Nhà bản quyền Toyo chứng nhận thành tích sáng tạo của Phân Bón Cà Mau

21:19 | 19/04/2022

5,287 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã thành công trong việc sửa chữa, cải tạo hệ thống tạo hạt xưởng Ure vận hành tối đa công suất, được Nhà bản quyền Toyo (Nhật Bản) trao chứng nhận thành tích vào ngày 31/03/2022 vừa qua.

Thành lập vào năm 2011, Nhà máy Đạm Cà Mau có công suất thiết kế từ 800.000 tấn mỗi năm. Trong quá trình vận hành hơn 10 năm liên tục không tránh khỏi hao mòn máy móc hoặc sự cố ngoài ý muốn. Tuy nhiên, với năng lực quản trị rủi ro cao, sự cẩn trọng tối đa, tập thể PVCFC đã nhanh chóng khắc phục các sự cố bất ngờ, duy trì nhà máy hoạt động xuyên suốt và an toàn trong suốt những năm qua.

Biến khó khăn thành bệ phóng

Một trong những thách thức lớn với đội ngũ PVCFC là khắc phục tính phức tạp để tiến đến làm chủ công nghệ Toyo tạo hạt tầng sôi thuộc hệ thống tạo hạt xưởng Ure. Từ những bỡ ngỡ và thất bại ban đầu, PVCFC đã lập kỷ lục đưa thiết bị vào vận hành ổn định công suất 2.650 tấn/ngày ở tải cao 112%. Không những vậy, thành tích này kéo dài liên tục trong chu kỳ từ ngày 07/02 đến 23/03/2022 đã tạo lợi ích rất lớn cho PVCFC, cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và trở thành niềm tự hào mạnh mẽ của tập thể người lao động.

Nhà bản quyền Toyo chứng nhận thành tích sáng tạo của Phân Bón Cà Mau
PVCFC đã lập kỷ lục đưa thiết bị vào vận hành ổn định công suất 2.650 tấn/ngày ở tải cao 112%.

Công nghệ này ra đời cuối thập niên 1970 từ Nhà bản quyền Toyo hàng đầu Nhật Bản. Tiếp nhận vận hành từ năm 2012, đội ngũ PVCFC bước đầu vướng phải một số bất cập do đặc trưng khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thành phẩm. Hạt ure chưa đạt yêu cầu như thiết kế và hệ thống sinh ra bụi nhiều. Đặc biệt chu kỳ vận hành liên tục của cụm tạo hạt rất ngắn, chỉ từ 07 – 10 ngày (thấp rất nhiều so với mục tiêu 30 ngày thiết kế).

Thời gian dừng hệ thống tạo hạt để tiến hành thực hiện rửa thiết bị mất từ 06 đến 08 giờ. Việc này gây bất lợi đến sản lượng cũng như phải tiêu hao nguồn năng lượng rất lớn. Kể cả vừa khởi động đã phải lập tức dừng lại để vệ sinh đòi hỏi huy động rất nhiều nhân sự và tiêu tốn thời gian. Áp lực liên tiếp và cao trào khiến đội ngũ kỹ sư PVCFC không khỏi đôi lần mệt mỏi và thất vọng. Thế nhưng, như bao lần trước khó khăn, tinh thần Người dầu khí càng phát huy mạnh mẽ, là kim chỉ nam cho từng cá nhân ra sức nỗ lực vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.

Nhà bản quyền Toyo chứng nhận thành tích sáng tạo của Phân Bón Cà Mau
Chu kỳ vệ sinh tạo hạt xưởng Ure được cải thiện liên tục trong 10 năm qua.

Sự cầu tiến, lòng yêu nghề và tư duy tích cực, cùng sự đồng hành khích lệ của Ban lãnh đạo, những “người hùng” PVCFC đã làm nên thắng lợi vẻ vang.

Tại PVCFC đã có đến hàng chục phát kiến lớn nhỏ liên tục từ năm 2012 đến 2020, trong đó có 03 sáng kiến cấp Tập đoàn, tập trung khắc phục tình trạng của các điểm nghẽn và chất lượng hạt Ure. Cụ thể, giải pháp cải tạo đường hút chân không của thiết bị S06104 giúp duy trì hệ thống chân không vận hành ổn định hơn, dịch Ure sau khi cô đặc được đưa về đúng với giá trị thiết kế.

Thành công nối tiếp thành công, giải pháp thay kích thước lưới sàng rung từ 4,75mm xuống 4,5mm và 3,0mm lên 3,3mm giúp tăng lượng mầm quay về, đồng thời giúp tăng sự đồng đều của hạt sản phẩm. Một “chiến tích” nổi bật khác phải nhắc đến nữa chính là cải tạo 03 vòi phun số 2, 3 và 9 từ dạng chữ U thành chữ I. Thành quả này được khen thưởng cấp Tập đoàn năm 2015 khi mang lại sự linh động trong công tác tăng hoặc giảm tải cụm hạt theo yêu cầu thực tế.

Kỷ lục cho nỗ lực và đam mê

Đối với chu kỳ vệ sinh tạo hạt xưởng Ure, đội ngũ PVCFC đã ngày đêm nghiên cứu, không ngại thất bại qua hàng trăm lần điều chỉnh, đã được cải thiện liên tục trong 10 năm qua. Cuối cùng, chông gai cho quả ngọt, tất cả các thông số kỹ thuật - thời gian vận hành đều đạt điều chỉnh như đội ngũ mong muốn.

Nhà bản quyền Toyo chứng nhận thành tích sáng tạo của Phân Bón Cà Mau

Từ khởi điểm năm 2012 duy trì vận hành 07 - 14 ngày, thời gian đã dần tối ưu hơn như năm 2015 là 14 - 21 ngày, đến 2020 tăng 18 - 35 ngày. Thời gian vệ sinh từ 08 giờ (tải 100%) cũng giảm còn 06 giờ (tải 111%). Đặc biệt tháng 3 vừa qua, cột mốc 45 ngày vận hành liên tục đã tạo ấn tượng, chinh phục sự hài lòng của các chuyên gia Nhật Bản. Phân Bón Cà Mau mang về chứng nhận kỷ lục trong số các nhà máy khu vực nhiệt đới sử dụng công nghệ tạo hạt tầng sôi của Toyo.

Cùng với nhiều đơn vị uy tín khác, việc Nhà bản quyền Toyo Engineering Corp. (TEC) hàng đầu Nhật Bản trao chứng nhận một lần nữa khẳng định năng lực, trình độ của đội ngũ kỹ sư PVCFC ngày càng lớn mạnh theo thời gian.

Nhà bản quyền Toyo chứng nhận thành tích sáng tạo của Phân Bón Cà Mau

Hơn một thập kỷ vượt gian khó để trưởng thành hơn, Phân Bón Cà Mau hôm nay đã khẳng định được vị thế của một thương hiệu chất lượng cũng như bản sắc văn hóa sáng tạo, đổi mới. Giải thưởng là niềm vui lớn nhưng trên hết PVCFC càng tự hào về truyền thống “luôn luôn suy nghĩ, luôn luôn hành động, luôn luôn cải tiến” đã theo tập thể trong suốt hơn 11 năm qua, tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm cho Công ty, làm lợi cho Tập đoàn và góp phần vào xây dựng phát triển đất nước./.

NPK Cà Mau: Nỗ lực đồng hành cùng nông dân Việt NamNPK Cà Mau: Nỗ lực đồng hành cùng nông dân Việt Nam
Chọn phân bón nào để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững?Chọn phân bón nào để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững?
Tập thể Phân bón Cà Mau cùng vun đắp Văn hóa PVCFCTập thể Phân bón Cà Mau cùng vun đắp Văn hóa PVCFC
Chuyển đổi số ở PVCFC: Tiên phong, hiệu quảChuyển đổi số ở PVCFC: Tiên phong, hiệu quả
Dấu ấn quản trị ở PVCFCDấu ấn quản trị ở PVCFC
Phân bón Cà Mau kỷ niệm 11 năm thành lập: Thích ứng linh hoạt - Đổi mới sáng tạoPhân bón Cà Mau kỷ niệm 11 năm thành lập: Thích ứng linh hoạt - Đổi mới sáng tạo

Lâm Anh

DMCA.com Protection Status