Giá dầu hôm nay 30/1/2022: Thị trường xác lập mức đỉnh 8 năm

15:51 | 30/01/2022

7,531 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Triển vọng nhu cầu tích cực nhờ các dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế, trong khi nguồn cung bị thắt chặt đã tạo hiệu ứng kép giúp giá dầu hôm nay khép tuần giao dịch ở mức cao nhất 8 năm.

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 24/1 với xu hướng tăng mạnh trước lo ngại nguồn cung bị gián đoạn bởi tình hình căng thẳng ở Đông Âu và Trung Đông.

Căng thẳng Nga – Ukraine vẫn tiếp tục leo thang và chưa có dấu hiệu dừng lại có thể kéo theo các biện pháp mạnh nhằm vào các hoạt động kinh tế, trong đó có việc cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu. Theo giới phân tích, điều này nếu xảy ra sẽ là một “quả bom” kích nổ giá dầu và giá khí đốt bởi các nhu cầu tiêu dùng ở châu Âu chuẩn bị bước vào một đợt cao điểm mới, tiếp sau mùa đông lạnh giá.

Những bất ổn ở khu vực Trung Đông thời gian gần đây cũng đang đe doạ làm gián đoạn các nguồn cung lớn trong khu vực này.

OPEC+ vẫn đang duy trì chính sách tăng sản lượng mỗi tháng 400.000 thùng/ngày nhưng có một thực tế là rất nhiều nước thành viên của tổ chức này đã không đủ năng lực để đáp ứng các mức sản lượng được phân bổ. Liên tiếp nhiều tháng nay, mức tăng sản lượng của OPEC+ mỗi tháng đều không đạt được như con số đã thoả thuận.

Giá dầu được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
Ảnh minh hoạ
Giá vàng hôm nay 30/1/2022 ghi nhận tuần lao dốc mạnh, dự báo tuần mới khó khănGiá vàng hôm nay 30/1/2022 ghi nhận tuần lao dốc mạnh, dự báo tuần mới khó khăn

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 24/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 85,82 USD/thùng, tăng 0,68 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 88,60 USD/thùng, tăng 0,71 USD/thùng trong phiên.

Một chút lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu khi giá khí đốt tại châu Âu giảm mạnh khiến giá dầu thô cuối phiên giao dịch ngày 24/1 đi xuống. Nhưng xu hướng này chỉ diễn ra trong ngắn hạn khi ngay trong phiên giao dịch sau đó, áp lực nguồn cung bị thắt chặt khi UAE tiếp tục bị tấn công bằng tên lửa.

Và khi những đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Mỹ được đưa ra và dữ liệu GDP quý IV/2021 của nước này tăng vượt dự báo, giá dầu thô đã bật tăng mạnh, vượt ngưỡng 90 USD/thùng, mức cao nhất trong 8 năm trở lại đây.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách ngày 26/1, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng, các lĩnh vực bị ảnh hưởng bất lợi nhất bởi đại dịch COVID-19 đã được cải thiện trong những tháng gần đây song lại đang phải đối mặt với các đợt dịch mới. Trong khi đó, việc làm đã tăng ổn định trong những tháng gần đây và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm đáng kể.

Fed cũng đặc biệt lưu ý triển vọng kinh tế Mỹ vẫn đang phụ thuộc lớn vào diễn biến của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, những tiến bộ về tiêm chủng và sự nới lỏng hạn chế nguồn cung dự kiến sẽ hỗ trợ các hoạt động kinh tế, việc làm cũng như hạ nhiệt lạm phát.

Những lo ngại về một củng hoảng thiếu hụt nguồn cung năng lượng đang ngày một lớn và nó đang khiến giá dầu leo thang. Theo Phó chủ tịch cấp cao của Bộ phận phân tích của Rystad, ông Claudio Galimberti, thì tổ chức duy nhất có thể thay đổi cục diện hiện nay là OPEC.

Theo dữ liệu vừa được công bố, GDP quý IV/2021 của nước này đã đạt mức 6,9%, cao hơn nhiều con số kỳ vọng 5,5%. Dữ liệu về thị trường việc làm của Mỹ cũng tiếp tục được cải thiện.

Còn theo Bộ Thương mại Mỹ ngày 27/1 đã phát đi thông tin cho biết, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này năm 2021 là 5,7%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1984. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 6,5%, cao nhất trong 40 năm. Và tính cả năm 2021, lạm phát Mỹ đứng ở mức 3,9%, Nếu không tính các mặt hàng thực phẩm dễ dao động và năng lượng lượng thì PCE lõi của Mỹ tăng 3,3% năm 2021.

Tại châu Âu, sau thời gian dài áp dụng các biện pháp đi lại, một số nước châu Âu, trong đó có Anh, đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 87,29 USD/thùng, tăng 0,68 USD/thùng trong phiên; trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 90,68 USD/thùng, tăng 1,34 USD/thùng trong phiên.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay ghi nhận giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.595 đồng/lít; giá xng RON95 không cao hơn 24.360 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.903 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 17.793 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.993 đồng/kg.

Với những diễn biến như trên, giá dầu ngày 30/1 ghi nhận kỳ vọng tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt khi các nhu cầu tiêu thụ năng lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia tăng nhờ việc gỡ bỏ các quy định phòng chống dịch, hạn chế đi lại của các nước được thực hiện.

Ngoài ra, sự hoài nghi về năng lực gia tăng sản lượng của OPEC+ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu đi lên.

Hà Lê

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn ổn định hoạt độngNhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn ổn định hoạt động
[PetrotimesTV] Petrovietnam: Vắc-xin để trụ vững và phát triển[PetrotimesTV] Petrovietnam: Vắc-xin để trụ vững và phát triển
Thư chúc mừng năm mới của Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt NamThư chúc mừng năm mới của Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Xuân ấm nghĩa tình Dầu khíXuân ấm nghĩa tình Dầu khí
Petrovietnam: Thành lập bộ phận chuyên trách Chuyển đổi số và hoàn thành triển khai các giải pháp số nền tảng (ERP, CSDL E&P) trong năm 2022Petrovietnam: Thành lập bộ phận chuyên trách Chuyển đổi số và hoàn thành triển khai các giải pháp số nền tảng (ERP, CSDL E&P) trong năm 2022
Dự báo tình hình kinh tế và thị trường, công tác quản trị trong Tập đoàn năm 2022Dự báo tình hình kinh tế và thị trường, công tác quản trị trong Tập đoàn năm 2022

DMCA.com Protection Status