Giá xăng dầu hôm nay 7/8: Dầu thô ghi nhận tuần lao dốc mạnh

06:00 | 07/08/2022

10,832 lượt xem
|
(PetroTimes) - Lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu yếu trong bối cảnh nhiều chỉ báo về tình trạng suy thoái kinh tế được chỉ ra, cộng với nguồn cung dầu được cải thiện khiến giá dầu hôm nay ghi nhận tuần giảm giá mạnh của dầu thô.
EU âm thầm nới lỏng các biện pháp trừng phạt NgaEU âm thầm nới lỏng các biện pháp trừng phạt Nga
Giá dầu ở gần mức thấp nhất trong mấy tháng qua do lo ngại suy thoáiGiá dầu ở gần mức thấp nhất trong mấy tháng qua do lo ngại suy thoái
Giá xăng dầu hôm nay 7/8: Dầu thô ghi nhận tuần lao dốc mạnh
Ảnh minh hoạ

Sau tuần tăng giá mạnh, giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 1/8 với diễn biến tiêu cực khi thông tin về việc GDP quý II/2022 của Mỹ ghi nhận mức giảm 0,9%, đánh dấu quý giảm thứ 2 liên tiếp sau khi đã giảm 1,6% trong 3 tháng đầu năm 2022. Giới đầu tư lo ngại dữ liệu kinh tế này sẽ là sự khởi đầu cho chu kỳ tồi tệ mới của kinh tế toàn cầu, qua đó sẽ đẩy nhu cầu năng lượng sụt giảm mạnh, trong đó có dầu thô.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 1/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 96,00 USD/thùng, giảm 0,75 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 103,19 USD/thùng, giảm 0,78 USD/thùng trong phiên.

Xu hướng giảm giá của dầu thô tiếp tục kéo dài trong các phiên giao dịch tiếp theo khi các dữ liệu về sản xuất tại hầu hết các nền kinh tế đều cho thấy các nhà máy, xí nghiệp đều đang phải vật lộn để phục hồi, và sẽ lại phải đối diện với thách thức mới khi nhu cầu tiêu dùng giảm do lạm phát.

Theo dữ liệu vừa được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của nước này trong tháng 7/2022 chỉ đạt 49 điểm, thấp hơn mức 50,2 điểm của tháng 6. Chỉ số PMI dưới 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất bị thu hẹp.

Tại châu âu, theo dữ liệu từ S&P Global, PMI của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã giảm từ 52,1 của tháng 6 xuống còn 49,8 vào tháng 7, ghi nhận lần đầu tiên từ tháng 6/2022 chỉ số PMI của khối xuống dưới 50 điểm.

Trước đó, GDP quý II/2022 của Mỹ cũng được ghi nhận giảm 0,9% và là quý giảm thứ 2 liên tiếp sau khi lao dốc 1,6% trong 3 tháng đầu năm 2022.

Trao đổi với báo chí, ông Edward Moya - nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở ở Mỹ cho rằng: Giá dầu thô lao dốc sau thông tin về hoạt động yếu kém của các nhà máy trên toàn cầu. Điều này cho thấy kinh tế toàn cầu đang cận kề một cuộc suy thoái. Cùng với đó, giới đầu tư cũng kỳ vọng sản lượng dầu sẽ tăng lên sau khi những tập đoàn dầu khí lớn báo cáo lợi nhuận kỷ lục trong quý II.

Nhu cầu tiêu thụ dầu đang có chiều hướng đi xuống nhưng ở hướng ngược lại, nguồn cung dầu thô lại đang có nhiều dấu hiệu tích cực.

Kết thúc cuộc họp ngày 3/8, OPEC+ đã thống nhất sẽ tăng sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày trong tháng 9/2022. Con số này thấp hơn rất nhiều so với con số mục tiêu 600.000 thùng/ngày được OPEC+ đặt ra cho tháng 7 và 8/2022.

Ở diễn biến khác, Phương Tây được cho là đang tìm cách để “nới lỏng” các lệnh trừng phạt đối với Nga, trong đó có cả các lệnh cấm vấn liên quan đến lĩnh vực năng lượng, để tránh những rủi ro kinh tế có thể gặp phải, đặc biệt là nguy cơ thiếu hụt năng lượng với mùa đông tới.

Còn theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã bất ngờ tăng 4,467 triệu thùng, lên 426,6 triệu thùng. Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng một tháng và nó cũng vượt xa con số dự báo 600.000 thùng được giới chuyên gia đưa ra trước đó. Sản lượng các nhà máy lọc dầu ở Mỹ cũng giảm 174.000 thùng/ngày, còn công suất hoạt động thì đã sụt giảm 1,2 điểm phần trăm. Trong khi dự trữ xăng đã tăng 200.000 thùng, trái ngược hoàn toàn so với mức kỳ vọng giảm 1,6 triệu thùng được đưa ra trước đó.

Áp lực suy thoái kinh tế ngày một lớn tại nhiều nền kinh tế lớn trước xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trương khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng đang có chiều hướng đi xuống. Thậm chí, nguy cơ suy thoái, khủng hoảng kinh tế còn “nóng” hơn khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, trong khi xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa tìm được giải pháp chấm dứt.

Triển vọng nhu cầu còn đang bị phủ bóng bởi lo ngại ngại về tình trạng suy thoái kinh tế ở châu Âu và chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc.

Giá dầu thô còn chịu áp lực giảm giá bởi đồng USD mạnh hơn trước những rủi ro mới đối với kinh tế toàn cầu.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 5/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 86,88 USD/thùng, giảm 0,68 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 93,67 USD/thùng, giảm 0,45 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 3,64 USD/thùng nếu so với cùng thời điểm ngày 4/8.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần, khi thị trường dầu thô bất nhờ ghi nhận loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ, giá dầu đã quay đầu tăng mạnh.

Cụ thể, theo số liệu chính thức được công bố ngày 5/8, trong tháng 7/2022, nền kinh tế Mỹ đã bất ngờ được bổ sung thêm 528.000 việc làm mới.

Theo Bộ Lao động Mỹ, mức tăng việc làm như trên đã giúp hạ nhiệt tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp trước đại dịch là 3,5%.

Dữ liệu thống kê cũng cho thấy tổng số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp cũng đã phục hồi về trước đại dịch. Các hoạt động tuyển dụng trong lĩnh vực giải trí, khách sạn, chăm sốc sức khoẻ, xây dựng, sản xuất… đều tăng mạnh.

Dữ liệu từ Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ trong tuần tính đến ngày 5/8 đã giảm 7 giàn, xuống còn 598 giàn. Đây là một chỉ báo cho thấy sản lượng dầu trong thời gian tới có nguy cơ sụt giảm.

Khép tuần giao dịch, giá dầu ngày 7/8 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 87,63 USD/thùng, tăng 0,07 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 94,46 USD/thùng, tăng 0,34 USD/thùng trong phiên.

Mặc dù đà giảm giá đã bị chặn và có xu hướng tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần, tuy nhiên, tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu hôm nay vẫn ghi nhận mức giảm tới 9% trong tuần giao dịch từ ngày 7/8.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 24.629 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 25.608 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 23.908 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 24.533 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Hà Lê

Châu Âu mâu thuẫn nội bộ vì kế hoạch Châu Âu mâu thuẫn nội bộ vì kế hoạch "cai" khí đốt Nga
Cựu Thiếu tướng tình báo Ukraine bị bắt vì tuồn thông tin tuyệt mật cho NgaCựu Thiếu tướng tình báo Ukraine bị bắt vì tuồn thông tin tuyệt mật cho Nga
Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu bị pháo kích, Nga-Ukraine Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu bị pháo kích, Nga-Ukraine "đấu khẩu"
Động thái đối phó khẩn cấp của Nga trước hỏa lực Ukraine tại KhersonĐộng thái đối phó khẩn cấp của Nga trước hỏa lực Ukraine tại Kherson
Ông Putin ký sắc lệnh bảo vệ kinh tế Nga khỏi các nước Ông Putin ký sắc lệnh bảo vệ kinh tế Nga khỏi các nước "không thân thiện"
Giá dầu Mỹ rớt ngưỡng 90 USD/thùng do lo ngại suy thoáiGiá dầu Mỹ rớt ngưỡng 90 USD/thùng do lo ngại suy thoái

DMCA.com Protection Status