Giá xăng dầu hôm nay 17/10: Dầu thô bất ngờ tăng giá

06:47 | 17/10/2022

4,699 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Kỳ vọng nguồn cung thắt chặt và đồng USD yếu hơn đã hỗ trợ giá dầu hôm nay quay đâu đi lên, bất chấp lo ngại suy thoái kinh tế sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu.
Giá xăng dầu hôm nay 17/10: Dầu thô bất ngờ tăng giá
Ảnh mình hoạ
Giá vàng hôm nay 17/10 tăng nhẹGiá vàng hôm nay 17/10 tăng nhẹ
Tin tức kinh tế ngày 16/10: Petrolimex kiến nghị giảm số lượng đầu mối, phân phối xăng dầuTin tức kinh tế ngày 16/10: Petrolimex kiến nghị giảm số lượng đầu mối, phân phối xăng dầu
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 16/10/2022Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 16/10/2022

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 17/10/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 85,14 USD/thùng, tăng 0,49 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 92,24 USD/thùng, tăng 0,61 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu hôm nay có xu hướng đi lên trong bối cảnh thị trường lo ngại nguồn cung dầu thô bị thắt chặt hơn nữa khi các lệnh cấm vận của EU và G7 đối với dầu thô Nga sẽ có hiệu lực vào tháng 12 tới.

Theo các dự liệu vừa được công bố, sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 9/2022 đã giảm 4% do nhu cầu từ châu Âu đã giảm tới 394.000 thùng/ngày.

Trước đó, OPEC+ cũng quyết định cắt giảm mạnh sản lượng kể từ tháng 11/2022. Ước tính, với quyết định này, sản lượng của OPEC+ sẽ giảm khoảng hơn 1 triệu thùng/ngày sau khi đã trừ đi mức thâm hụt so với hạn ngạch được đặt ra.

Đồng USD yếu hơn cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu ngày 17/10 đi lên.

Mặc dù vậy, giá dầu thô vẫn đang chịu áp lực giảm giá lớn bởi lo ngại suy thoái kinh tế và dịch Covid-19 tái bùng phát tại nhiều nền kinh tế.

Ngày 11/10, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) David Malpass và Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm đã cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu ngày càng tăng và cho biết lạm phát vẫn là một vấn đề tiếp diễn.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất được đưa ra tại cuộc họp thường niên, IMF cho rằng, tăng trưởng trong năm 2023 sẽ giảm xuống mức 2,7% so với mức dự báo 2,9% hồi tháng 7 vừa qua. Cuộc xung đột Nga – Ukraine chưa hồi kết, giá năng lượng và lương thực cao, tình trạng lạm phát và lãi suất cao là những nguyên nhân chính được IMF chỉ ra khiến kinh tế thế giới đối mặt với nguy cơ gia tăng rơi vào suy thoái trong năm tới.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2023 sẽ chỉ ở mức 1%; khu vực đồng tiền Euro là 0,5% và Trung Quốc là 4,4%.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây đã cảnh báo quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thể đẩy kinh tế toàn cầu sớm rơi vào suy thoái. IEA cũng hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2022 xuống 1,9 triệu thùng/ngày và năm 2022 xuống 1,7 triệu thùng/ngày.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5RON92 không cao hơn 21.292 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 22.007 đồng/lít; giá dầu điêzen 0.05S không cao hơn 24.187 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 22.820 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.094 đồng/kg.

Hà Lê

Dầu mỏ, Mỹ hay Nga: Saudi Arabia thực sự đứng về phía ai?Dầu mỏ, Mỹ hay Nga: Saudi Arabia thực sự đứng về phía ai?
Nguồn thu từ dầu thô của Nga sụt xuống thấp nhất nămNguồn thu từ dầu thô của Nga sụt xuống thấp nhất năm
Hồ sơ: Xung quanh việc TotalEnergies bị cáo buộc không tuân thủ lệnh trừng phạtHồ sơ: Xung quanh việc TotalEnergies bị cáo buộc không tuân thủ lệnh trừng phạt
Tổng thống Putin lý giải chưa thể đàm phán hòa bình với UkraineTổng thống Putin lý giải chưa thể đàm phán hòa bình với Ukraine
Nga nêu cách cấp thêm khí đốt cho EU giữa Nga nêu cách cấp thêm khí đốt cho EU giữa "cơn khát" năng lượng
Dầu giảm do đồng đô la mạnh lên, lo lắng về suy thoái và thái độ cứng rắn của FedDầu giảm do đồng đô la mạnh lên, lo lắng về suy thoái và thái độ cứng rắn của Fed
Mỹ liệu có trừng phạt Ả Rập Xê-út sau quyết định mạnh tay của OPEC+Mỹ liệu có trừng phạt Ả Rập Xê-út sau quyết định mạnh tay của OPEC+

DMCA.com Protection Status