Giá xăng dầu hôm nay 14/3: Nhận diện mặt bằng giá mới

07:30 | 14/03/2021

21,706 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Một mặt bằng giá mới đã được xác lập khi mà trạng thái cung – cầu trên thị trường dầu thô dần tìm về vị trí cân bằng.
Giá vàng hôm nay 14/3: Tìm lại vị thế, vượt xa ngưỡng quan trọngGiá vàng hôm nay 14/3: Tìm lại vị thế, vượt xa ngưỡng quan trọng

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ 8-12/3 với xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu lạc quan trong khi nguồn cung dầu thô tiếp tục được thắt chặt. Tính đến đầu giờ sáng ngày 8/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2021 đứng ở mức 66,98 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2021 đứng ở mức 70,44 USD/thùng.

Vượt qua khủng hoảng của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu suy giảm, BSR đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch sản lượng, về đích trước 19 ngày
Ảnh minh hoạ

Nhưng khi những lo ngại về việc một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ… sẽ giảm lượng nhập khẩu dầu trong thời gian tới khi giá dầu tăng cao đã khiến đà tăng của giá dầu thế giới ngày 9/3 đứt gãy và lao dốc mạnh.

Theo phân tích của Oilprice.com, giá dầu tăng cao trong khi nhiều nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc có kế hoạch bảo dưỡng trong tháng 3 và 4/2021 có thể khiến lượng dầu nhập khẩu của nước này giảm mạnh.

Còn theo giới phân tích, khối lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đầu năm 2021 tăng mạnh chủ yếu là các hợp đồng mua từ tháng 10, 11 năm 2020, thời điểm giá dầu neo ở mức thấp, chỉ khoảng 40 USD/thùng.

Vào thời điểm hiện tại, giá dầu thế giới đã lên mức cao nhất 1 năm và với khả năng các kho dự trữ của Trung Quốc được cho là đã lấp đầy khi nước này từng tranh thủ mua gom trong giai đoạn giá dầu ở mức 20-30 USD/thùng, thì việc nước này tiếp tục mua dầu giá cao thời gian tới là không hợp lý.

Ở diễn biến khác, Ấn Độ, quốc gia có tới 80% khối lượng dầu thô tiêu thụ là hàng nhập khẩu, cũng đã có những động thái tác động để kêu gọi OPEC+ tăng sản luọng khai thác để hạ nhiệt giá dầu.

Thông tin nguồn cung dầu thô từ Saudi Arabia không bị ảnh hưởng và dự trữ dầu thô của Mỹ tăng tiếp tục kéo giá xăng dầu ngày 10/3 sụt giảm mạnh. Cụ thể, tính đến đầu giờ sáng ngày 10/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2021 đứng ở mức 63,83 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2021 đứng ở mức 67,31 USD/thùng.

Giá dầu ngày 10/3 còn chịu áp lực giảm giá bởi thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, theo báo cáo được Viện Dầu mỏ Mỹ (API) phát đi ngày 9/3, trong tuần kết thúc vào ngày 5/3, dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 12,79 triệu thùng.

Tuy nhiên, khi thị trường ghi nhận thông tin Nga và Saudi Arabia sẽ hợp tác trong khuôn khổ OPEC+ cộng với dự báo sản lượng dầu Mỹ giảm, giá dầu thế giới đã bật tăng mạnh trở lại.

Cụ thể, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud cho biết Riyadh sẽ tiếp tục hợp tác với Moskva trong khuôn khổ OPEC+ nhằm đảm bảo ổn định giá dầu cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Saudi Arabia, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các nhà sản xuất thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (nhóm OPEC+) sẽ cố gắng đảm bảo không có biến động mạnh về giá dầu, đồng thời nhận định mức giá hiện nay đã phần nào phản ánh sự cân bằng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Còn theo một công bố được phát đi ngày 9/3 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ giảm 160 ngàn thùng/ngày trong năm 2021. Tuy nhiên, mức giảm này vẫn thấp hơn con số dự báo 290 ngàn thùng/ngày được đưa ra trước đó.

EIA cũng thông tin sản lượng dầu thô của Mỹ đà đạt 10,4 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2021, giảm khoảng 500 ngàn thùng/ngày so với tháng 1/2020.

Trong báo cáo trên EIA cũng dự báo tiêu thụ xăng và nhiên liệu lỏng toàn cầu sẽ đạt trung bình 97,5 triệu thùng/ngay trong năm 2021, tăng khoảng 5,3 triệu thùng so với năm 2020; tiêu thụ năng lượng sẽ tăng thêm khoảng 3,8 triệu thùng/ngày trong năm 2022, lên mức trung bình 101,3 triệu thùng/ngày.

Đà tăng của giá dầu tiếp tục củng cố khi thị trường ghi nhận dự báo đầy lạc quan của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, OECD dự báo kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ phục hồi ở mức tăng 5,6%, thay vì con số dự báo trước đó là 4,2% và năm 2022 là 4%.

Giá dầu thô còn được hỗ trợ bởi bởi thông tin lượng xăng dự trữ của Mỹ giảm mạnh 11,9 triệu thùng trong tuần trước, còn các sản phẩm dầu chưng cất như dầu diesel, dầu sưởi đã giảm 5,5 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với dự đoán giảm 3,5 triệu thùng.

Tính đến đầu giờ sáng ngày 12/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2021 đứng ở mức 65,90 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2021 đứng ở mức 69,63 USD/thùng.

Mặc dù nhận được nhiều lực hỗ trợ như vậy, nhưng trong phiên giao dịch cuối tuần, việc các nhà đầu tư đẩy mạnh bán dầu khi giá dầu treo ở mức cao, cùng với đó là loạt dữ liệu kinh tế tiêu cực từ Anh và lo ngại bong bóng tài chính trên thị trường tài chính Trung Quốc cộng với rủi ro từ dịch Covid-19 đã kéo giá dầu hôm nay khép tuần giao dịch với xu hướng giảm.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu ngày 14/3 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 65,64 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2021 đứng ở mức 69,20 USD/thùng.

Tuy giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là phản ứng mang tính chất ngắn hạn khi nhiều nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chốt lời với các hợp đồng dầu thô được ký kết khi giá dầu ở mức thấp. Trạng thái cung – cầu trên thị trường đang dần được thiết lập bởi sự cộng hưởng từ 2 phía cung – cầu mới là nhân tố bền vững hỗ trợ giá dầu và giúp giá dầu thiết lập một mặt bằng mới sau hơn 1 năm chịu tác động của dịch Covid-19. Nhu cầu dầu đang có xu hướng cải thiện mạnh mẽ với việc các nước đẩy mạnh các kế hoạch hỗ trợ, phục hồi nền kinh tế, trong khi nguồn cung dầu thô tiếp tục được các nhà sản xuất hàng đầu thắt chặt.

Tại thị trường trong nước, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 17.722 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 18.881 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.401 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 13.173 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 13.769 đồng/kg.

Hà Lê

Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng gửi thư chúc mừng Tạp chí Năng lượng Mới nhân Kỷ niệm 10 năm ngày ra số đầu tiên (14/3/2011 - 14/3/2021)
Mỗi giàn khoan trên biển là một cột mốc chủ quyền
Xây dựng, phát triển Petrovietnam thành tập đoàn kinh tế, năng lượng, công nghiệp hàng đầu
Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Đỗ Chí Thanh: Tạp chí Năng lượng Mới - PetroTimes đã trở thành kênh thông tin quan trọng của ngành Dầu khí
[E-Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết
[E-magazine] PVN - Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ
[E-Magazine] Bí quyết vượt "khủng hoảng kép" của PVN
[E-magazine] PVN - Tâm thế vượt "khủng hoảng kép"

DMCA.com Protection Status