcÁp dụng nhiều giải pháp quản trị và công nghệ, nâng cao thu hồi dầu, Petrovietnam đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước
Ký sự Ký sự "Hành trình Người đi tìm lửa": Tập 5- Vietsovpetro - Mệnh lệnh từ trái tim
Petrovietnam được sử dụng nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp để xử lý dự án chưa hiệu quảPetrovietnam được sử dụng nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp để xử lý dự án chưa hiệu quả
Petrovietnam trao tặng 2 xe cứu thương cho tỉnh Quảng NgãiPetrovietnam trao tặng 2 xe cứu thương cho tỉnh Quảng Ngãi
Tuổi trẻ PVEP Algeria: Vững tâm, bền chí giữ ngọn lửa Dầu khí luôn rực cháy trên sa mạc SaharaTuổi trẻ PVEP Algeria: Vững tâm, bền chí giữ ngọn lửa Dầu khí luôn rực cháy trên sa mạc Sahara
"Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả” góp phần tạo nên một tập thể PVNDB vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Thúc đẩy thực hiện tái tạo văn hóa Petrovietnam tại PV GASThúc đẩy thực hiện tái tạo văn hóa Petrovietnam tại PV GAS
Phát động cuộc thi video clip Phát động cuộc thi video clip "Petrovietnam trong tôi"

DMCA.com Protection Status