Phân tích nguyên nhân khiến dầu và khí đốt mất giá

05:55 | 01/09/2022

6,968 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Giá dầu đã giảm bởi lo ngại suy thoái kinh tế và một đợt phong tỏa chống dịch mới ở Trung Quốc. Đồng thời, giá dầu thô tiếp tục lao dốc khi châu Âu chuẩn bị cho việc Nga cắt nguồn cung khí đốt.
Phân tích nguyên nhân khiến dầu và khí đốt mất giá

Giá dầu giảm vào phiên sáng thứ ba (31/8. Giá dầu thô Mỹ (WTI) giảm 41 US cent, tương đương 0,6%, xuống 68,80 USD/thùng.

Giá dầu thô Brent giao tháng 10, dự kiến hết hạn vào thứ Ba, giảm 46 US cent, tương đương 0,6%, ở mức 72,95 USD/thùng, sau khi tăng gần 1% vào thứ Hai. Hợp đồng tháng 11 giảm 42 US cent, tương đương 0,6% xuống 71,81 USD/thùng.

Nhà phân tích Tamas Varga thuộc công ty kinh doanh dầu khí PVM Energy (Anh) cho biết: “Đây là một kịch bản quen thuộc: suy thoái kinh tế dẫn đến nguồn cung giảm; nhu cầu giảm dẫn đến sản xuất giảm”.

Hội nghị các ngân hàng trung ương tổ chức vào 26/8 ở Jackson Hole “đã xác nhận nỗi sợ hãi về viễn cảnh kinh tế ảm đạm bởi lạm phát”.

Cùng lúc này, có gần 4 triệu người dân thuộc tỉnh lân cận Bắc Kinh đang chịu phong tỏa chống dịch. Hiện các nhà chức trách đang cố gắng kiểm soát dịch trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.

Trung Quốc tiếp tục áp dụng một chính sách dịch tễ nghiêm ngặt, gây sức nặng lên nhu cầu vàng đen.

Trên thị trường khí đốt tự nhiên, giá khí đốt đang được giao dịch ở mức 259,405 euro/MWh theo chuẩn giá TTF của Hà Lan. Như vậy, khí đốt tiếp tục giảm và rời xa mức đỉnh đạt được từ lúc xảy ra chiến tranh Nga-Ukraine.

Vào hôm 30/8, công ty năng lượng Engie (Pháp) cho biết gã khổng lồ khí đốt Gazprom (Nga) đã giảm thêm sản lượng khí, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung cho mùa đông.

Tuy nhiên, kho dự trữ khí đốt của các quốc gia châu Âu lớn như Pháp hoặc Đức dường như đã được lấp đầy.

Các nhà phân tích tại ngân hàng Commerzbank bình luận: “Có vẻ Đức đã có thành công đáng kể trong việc giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, nhờ chiến lược giảm tiêu thụ năng lượng và tìm kiếm các nhà cung cấp khác”.

Theo lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz, đất nước hiện đang ở “một vị thế tốt hơn” để đối mặt với “các mối đe dọa” từ Nga, đặc biệt là với vấn đề khủng hoảng khí đốt trong giai đoạn chiến tranh Nga-Ukraine.

Theo Cơ quan Kiểm kê Kho trữ Khí đốt châu Âu (Aggregated Gas Storage Inventory – AGSI), tính đến ngày 25/8, kho dự trữ khí đốt mùa đông của Pháp đã được lấp đầy lên mức 90,06%. Như vậy, Pháp đang trên đà đạt được mục tiêu đề ra là đạt 100% trước tháng 11/2022.

Theo ngân hàng Commerzbank, việc gián đoạn giao hàng khí đốt qua Nord Stream 1 kể từ ngày 31/8 sẽ không gây ra “vấn đề lớn”, với điều kiện “việc giao khí đốt sau bảo trì sẽ tiếp tục ở mức như trong những tuần gần đây”.

Ả Rập Xê-út dự kiến ​​giảm giá dầu sang châu ÁẢ Rập Xê-út dự kiến ​​giảm giá dầu sang châu Á
Giá dầu tăng do triển vọng OPEC + cắt giảm nguồn cungGiá dầu tăng do triển vọng OPEC + cắt giảm nguồn cung
Equinor lãi lớn nhờ giá dầu và khí đốt tăng caoEquinor lãi lớn nhờ giá dầu và khí đốt tăng cao

Ngọc Duyên

AFP

DMCA.com Protection Status