Vinh dự và tự hào! 1

13:50 | 18/02/2012

306 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
– Trong giờ phút xúc động, cảm giác chung của các tác giả cụm Công trình vừa được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN đều là vinh dự và tự hào khi được cùng nhau đứng chung, theo đuổi chung một niềm đam mê nghiên cứu khoa học dưới mái nhà Dầu khí Việt Nam…

>> Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: KHCN là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước

>> Trang trọng Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học – Công nghệ năm 2010

Dù còn công tác hay đã nghỉ hưu, tuy nhiên những đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ khoa học làm công tác nghiên cứu trong ngành Dầu khí Việt Nam đều đặc biệt quý giá và rất đáng trân trọng.

TSKH Trương Minh (nguyên Viện phó Viện Dầu khí VN): “Tập thể Viện Dầu khí Việt Nam nghiên cứu Công trình Cấu trúc địa chất và phân bố dầu – khí trong tầng đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ trong Cụm công trình lớn của ngành. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam phát hiện dầu trong tầng đá móng. Trước đây, các Tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đều khoan đến tầng đá móng là dừng lại, bởi thuyết hữu cơ truyền thống thì trong tầng đá móng không thể có dầu. Sau khi chúng ta thành công, mọi việc đã thay đổi và với riêng mỏ Bạch Hổ, có đến 80% lượng dầu được khai thác từ tầng đá móng nứt nẻ.

TSKH Trương Minh trao đổi cùng PV Petrotimes bên lề Lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN năm 2010.

Việc phát hiện ra dầu khí ở tầng đá móng là một kết quả ngẫu nhiên nhưng cũng là kết quả tất nhiên cho những quyết định mạnh dạn vừa có tính khoa học vừa mang tính thực tiễn từ kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu khảo sát, tìm kiếm thăm dò của Vietsovpetro. Mở ra hướng mới vô cùng quan trọng trong công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở bể Cửu Long nói riêng và ở thềm lục địa Việt Nam nói chung. Đồng thời, đó cũng là yếu tố thu hút các công ty dầu khí thế giới ồ ạt đầu tư trở lại và thúc đẩy công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam”.

TS Boiko V.I (Liên doanh Vietsovpetro): “Trong thời khắc đáng nhớ này, tôi không biết gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành nhất, từ tận trái tim đến Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, đến lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam qua các thời kỳ và hơn hết là đến những người đồng đội, đồng chí đang ngày đêm cùng tôi sát cánh ở Liên doanh Vietsovpetro. Khi đón nhận Giải thưởng từ tay đồng chí Đinh Thế Huynh, tôi rất xúc động. Tuổi trẻ nhiệt huyết của tôi cùng Ivanov A.N, Vershovski V.G đã trải qua trên những giàn khoan ngoài khơi miền Nam Việt nam. Chúng tôi học tập, rồi trưởng thành từ Liên doanh này, từ những tháng ngày nghiên cứu, tìm tòi cùng các đồng nghiệp Việt Nam thông minh, luôn lạc quan, yêu đời.

TS Boiko V.I nhận Giải thưởng từ đồng chí Đinh Thế Huynh - UVBCT, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định, dầu khí chính là cầu nối, thể hiện rõ nét tình bạn, tình đồng chí dài lâu, bền chặt nhất giữa hai nước Việt-Nga. Tôi tự hào mình có cơ hội được đóng góp một phần nhỏ bẻ vào cụm công trình có ý nghĩa đặc biệt với công nghiệp dầu khí thế giới hiện đại.

TS Nguyễn Văn Minh (Hàm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Tập đoàn): “Đây là một trong những bước đột phá về công nghiệp dầu khí, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Trước đây, trên thế giới chưa có lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu phát hiện dầu ở tầng đá móng. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, các tác giả gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt thách thức của người đi tiên phong. Tuy nhiên mọi việc rồi cũng qua đi, cụm công trình thành công rực rỡ và việc được Nhà nước trao tăng Giải thưởng Hồ Chí Minh ngày hôm nay chính là minh chứng hùng hồn nhất cho những khó khăn không biết mệt mỏi ngày đó”.

TS Nguyễn Văn Minh (trái) nhận Giải thưởng từ Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân

TSKH Vũ Ngọc An (Liên doanh Vietsovpetro): “Với tất cả sự khiêm tốn chúng ta vẫn phải nói rằng đây là một phát hiện cực kỳ to lớn và làm thay đổi khoa học về dầu khí. Vì chưa từng có tiền lệ trên thế giới nên khi phát hiện ra, chúng ta phải tự thay đổi, sáng tạo ra rất nhiều kỹ thuật, công nghệ mới để đồng hành với phát hiện này. Như một làm sóng lan tỏa, phát hiện này đẩy mạnh thêm quá trình sáng tạo, nghiên cứu khoa học của những người lao động trong ngành Dầu khí”.

TSKH Vũ Ngọc An

Danh sách các tác giả của cụm công trình "Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoid trước Đệ Tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam” được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh1. TSKH Phùng Đình Thực

2. TS danh dự Ngô Thường San

3. TS Địa chất khoáng vật học Trần Ngọc Cảnh

4. TSKH Trần Lê Đông

5. TS Địa chất khoáng vật học E.G. Aresev

6. PGS.TS Địa chất khoáng vật học Hoàng Văn Quý

7. TSKH Trương Minh

8. GS.TSKH Iu.P. Gattenberg

9. Kỹ sư Phùng Đắc Hải

10. TS Địa chất khoáng vật học G.N. Belianhin

11. Kỹ sư Trương Công Tài

12. TSKH kỹ thuật G.G. Vakhitov

13. Kỹ sư Iu.S. Oxredko

14. TS Cao Mỹ Lợi

15. Kỹ sư V.P. Semivolos

16. TSKH kỹ thuật V.I. Boiko

17. TSKh Lâm Quang Chiến

18. TS kinh tế Lê Minh Tuân

19. Kỹ sư Trần Văn Hồi

20. Kỹ sư Nguyễn Quyết Thắng

21. Kỹ sư Nguyễn Văn Đức

22. Kỹ sư Phạm Xuân Sơn

23. TS Địa chất khoáng vật học V.G. Vershovski

24. Kỹ sư V.P. Prechuc

25. TS A.N. Ivanov

26. TS Địa chất khoáng vật học V.K. Utoplenhikov

27. TSKH kỹ thuật V.Iu. Vakhisev

28. TS Địa chất khoáng vật học Ph.A. Kireev

29. TSKH Hoàng Đình Tiến

30. TS Hoàng Hồng Lĩnh

31. TS Tống Cảnh Sơn

32. TSKH Trần Xuân Đào

33. TS Trần Đức Lân

34. TS Trịnh Xuân Cường

35. TS Mai Văn Dư

36. PGS.TS Nguyễn Trọng Tín

37. TS Nguyễn Hữu Trung

38. TS Nguyễn Văn Minh

39. TS Hà Văn Bích

40. Kỹ sư Lê Việt Hải

41. TS Dương Danh Lam

42. Kỹ sư Trần Hồng Phong

43. Kỹ sư Nguyễn Văn Đắc

44. TS Vũ Thiện Lương

45. Kỹ sư Nguyễn Như Ý

46. TSKH Vũ Ngọc An

47. Kỹ sư Dương Hiền Lương

48. TS Nguyễn Thúc Kháng

49. TS Phạm Anh Tuấn

Nhóm PV Petrotimes

DMCA.com Protection Status