NMNĐ Sông Hậu 1: Sẵn sàng đốt lửa lò hơi Tổ máy 1 lần đầu

08:49 | 25/07/2020

42,629 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Ông Hồ Xuân Hiền, Trưởng Ban QLDA ĐLDK Sông Hậu 1 cho biết hiện tại, công tác chuẩn bị cho đốt lửa lò hơi số 1 lần đầu bằng dầu DO đã hoàn thành.
nmnd song hau 1 san sang dot lua lo hoi to may 1 lan dauNMNĐ Sông Hậu 1 đóng điện thành công MBA chính T1, sẵn sàng đốt lửa lò Tổ máy 1
nmnd song hau 1 san sang dot lua lo hoi to may 1 lan dauDự án NMNĐ Sông Hậu 1: Đóng điện thành công nhiều công trình quan trọng
nmnd song hau 1 san sang dot lua lo hoi to may 1 lan dauNMNĐ Sông Hậu 1: Hướng đến “nhà máy xanh”

Dự kiến vào sáng ngày 28/7 tới đây, dưới sự giám sát của Chủ đầu tư/Ban QLDA, sự điều hành của tổng thầu LILAMA và nhà thầu cung cấp thiết bị chính Doosan, công tác đốt lửa lò hơi Tổ máy số 1 sẽ chính thức được tiến hành.

Ông Hồ Xuân Hiền cho biết, cột mốc đốt lửa lò hơi lần đầu có ý nghĩa rất lớn trong tiến trình xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện. Đốt lửa lò hơi là mốc để Chủ đầu tư PVN, Tổng thầu LILAMA kiểm tra chất lượng thiết bị lò hơi và toàn bộ hệ thống phụ trợ đi kèm, bảo đảm các điều kiện kỹ thuật để để triển khai các bước tiếp theo.

Sau khi đánh lửa lần đầu thành công, quá trình đốt lửa bằng dầu cho lò hơi số 1 sẽ kéo dài trong vòng 3 tháng với mục đích thông thổi làm sạch các đường ống sinh hơi và dẫn hơi của lò, cân chỉnh các thiết bị phụ trợ (quạt gió lò, bơm cấp nước lò, hệ thống nước làm mát,…), sẵn sàng để hướng đến mốc hòa đồng bộ và kế hoạch đưa Tổ máy 1 NMNĐ Sông Hậu 1 đi vào vận hành thương mại trong năm tới.

nmnd song hau 1 san sang dot lua lo hoi to may 1 lan dau
Toàn cảnh dự án NMNĐ Sông Hậu 1

Được biết, hai công trình là Lò hơi Tổ máy số 1 và công trình Sân phân phối 500KV Trung tâm Điện lực Sông Hậu được Ban QLDA Sông Hậu 1 và Công đoàn Dầu khí Việt Nam đăng ký là công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sân phân phối 500KV là dự án thành phần thuộc NMNĐ Sông Hậu 1 do PVN làm chủ đầu tư, Vinaincon là Tổng thầu EPC. Công trình có tổng mức đầu tư là 449,52 tỉ đồng, ký hợp đồng EPC ngày 15/5/2017. Công trình đã hoàn thành, bàn giao cho Tổng Công ty Truyền tải 4 quản lý vận hành, đóng điện ngược ngày 13/7/2020.

NMNĐ Sông Hậu 1 là nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu than, thông số lò hơi siêu tới hạn và có tái sấy, công nghệ lò đốt than phun, với các chỉ tiêu cao về hiệu suất, tính sẵn sàng, độ ổn định, an toàn và đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường do áp dụng các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện đại như lọc bụi, giảm NOx, khử SOx và xử lý nước thải... Lượng than tiêu thụ cho nhà máy vào khoảng 3,5 triệu tấn/năm, dự kiến được nhập khẩu từ Úc và Inđônêxia.

Dự án NMNĐ Sông Hậu 1 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực điện của ngành Dầu khí Việt Nam định hướng đến năm 2030. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỉ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng.

Theo tiến độ đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 69/NQ-CP ngày 13/9/2019, NMNĐ Sông Hậu 1 sẽ hoàn thành Tổ máy số 1 vào Quý II/2021, Tổ máy số 2 vào Quý III/2021. Tính đến nay, tổng thể tiến độ lũy kế của dự án ước đạt 86%. Trong đó công tác thiết kế đạt 99,79%; mua sắm đạt 99,83%; xây dựng lắp đặt đạt 90,95%; chạy thử đạt 20,07%. Đảm bảo các điều kiện tiên quyết để hoàn thành dự án theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.

NMNĐ Sông Hậu 1 có công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng 115,2 ha. Dự án do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm Chủ đầu tư, Ban QLDA Điện lực Dầu Khí Sông Hậu 1 là đại diện Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm Tổng thầu EPC. Đây là một trong các dự án trọng điểm quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được phép áp dụng cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng các công trình điện cấp bách theo Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án có tổng mức đầu tư là 43.043 tỷ đồng (tương đương với 2,046 tỷ USD). Nguồn vốn của dự án với 30% vốn chủ sở hữu, 70% vốn vay tín dụng khẩu ECA và vay thương mại khác.

L.Trúc

[E-Magazine] Bí quyết vượt "khủng hoảng kép" của PVN
Chuyện vượt bão kép của Lọc hóa dầu Bình Sơn
Cải tổ, làm mới “con thuyền dầu khí”
[E-Magazine] PVCFC: Nền tảng vững từ việc bồi dưỡng con người và phát huy nội lực
Dầu khí - ngành điển hình về khó khăn và kịch tính
Truyền thông Dầu khí - Đồng bộ và hiệu quả
[E-Magazine] Đảng bộ Vietsovpetro: Đoàn kết, đồng tâm, sẵn sàng đối diện và vượt qua khó khăn
[E-Magazine] Đảng bộ PVFCCo nhiệm kỳ 2015-2020: Phát huy sức mạnh nội lực để thành công
[E-Magazine] Đảng bộ BSR: 5 năm – Dấu ấn một nhiệm kỳ
[E-magazine] PVN - Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ
[E-magazine] PVN - Tâm thế vượt "khủng hoảng kép"
[E-Magazine] PVN đối mặt với cơn đại khủng hoảng giá dầu thô
[E-magazine] Gia tăng trữ lượng dầu khí - Cần khai thông "điểm nghẽn"
[E-Magazine] Xăng dầu ở NMLD Dung Quất được sản xuất như thế nào?

DMCA.com Protection Status